samedi 12 avril 2014

Triết lí sống của "Xin chào", "Xin lỗi" "Cảm ơn" "Mọi chuyện ổn cả"

Nếu nói từ nào người Pháp lặp lại nhiều nhất trong ngày có lẽ là 4 từ "Salut-Xin chào", "Excuse-moi, Pardon -Xin lỗi", "Merci-Cảm ơn" và "Ça va-Mọi chuyện ổn cả"

Xin chào: Cái tính nó khi nào cũng câm như hến với người lạ. Gặp người lạ là ngại ngùng nói hai tiếng Xin chào. Còn thấy họ (mặc định là đa số bạn Pháp nhé) hỡ gặp nhau là chào nhau vui vẻ, chào cả những người không quen lỡ chạm mặt nhau khi ở trong thang máy hay hành lang...Họ bước lên xe bus họ chào với người lái xe. Họ bước vào labo nếu gặp cô nhân viên vệ sinh, họ chào vui vẻ...Người ta không ngại trao cho nhau hai tiếng xin chào đính kèm cùng nụ cười khuyến mãi.

Xin lỗi: Còn nếu cần nhờ ai làm việc gì, hay xin lỗi ai vì mình làm sai điều gì dù nhỏ nhặt nó lại càng câm như hến. Nó nhớ có lần nó làm rợi nắp đậy của thùng rác trong phòng vệ sinh, nó "lười" nhặt lên vì sợ bẩn tay. Đến khi thằng bạn Pháp của nó từ phòng vệ sinh quay ra với vẻ tức tối nói với nó "Chẳng biết đứa quỷ sứ nào làm rớt cái nắp đậy trong phòng vệ sinh mà cứ để thế. Nó tưởng có một kẻ ngốc nào lại đi nhặt lên thay cho nó chắc". Nó hổ thẹn chỉ biết im lặng. Rồi khi máy in ở labo nhiều lần bị hư, nếu nó thấy hư, nó quay lại làm việc tiếp và đợi ai đó khác sẽ nhờ nhân viên tới sửa. Đến cách đây mấy hôm thằng bạn ấy lại tức tối nói với nó: "Nó chán cái việc cứ phải báo nhân viên kĩ thuật để sửa máy in lắm rồi. Sao nhiều người cứ cũng gặp máy in hư nhưng không ai báo cả". Nó lại im lặng mà không dám xin lỗi trực tiếp. Nó nhận thấy rằng, những việc nhỏ nhặt thế mà mình còn không đủ can đảm để xin lỗi, thì mong gì nếu khi mình làm "chức này, chức nọ" lại đủ can đảm để mà "tự kiểm điểm" nhỉ?

Cảm ơn: Cách đây vài hôm ăn tối tại nhà tụi bạn Pháp. Có một đôi vợ chồng cùng đứa con nhỏ đến. Trong suốt buổi nói chuyện, đứa con nhỏ rất thèm ăn "chíp chíp -dạng khoai tây chiên". Cứ mỗi lần ai đó đưa cho nó miêng chíp chíp là đôi vợ chồng lại nhắc đứa bé "Con phải nói gì trước khi nhận miếng chip chip nào?" Chỉ khi nào đứa trẻ nói "Merci -Cảm ơn". Họ mới cho đứa bé nhận miếng chip chip đó.

Mọi chuyện ổn cả: Còn từ "Ca va, Pas de soucis, Pas de grave, t'inquiète pas" đều có nghĩa chung là "Đừng lo lắng. Mọi chuyển sẽ ổn thôi" cũng là những từ được lặp lại rất nhiều lần. Nếu nói một tính cách điển hình của người Tây có lẽ là sự tự tin và lạc quan. Họ bảo vệ sự lạc quan đó như là tài sản quý giá nhất của họ vậy. Nếu nhìn kĩ sẽ thấy nó khi nào cũng mang bộ mặt trầm tư, thiểu não, đầy ắp tâm sự chuyện kinh bang kế thế....nhưng họ thì cũng bàn đủ chuyện trên trời dưới đất, từ kinh tế, chính trị đến tình yêu, tình dục nhưng bàn chuyện xong là xong, họ rủ sạch mọi cảm xúc liên quan đến câu chuyện và chỉ tập trung làm việc của mình. Một chuyện khác là khi đi dự hội nghị cùng ông giáo người Pháp già gần 50 tuổi rồi ấy. Khi ông ấy nghe loáng thoáng những bài nhạc của nó nghe, ông phán câu "Còn trẻ mà nghe chi những nhạc buồn vậy". Một câu nói thế thôi nhưng làm nó suy nghĩ mãi, vì đó là sự báo động về sự khác biệt giữa nó và ông. Ông ấy già gần 50 nhưng khi nào cũng hăng say làm việc, đầu óc ông ấy luôn đầy những ý tưởng cho công việc, còn nó thì chỉ mới 30 mà già như một bà cụ, khi nào cũng ủ rủ, buồn vu vơ. Và cũng kể từ đó, nó rất khắt khe khi chọn những bài nhạc để nghe. Nhưng bài nào làm cho mình yếu đuối, nó sợ hãi lánh xa.

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire