dimanche 27 avril 2014

Thiết kế công viên cho trẻ















Số lượng công viên : Cuối tuần đạp xe đạp đi dạo, chỉ cần vài phút là lại thấy một công viên giành cho trẻ với những ông bố, bà mẹ, những đứa trẻ đủ lứa tuổi đang chơi đùa. Cũng chính vì công viên nhiều quá cũng là nguyên nhân làm cho việc đi xe đạp của mình rất tốn thời gian vì nhìn lung tung, hihi.

Cách thiết kế công viên cho trẻ :
Nền : Công viên rất ít bêton xin măng, chủ yếu là cỏ xanh, còn tùy theo trò chơi vận động của trẻ mà nền làm bằng các chất liệu khác nhau. Đồ chơi bằng gỗ thì nên bằng những mảnh vụn của gỗ, các trò chơi khác thì nền b

ằng tấm nhựa, hay bằng các loại đá với kích thước đá to nhỏ khác nhau. Trong công viên hầu như hạn chế tối đa nề bằng xi măng, chỉ thấy nền xi măng ở một số lối đi hay bên dưới ghế ngồi….
Các trò chơi : các trò chơi rất phong phú và đơn giản và đa phần giúp trẻ vận động. Đã tới công viên hầu như trẻ nào, ở lứa tuổi nào cũng có thể tìm món trò chơi vận động cho riêng mình

Mình đã từng thấy vô số công viên ở đây, chẳng có cái nào giống với cái nào. Công viên nào mình cũng dễ dàng nhìn thấy những dụng cụ đơn giản, mới lạ và được thiết kế khoa học.

Mình lại ước ao, giá mà ở nhà mình, các ông bố bà mẹ chủ động hơn. Hay tìm hiểu xem những đứa trẻ đang thiếu cái gì và phải đấu tranh thiết thực để đạt được điều đó. Hội cha mẹ có thể đề nghị trường mầm non lắp đặt thêm trò chơi vận động cho trẻ. Các hội bố mẹ khu phố có thể yêu cầu khu phố xây dựng các sân chơi nhỏ cho trẻ. Nếu không, hãy tự giành ra trong nhà mình một không giản nhỏ để tự lắp đặt các công cụ vận động cho trẻ. Nhưng lí tưởng nhất là trẻ không những được chơi, vận động mà quan trọng hơn trẻ phải được chơi giữa thiên nhiên và chơi cùng với bạn bè.

Tái chế - Chợ đồ cũ




Chợ đồ cũ
Hôm qua tham gia cùng một số em khác mở một gian hàng bán chợ đồ cũ offline tại Grenoble để ủng hộ cho chương trình CCT tại Việt Nam. Thật thú vị !

Mỗi năm ở Pháp thường vào mùa xuân khi thời tiết đẹp khoảng tháng tư hoặc đầu năm học mới khoảng tháng 9 sẽ tổ chức chợ đồ cũ này.
Ý tưởng : các gia đình có đồ cũ, đăng kí một gian hàng khoảng 2m vuông để bán các đồ cũ không còn dùng nữa.
Nơi tổ chức : là những địa điểm công cộng như hai bên đường
Cách thức tổ chức : một tổ chức đứng ra tổ chức cần thông báo thời gian, địa điểm mở chợ ; người tham gia đăng kí và trả một phí ít thôi 5EUR, sau đó ban tổ chức gửi danh sách này cho hội đồng thanh phố để quản lý. Thường tổ chức thu được khoản tiền cũng kha khá.
Các hình thức chợ đồ cũ khác :
+ ngoài hình thức chợ đồ cũ giành cho người dân với tên gọi là « vide greniers » nghĩa là làm trống gác xép, vì thường người Pháp thường dùng gác xép đễ trữ đồ không dùng đến nữa ;
+ còn có hình thức khác là tổ chức tại vườn nhà ai đó,
+ hay chợ đồ cũ giành cho những người buôn đồ cũ chuyên nghiệp gọi là « brocantes » (trong loại chợ này, người xem phải trả phí để vào chợ).
+ hay chợ giành riêng để bán đồ cũ áo quần, đồ trẻ em...
Hình thức này ra đời từ những năm 1965 tại Normandie, và sau đó lan rộng ra cả nước. Các đất nước khác cũng có hình thức tượng tự với tên gọi « garage sales » như ở Anh, Úc…

Hôm qua thấy hơn 100 gian hàng, và người mua, kẻ bán rất đông vui, nhộn nhịp, chỉ cần vài centimes, hay vài EUR bạn có thể may mắn « tậu » được những món đồ hữu ích.

Tái chế
Ở Pháp, họ đang cố gắng tái chế tất cả những gì có thể. Họ phân loại rác thành 3 loại chính và giấy, thủy tinh và các loại khác. Tại các nơi bán đồ điện tử hay tại các phòng thí nghiệm họ lại thu hội các phế phẩm điện tử, pin. Tại các nơi bán bóng đèn họ cũng tiến hành thu hồi bóng đèn cũ. Tương tự với xe đạp….

Nếu người ta thường nhắc tới nước Pháp với các từ khóa : văn minh, lịch lãm, lãng mạn, nước hoa…Nhưng với mình, điều làm mình ấn tượng với cuộc sống ở đây không phải là những thứ đó. Mà là cách thức tổ chức cuộc sống rất đỗi hợp lí cho người dân, là ý thức cộng đồng, và ý thức bảo vệ môi trường…

Lối sống văn minh là thành quả của một quá trình dài thay đổi tư duy, hành động và thói quan của mỗi cá nhân….Còn các hiện vật tượng trưng cho thành quả của sự phát triển văn minh như tivi, iphone, xe hơi, nhà cao tầng…nếu có tiền, mỗi cá nhân sẽ có ngay trong tíc tắc.
 

samedi 12 avril 2014

"Sex, lộ hàng, thủ dâm...." có cần phải "hot" vậy không?

Ở mình (quy ước hiểu ngầm là ở VN nhé) hay rộ lên từng đợt cô ca sĩ này lộ hàng hay một cô người mẫu kia chụp ảnh khỏa thân, ngay một cô không tên nổi hứng tưng tưng để được trở thành "Bà tưng"....Và nghe bảo giới báo chí tốn không ít giấy mực còn nhiều người cũng tốn không ít nước bọt để lên án.


Ở đây (quy ước là nước pháp nhé, theo những gì nó quan sát được), chuyện đó cũng không có chi to tát. Phim sex ai muốn xem thì sau 12h trên tivi có nguyên 1 kênh để mà xem, không thì gõ youtube thì thiếu gì, còn học về giới tính thì tụi nó học tuốt từng hồi cấp 3. Còn nếu nó có nhu cầu thực sự thì đi bar, hộp đêm hay lên các trang tìm bạn bốn phướng ấy, chỉ vài phút là có đối tượng để tác nghiệp....
Nó đã từng gặp phải những chuyện này, và nghe nhiều nữ sinh khác cũng từng bị thế. Mấy tháng đầu tại Pháp, nó đi bộ về kí túc xá, tự nhiên có chàng trai người pháp chủ động bắt chuyện, hỏi mấy giờ rồi. Nó nói giờ xong, hai người trò chuyện xã giao vài câu, rồi thằng pháp hỏi bảo: Nó là diễn viên. Mình hồ hởi hỏi lại: Ui, vui quá, thế là nó được quen người nổi tiếng rồi. Thằng kia hỏi lại tỉnh queo: Thế có muốn đóng phim người lớn với nó không? Lúc đầu nó không hiểu gì, cứ trợn tròn mắt, rồi sau hiểu ý, giả vờ không hiểu và chào tạm biệt. Bạn đó cũng tôn trọng điều đó, và cũng chào lịch sự rảo bước đi hướng khác. Chắc hướng gặp các cô gái khác đi bộ một mình để lại tiếp tục câu chuyện như thế. Đó là ví dụ cho thấy nếu có ham muốn tình dục họ có vô số cách để thỏa mãn, một cách công khai và tự nguyện.
 

Tụi bạn labo của nó cứ sau giờ ăn trưa là tụ năm tụ bảy, uống trà cafe chém gió. Và tụi nó biết mình là dân châu Á nên cứ mỗi lần nói đến vấn đề tình dục là tụi nó lại đổ dồn con mắt về nó, để xem nó phản ứng thế nào? có điều gì khó hiểu không? có cần phải giải thích cụ thể hơn không? Nó thường cứ cười, im lặng, hoặc phán mấy câu ngắn thôi nhưng thâm thúy đáp lại để tụi nó hiểu, mình cũng có biết chút chút nhé:)))

Túm lại, ở đây vấn đề tình dục được xem là một hoạt động sinh tâm lý và được nghiên cứu, tìm hiểu kĩ. Bạn có thể nhìn thấy tượng khỏa thân khắp mọi nơi, đi bảo tàng cũng nhiều tranh khỏa thân kinh khủng. Nó đi Hà Lan, còn có nguyên khu phố đèn đỏ nơi cho phép hoạt động mua dâm công khai, mà nhờ công khai thế nên các cô cave ấy được mua bảo hiểm và khám định kì, hoạt động theo nguyên tắc nghề nghiệp nhất định nên tỷ lệ bị HIV hay có con ngoài ý muốn thấp đáo để....

Nó lại tự hỏi bản thân
1. Không có gì thuộc về con người mà xa lạ với con người. Tại sao ta phải luôn che dấu và không chịu tìm hiểu về điều mà ai cũng biết là nó rất quan trọng và một phần của hạnh phúc.
2. Tại sao phải lên án, lo lắng, hay phải tốn nhiều giấy bút như thế với những thứ thông tin tào lao liên quan đến "tình dục, giới tính" trong khi "khoa học về tình dục" lại không được tuyên truyền?
3. Tại sao cứ phải hưởng thụ tình dục một cách hời hợt bằng cách xem 1 bức ảnh của một người dưng "lộ hàng" trong khi lại quên đi việc phải trao dồi cảm xúc bằng cách xem các bộ phim, đọc nhưng quyển truyện hay, lãng mạn lồng ghép tình yêu và tình dục để cảm nhận được hạnh phúc thực sự của sự giao thoa, hòa hợp. Và áp dụng nó với người yêu hay người bạn đời của mình để có một sự lên đỉnh thực sự?

P/S: Quyển sách về tình yêu, tình dục "50 sắc thái" gồm 3 tập là quyển sách đáng đọc cho những ai đã có người yêu, lập gia đình và muốn thêm lửa cho cuộc sống gia đình.


Link tham khảo: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/147234/nguoi-khai-hoa-tinh-duc-cho-the-gioi-phuong-tay.html

Chơi mà học


Tối qua nó đi chơi trượt patin với nhóm bạn. Vui đáo để. Lúc đầu phải bám tường để đi. Sau mạnh dạn tự đi không cần bám tường, rồi sau nữa thì cố gắng trượt chứ không đi nữa. Nó bị ngã 3 lần đau thôi rồi. Còn các lần xiêu vẹo thì nhiều vô đối. Tuy là đi chơi, nhưng nó lồng ghép những bài học cuộc sống vào đó:
1. Không dám ngã, không dám mạo hiểm thì chẳng bao giờ tiến bộ được
Có hai bạn sợ quá và thấy không hợp nên dừng chơi sau vài phút. Còn lại hơn chục người kiên nhẫn, can đảm tập. Cuối buổi hầu như ai cũng tiến bộ rõ rệt. Và ai cũng hào hứng lần sau đi nữa. Nhìn tui con nít mới ngộ. Nó đeo đồ bảo hộ và trượt phăng phăng mà ngã cùng phăng phăng. Tụi nhóc có vẽ học nhanh hơn người lớn, còn bọn Tây có vẻ học nhanh hơn dân châu Á tụi mình.

2. Đánh dấu cuộc sống bằng những cái đầu tiên
Thứ một cái gì đó đầu tiên luôn là một thử thách thú vị và cũng mang lại nhiều cảm xúc thú vị. Cái bánh gato đầu tiên tự làm, lần đi bơi một mình đâu tiên, lần đi dạo một mình đâu tiên, lần đi trượt tuyết đầu tiên, lần đi du lịch một mình đâu tiên, bài báo đầu tiên được đăng...luôn là những kỉ niệm khó quên và mang lại nhiều cảm nhận, suy nghĩ mới mẻ trong nó. Có phải ai cũng lo sợ khi làm cái gì đó lần đầu tiên? Có phải bạn cũng luôn phải đấu tranh rất nhiều trước khi làm cái gì đó đầu tiên? Có phải nhờ cái đầu tiên đó mà bạn khám phá những cảm xúc mới, những bài học mới, và càng thêm hiểu bạn cần gì và muốn gì?

Đừng ngại khám phá thế giới và khám phá khả năng của bản thân. Không có việc nhỏ bé hay to tát. Cái đầu tiên luôn "to tát và vĩ đại giống nhau". Cái hạnh phúc khi làm xong cái bánh gato đầu tiên cũng lâng lâng như người ta lần đầu tiên leo lên đỉnh Phanxipang vậy!!!

Chỉ còn là câu hỏi, bạn thực sự muốn gì? Và có đủ can đảm để làm nó lần đầu tiên hay không?

Bạn khác biệt để được chú ý, nhưng thực ra họ cũng chẳng thèm chú ý đâu


Hôm qua nó đi dạo trong ville (khu trung tâm), thấy có nhóm sinh viên tình nguyện trưng gian hàng bán ở góc phố để quyên góp tiền giúp đỡ các em ở châu Phi! Nó tò mò tới gần. Thấy một cô đang vẽ mặt (trang điểm lên mặt) cho hai cô cậu nhóc, rất ngộ, và dễ thương. Nó biết tối đi trượt patin lại được biết hội quyên góp tiền cho trẻ em, nên nó cũng muốn ủng hộ. Và điều quan trọng là nó muốn biết hành trình cảm xúc khi làm cái điều quái quái này nó thế nào. Và nó đồng ý để họ vẽ mặt cho. Vẻ xong, nó thấy mình quái quái thật. Lúc đầu nó ngượng đáo để. Nhưng sau nó cố tỉnh bơ nhưng không có chuyện gì xảy ra. Nó để ý thấy, sự khác biệt kinh khủng thế mà đi trên đường đầy người qua lại, hay đi trên bus, chẳng mấy ai bị nó "hút hồn" gì cả. Cũng có vài người nhìn vài giây rồi thôi. Còn ở chỗ trượt patin, suốt mấy tiếng cũng chỉ duy có một người khen là dễ thương.

Túm lại là mục đích thu hút sự chú ý của nó đã bị thất bại thảm hại. Và chỉ còn lại cảm xúc của bản thân nó là điều đọng lại trong nó thôi. Bạn làm một điều gì đó là vì người ta hay chỉ vì đơn giản là bạn muốn thế và có một lí do để làm thế ?

Hoạt động thiện nguyện


Cái câu nghe xáo rỗng "Càng cho đi càng nhận được nhiều hơn" thế mà khối người dại dột tin là thật. Và hoạt động thiện nguyện
đang trở nên phổ biến lạ thường ở Pháp. Theo thông kê năm 2012:
- 40% dân Pháp giành thời gian cho các hoạt động thiện nguyện
- Trong đó 73% là tham gia đều đặn vào một tổ chức nhất định
- Càng ngày càng nhiều người trẻ tham gia, 32% người thiện nguyện trong độ tuổi 15-35.
- 33% các sinh viên tham gia hoạt động thiện nguyện này

Vì sao họ lại làm điều đó?
- Đa số sinh viên trả lời: là họ muốn áp dụng kiến thức của họ để mang lại ích chung cho cộng đồng, và đi tìm ý nghĩa của cuộc sống, cũng như làm CV của mình đẹp hơn. Vì bên này, họ đánh giá ngoài học lực ở trường, các sở thích, năng khiếu và hoạt động ngoại khóa là những phần ghi điểm quan trọng để xin học, hay xin việc làm.
- Đa số người về hưu thì trả lời: họ muốn được gặp gỡ mọi người, cảm thấy mình hữu ích, và mong muốn truyền đạt kinh nghiệm cho giới trẻ
- Đa số người đi làm thì trả lời: là họ muốn áp dụng kiến thức của họ để mang lại ích chung cho cộng đồng, và đi tìm ý nghĩa của cuộc sống, việc tham gia hoạt động thiện nguyên giúp hỗ trợ cho hoạt động nghề nghiệp của họ như rèn luyện kĩ năng, kĩ năng làm việc nhóm, tổ chức, làm đẹp CV (tuy nhiên 1/3 người phỏng vấn trả lời họ không đề cập các hoạt động tham gia thiện nguyện của mình trong CV khi đi xin việc)

Các hoạt động thiện nguyện được tổ chức như thế nào?
Hoạt động gì?
Các hoạt động rất phong phú. Các chương trình quyên tiền cho các bệnh hiểm nghèo (mỗi bệnh là một tổ chức riêng), các tổ chức của sinh viên quyên góp tiền để giúp đỡ các trẻ em ở châu Phi, châu Á, hội kêu gọi hiến máu, hiến tạng, chương trình quyên góp tiền để cung cấp thực phẩm cho những người nghèo, vô gia cư.....

Ủng hộ thế nào?
Hình thức đơn giản nhất là ủng hộ tiền mặt. Thường người Pháp quyết định hàng năm sẽ giành bao nhiêu EUR để ủng hộ cho các hoạt động thiện nguyện từ đầu năm. Và họ được miễn thuế cá nhân khi làm điều đó nên họ càng hào hứng ủng hộ tiền.
Nhưng hình thức tham gia trực tiếp càng ngày càng đông, tỉ lệ này là 31% năm 2012. Tức họ sẽ trực tiếp tham gia, ví dụ sinh viên sẽ tự tở chức bán đồ ăn, rồi tự lên kế hoạc giúp đỡ, rồi tự đến các nước châu Phi để phân phát đồ ăn....

Những kỉ niệm cá nhân của nó về hoạt động thiện nguyện tại Pháp:
1. Tuần trước nó mới mới quen một Hội SV Pháp hoạt động hơn 20 năm nay tại Nancy của Pháp để quyên góp đồ giúp trẻ em Viêt Nam. Hội hầu như SV Pháp nhé !
https://www.facebook.com/mekong.humanitarianaid?fref=ts
2. Hôm qua đi trong « ville » (khu trung tâm). Lại thấy nhóm sinh viên bán đồ để quyên góp cho trẻ em châu Phi Vui thế chứ. Mình cũng xon xen chụp tấm ảnh làm kỉ niệm.
3. Và nó cũng đang tham gia cho hoạt động cho Nhóm Cơm có thịt Grenoble. Và đúng là nó phải cảm ơn vì đã được tham gia hoạt động ý nghĩa này. Điều giúp nó lắng nghe trái tim nó kĩ hơn và mạnh mẽ hơn !!
https://www.facebook.com/comcothitgrenoble
4. Nó quen một bà giáo người Pháp tên là Jean, hỡ vài tháng là thấy bà sang châu Phi để xây dựng thư viện cho tụi nhỏ ở đó. Bà kể cho mình, ở đó hơn một tháng, bà thấy « Không thể chấp nhận được cuộc sống lại thiếu điện như thế ». Khi trở lại Pháp, nhìn đường phố ở đâu điện cũng sáng trưng, bà lại thấy « Không thể chấp nhận được ở đâu cũng có điện như thế » !
….
Thực sự, cho đi không đem lại cho bạn thêm một của cải vật chất nào đâu, điều nó mang lại duy nhất chỉ là giúp bạn nhận ra những giá trị của những thứ bạn đang có mà bạn lãng quên và không nhận ra mà thôi !!

Viết

Nó có cái tật là khi có động thì ham vui như đứa trẻ, nhưng khi yên tĩnh lại muốn được già như một cụ bà. Mà mỗi khi viết lại là lúc yên tĩnh nên viết thỉnh thoẳng hơi bị già quá:)))

Hồi nhỏ nhỏ có một câu hỏi mà nó thấy diệu kì lắm cơ, nó coi đó là câu hỏi bí mất nhất của nó, và nó chẳng bao giờ dám hỏi ai vì sợ người ta cho là dở hơi biết bơi à. Đó là câu "Tại sao mình lại là mình?" Giờ nó vẫn thấy là lạ nhé, không thể nào hiểu được...

Xưa nó theo đội tuyển văn, nhưng quen một bạn gái thân thuộc đội tuyển toán, nó ngưỡng mộ nên chuyển qua học ban A - toán, lý, hóa. Rồi hồi đó, ai cũng chê văn nên nó cũng dấu nhẹm cái sở thích viết lách đi. Mà nó thấy ai hay viết lách nhiều, suy tư quá là không hạnh phúc nên nó cũng gác kiếm cho nó lành. Vì hơn ai hết nó muốn mình được hạnh phúc!

Mà nó thấy đúng thật, thường nó suy nghĩ liên miên nhiều rồi mới viết. Và viết xong rồi cũng mất một khoảng thời gian để lòng mình được bình an lại!

Viết miên man để túm gọn lại mấy vấn đề là:
1. Nó thích viết. Và thích viết thật nhất có thể những gì nó nghĩ về mọi vấn đề của cuộc sống.
2. Có thể những điều nó viết rất táo bạo, sẽ còn táo bạo và mạnh liệt nữa. Như bản tính của nó như con sóng muốn cuốn phăng mọi bến bờ, rào cản để chạm đến tận cùng mọi ngóc ngách của tâm hồn. Nhưng điều chắc chắn là sau những cơn sóng đó, nó sẽ tự tìm bình an cho mình. Bình an sau đó không bị ràng buộc bởi những suy nghĩ nó đã viết ra.

Viết xong cũng chẳng hiểu là mình viết gì:))
Chắc là tợng tự như "Yêu thương mà không vấn vương ấy".

Tình yêu vĩnh cữu - Ly dị



Tất cả những gì mình viết là dựa trên quan sát một số cặp Pháp hoặc thông tin nhỏ giọt đâu đó nó lượm lặt được nên không có ý nói cái xu hướng chung của Pháp nhé!!!

Mình quen hai đôi người Pháp yêu nhau, đều có đặc điểm chung là: họ yêu nhau lâu rồi nhé! Một đôi thì sống chung với nhau cũng khá lâu rồi, nhưng khi mình hỏi "Khi nào mày cưới thế, cưới nhanh tau còn dự trước khi tau rời Pháp chứ?" Nó trợn mắt nhìn mình như người ngoài hành tinh ấy "Ui, tau chẳng bao giờ cưới đâu". Cô ấy có "body" cực chuẩn mà người yêu của Cô ấy cũng thế! Cô ấy cũng không giỏi và không thích nấu nướng giống mình. Cô ấy mê tập aeronic lắm ấy! Tuần nào cũng giành 2-3 tối đến câu lạc bộ để tập cả. Mình cũng đua đòi sắm dụng cụ (thảm tập, quả tạ, tìm nhạc) nhưng ba hồi mười họa mới tập tành xí. Còn người yêu Cô ấy thì buổi tối hay đi chơi tập bóng Ruby. Vì hai người có sở thích hoạt động riêng nên thường 10h tối đôi khi mới gặp nhau ở nhà. Mình hỏi "Cả ngày làm viêc rồi, xa nhau rồi. Buổi tối hai người còn hoạt động thể dục về muộn thế, thì thời gian đâu giành cho nhau?". Cô ấy bảo "Hic, gần nhau hoài chán lắm". Không biết Cô ấy "chán" người yêu đến đâu nhưng mối tình của Cô ấy đã kéo dài hơn 6 năm rồi đó.

Còn cặp thứ hai, thì yêu nhau bao lâu rồi mình không biết nhưng mấy tháng gần đây chàng trai đề nghị sống chung. Sau mấy tháng suy nghĩ Cô gái mới chấp nhận. Tới thăm ngôi nhà của họ, đẹp đẽ, lãng mạn, ấm áp..Và nhìn mỗi ngóc ngách bạn cảm nhận được tình yêu đang ngập tràn trong ngôi nhà này!

Có phải tình yêu luôn đẹp còn hôn nhân là mớ hổn độn của trách nhiệm và lo toan, sẽ là "mồ chôn" tình yêu ?
Có phải chỉ vì cái giấy kết hôn, sẽ là tờ đảm bảo quyền sở hữu hợp pháp của ta với người kia và ngược lại, như hàng hóa đã niêm phong, đóng tem rồi chẳng ai thèm sờ nên ta mặc định mình không cần tự làm mới mình, không cần lãng mạn, và phải luôn dính chặt lấy nhau?

Ở Pháp, số cặp quyết định sống chung nhưng không chịu cưới khá nhiều. Còn cưới rồi thì tỉ lệ li hôn trung bình là 50%. Tức hai cặp cưới thì một cặp chia tay. Nhìn con số này thì khá choáng và mình có quyền đặt câu hỏi to tướng "Hình như người Pháp không tin vào tình yêu vĩnh cữu thì phải, tức họ không chung thủy ấy:)". Bậy quá!

Nhưng có một thực tế khi nó đi trên đường, đi dạo một mình, hình ảnh nó bắt gặp thường xuyên là những cụ ông, cụ bà tóc bạc, họ giống nhau đến lạ kì, họ thủ thỉ nói chuyện với nhau, họ giành cho nhau nhưng cử chỉ quan tâm rất đỗi bình đơn mà đượm tình. Cụ ông vén tóc cho cụ bà. Cụ ông đỡ tay cụ bà lên ghế. Cụ ông đeo cravat xanh dương còn cụ bà cũng buộc chiếc khăn van xanh dương cùng màu qua cổ.

Liệu tình yêu vĩnh cửu, một tình yêu đích thực, sự chung thủy có đồng nghĩa, khi bạn yêu nhau, bạn luôn phải giành thật nhiều thời gian để ở bên người ấy ? bạn trói buộc và bảm đảm nó qua tờ giấy đính hôn? và khi đính hôn rồi, nhưng sau đó bạn nhận ra, đó không phải là một nửa của mình thì phải, và bạn có đủ can đảm li dị để làm lại?

Sẽ không có người yêu vĩnh cữu đâu, chỉ có tình yêu trong ta là vĩnh cữu thôi! Đừng cố gắng sở hữu một người yêu lí tưởng mà hãy vun đắp cho mình một tình yêu lí tưởng và tin tưởng trao nó cho người đặc biệt ở hiện tại ấy. Nhưng hãy nhớ rằng, người đặc biệt hôm nay có thể không phải là người đặc biệt của ngày mai. Bởi không ai biết được chữ ngờ đâu:)

Yêu cuộc sống-Tự tử

Tuần vừa rồi đọc bài báo về vai trò của Dược sĩ khi tư vấn các bệnh nhân trầm cảm, đọc một thông tin mà chợt giật mình: 20% những người phỏng vấn ở Nhật trả lời có ý tưởng tự tử ít nhất một lần trong đời họ. Tìm hiểu trên Wiki thì thấy Hàn Quốc, Nhật là nước có tỷ lệ tử tử cao thật. Không thấy Việt Nam trong danh sách top 107 nước có tỷ lệ tự tử cao nhất thế giới. Chứng tỏ dân mình yêu đời chán:))))

Người ta ngại nói đến cái chết, nói đến vấn đề tự tử vì sợ nó. Nhưng như Marie Curie nói "Không có gì trong cuộc sống là đáng sợ, chỉ là vấn đề phải hiểu nó mà thôi". Chạy trốn thay vì đối mặt với nó chẳng giúp ta xuyên qua nổi sợ hãi đó và chuẩn bị tốt để xuyên quá nó.

Bản thân nó đã 4 lần suýt chết, một lần thì suýt chết đuối vì trượt chân ngã khi còn nhỏ mà không biết bơi, hai lần đều đang lái xe máy đi trong trời mưa, mặc chiếc áo mưa kếnh cáng nên không nhìn thấy đường, nếu không lái xe theo "linh cảm" thì nó đã hai lần suýt bị xe tải cán rồi, còn một lần thì nó sợ hãi quá (nó chẳng thể kể rõ nguồn cội của nỗi sợ hãi này bây giờ, vì đơn giản nó thấy chưa phải lúc) và nó đã có ý định tự tử. Ý nghĩ đó đeo bám nó khoảng 2 tuần hay một tháng gì đó, và nó biết mình đang bị nỗi sợ hãi khống chế, và nó quyết định đi gặp bác sĩ tâm lý, tìm đến Phật giáo, làm từ thiện, tìm đến âm nhạc, tìm về tự nhiên, và quan trọng nhất tìm về với chính mình để tìm lại tình yêu cuộc sống.

Sau cú sốc tâm lý đó, đúng như tác giả của cuốn "Thức tỉnh mục đích sống" đã nói, chính cú sốc tâm lý đó giúp nó nhạy cảm hơn khi nhìn nhận cuộc sống, nó sống hết mình và thật với mình hơn.
Và con đường từ chuỗi ngày đó đến tận hôm nay là một hành trình dài trưởng thành của nhận thức. Và vào một ngày khi nó đọc cuốn "Hanh phúc tại tâm" nó đã phì cười khi tác giả bảo "Nếu có một người mà thấy mình khi nào cũng hạnh phúc, đủ đầy-Người khác sẽ coi đó là một người bất thường". Và nó thấy mình giờ mà một người "bất thường" như thế. Bởi giờ với nó, nó cố gắng sống trọn vẹn từng ngày một thôi, và nếu nó phải đón nhận cái "chết" ngay bây giờ nó cũng thấy mình đã hạnh phúc và đủ đầy rồi.

Chia sẻ trên chỉ để làm lời mào đầu cho điều nó muốn chia sẻ về cách nuôi dạy trẻ:
Yêu thương và mong muốn được yêu thương thì ai cũng giống nhau. Nhưng yêu thương thế nào mới là câu hỏi mỗi người cần phải tự tìm câu trả lời cho mình. Sự sống là cái thiêng liêng nhất và nó cần được trân quý bằng bất cứ giá nào. Vì vậy hãy dạy trẻ những kĩ năng sống cần thiết. Nuôi dạy con cái nên người là kiệt tác của bố mẹ. Và nó là cả một khoa học và cả một nghệ thuật mà các bậc làm cha, làm mẹ phải tìm hiểu. Đã qua rồi cái thời "trời sinh con, trời sinh tính", "nuôi con theo kinh nghiệm cá nhân, truyền miệng". Đã đến lúc những bậc làm cha, làm mẹ bổ sung vào tủ sách nhà mình ngoài những quyển sách dạy trẻ thông minh , chăm sóc trẻ khi ốm đau, bằng những quyển sách dạy kĩ năng sống, dạy tính cách cho trẻ.
Khi hàng ngày tiếp xúc với cách giáo dục trẻ ở đây, và nhìn những bạn trẻ ở đây nó hiều đơn giản rằng: chính cách nuối dạy của gia đình đã tạo nên những tính cách đó khi đứa trẻ trưởng thành: tự lập, trung thực, tự tin, tự tạo niềm vui cho mình, yêu đời...Đừng chỉ có yêu thương thôi, yêu thương theo bản năng, kinh nghiệm, thói quen thôi - Mà hãy học cách yêu thương trẻ đúng cách.
Hãy dạy trẻ như một người trưởng thành thu nhỏ, bởi cuộc sống tương lai có quá nhiều khó khăn, thử thách, cạm bẫy mà trẻ phải một mình đối mặt, giải quyết và vượt qua.
Ai dám bảo đảm vòng tay của ba mẹ có thể bao bọc, che chỡ cho trẻ mọi nơi, mọi lúc và đến khi trẻ đã trưởng thành.
Ai dám chắc cuộc sống ngày mai sẽ yên bình như ngày hôm nay

Hoa








Trời đang chuyển sang mùa xuân, đầy nắng. Rảo bước lên labo, vẫn như mọi khi, chỉ thấy lác đác vài người chạy bộ, những đứa trẻ cùng những ông bố....
Và tiếng chim hót râm ran mọi nơi. Hoa bắt đầu nở, khắp nơi. Ở đây, hoa là thứ trở nên rất bình thường. Cứ mùa xuân đến, hầu như chỗ nào có đất là chỗ đó có hoa, thậm chí người ta treo hoa ở mọi nơi có thể, ban công, trên những cây cột dọc đường. Siêu thi cũng bán toàn hạt giống để trồng hoa, và bán nhiều chậu hoa mà ít bán các bó hoa đã cắt sẵn. Ở đây, để tặng quà người ta cũng thường tặng cả chậu hoa thay vì tặng một bó hoa. Cứ đến mùa xuân thôi, cứ thả mình đi dạo, dưới nắng ấm, và ngắm hoa, nghe chim hót thôi, bạn sẽ thấy mình như đang sống trong một giấc mơ ấy. Hình như những điều đẹp đẽ nhất, bình an nhất lại là những đến từ thiên nhiên.

Thói quen đọc sách




Dạo này dân tình đang hơi chột dạ vì cái số liệu thống kê đau đớn, trung bình người dân Việt đọc khoảng 1 quyển sách/năm. Thay đổi thói quen này có dễ? Không dễ chút nào đâu.

Bản thân nó, dù sau hơn hai năm sống ở đây, đã nhiều lần cứ lạ lẫm khi đi đâu cũng thấy người ta chăm chú đọc một cái gì đó, báo, tài liệu học tập, sách...trên tàu, xe bus, tàu điện, trên ghế đợi công viên. Mình thường nhìn người ta và tự hỏi "Không biết trong cuốn sách đó có cái chi mà người ta chăm chú đọc đến quên mất những người xung quanh? Những con người này khi nào cũng im lặng và thật lạnh lùng".
 

Rồi khi ghé những ngôi nhà người Pháp, điều đập vào mắt nó đầu tiên là tủ sách to tướng. Sách về đủ mọi chủ đề kiến trúc, du lịch, văn hóa, triết lí, lịch sử, bản đồ.....Còn trong nhà bếp lại thêm một tủ sách riêng nữa toàn sách về nấu ăn, riêng cái món bánh ngọt là đã hàng chục quyển.
 

Rồi ông giáo của nó và nó cùng về Việt Nam đợt công tác tháng 9 năm vừa rồi. Hai thầy trò là hai phong cách hoàn toàn khác nhau. Trong suốt thời gian bay, ông tận dụng mọi thời gian rảnh để làm việc, khi thì mở máy vi tính sửa bài cho sinh viên, khi thì đem báo giấy khoa học ra vừa đọc vừa ghi chép, khi thư thái hơn thì ông lôi quyển truyện gì đó ra đọc. Trước khi bay, ông đã lên danh sách một đóng đồ phải đọc tranh thủ thời gian rảnh rổi trên máy bay. Còn mình suốt buổi chỉ toàn nghe nhạc, nhìn ngắm mọi người và xem ông ấy làm việc mà "nẫu hết cả ruột".
 

Trong một chuyến bay khác từ Hà Nội về Huế, trong khi ngồi đợi chuyến bay, lại thấy ông ấy lẻn vào một chổ khuất, ngồi đọc cái gì đó. Còn nó lại tiếp tục cái thói nhìn ngắm mọi người qua lại và nghe nhạc. Sau ông ấy trở lại và bảo "Ông ấy hơi bất ngờ khi thấy một sinh viên làm PhD mà trong suốt chuyến bay không hề đọc một chữ nào, rồi ông ấy quăng cho nó một quyển báo chuyên nghành và bảo "Đọc đi".

Nó đang sống trong một môi trường mà rất nhiều người có thói quen đọc sách. Nó cũng đang sống ở một thành phố mà có hàng chục các thư viện miễn phí, mỗi thư viện nó có thể mượn đến 8 quyển sách một lần, trong vòng hai tuần. Và sau hơn hai năm, nó vẫn chưa thay đổi được thói quen đọc sách của mình. Nó vẫn chưa như người ta. Họa hoằn lắm cuối tuần mới đọc một quyển sách nào đó.

Thay đổi thói quen là rất khó, đặc biệt là ở người lớn. Nên nếu được, tập cho trẻ thói quen đọc sách, mê sách, yêu quý sách từ nhỏ thì là tốt nhất. 



Tất cả các vấn đề của Việt Nam có thể tìm giải pháp trong kho tàng kiến thức của nhân loại. Nếu bạn không dạy con cách cầm sách thì nó sẽ buộc phải cầm súng một ngày không xa!

Chiến tranh và hòa bình

Nó đang đọc quyển sách "Tuổi thơ dự dội", mới đọc được 1/3 quyển sách thôi nhưng đã làm nó suy nghĩ nhiều điều vê chiến tranh và hòa bình. Cuốn sách cũng làm nó xúc động tương tự như khi đọc hai quyển nhật kí của Nguyễn Văn Thạc, và Đặng Thị Thùy Trâm. Tuy nhiên, có nhiều câu hỏi và câu trả lời nó tự đặt ra và trả lời khác với cùng câu hỏi đó hơn mấy năm về trước sau khi đọc hai quyển nhật kí kia.

1. Có phải lịch sử Việt Nam đa phần là chìm đắm trong chiến tranh liên miên, nên con người ta cũng chỉ đẹp nhất, cao cả nhất, cao thượng nhất khi được thử thách, "hi sinh" trong chiến tranh? Còn khi thời bình, người ta buồn chán vì không có cái gì đáng để dám chết vì nó? Khi chiến tranh người ta quyết tử cho tổ quốc quyết sinh, thế khi thời bình người ta quyết tử cho cái gì?

2. Có phải cái truyền thống đoàn kết, niềm tin là cái quyết định thắng lợi trong chiến tranh để giành ĐỘC LẬP thì cái truyền thống đoàn kết, niềm tin ấy lại bị thử thách ghê gớm trong thời bình vì một mục tiêu mới TỰ DO, HẠNH PHÚC?

3. Có phải cái truyền thống đoàn kết ấy trong chiến tranh có nghĩa là một người nói, triệu người nghe, nên trong thời bình, một người nói nên hàng trăm người khác à dua theo, trong khi chính kiến cá nhân lại bị lu mờ?

4. Có phải cũng chính cái đoàn kết ấy, nên người ta ít chập nhận sự khác biệt trong suy nghĩ, ít chập nhận một điều luôn có thể tồn tại hai thái cực khác nhau, mà đúng sai lúc nào cũng chỉ có tính tương đối thôi? Quan trọng là có sự tồn tại sự khác biệt, và tôn trọng nó, chứ không phải phủ nhận hoàn toàn một cái.

5. Những tấm gương hi sinh năm xưa quá anh dũng, họ dám hi sinh vì có lí tưởng của họ, bởi họ tin son sắt là cuộc sống sau khi đất nước ĐỘC LẬP, chắc chắn gắn liền với hai chữ TỤ DO, HẠNH PHÚC cho từng cá nhân. Nhưng nếu họ biết, cuộc sống trong hòa bình lại có những vấn đề còn nghiêm trọng hơn, liệu họ có dám "hi sinh" như xưa?

Nó vẫn nghĩ, học cách "hi sinh" trong thời bình mà không phải chết và không bao giờ phải đánh đổi tính mạng mình cho bất cứ lí tưởng nào đó mới là sự "hi sinh" thật sự! Mọi sự sống cá thể đều được trân quý như nhau!

Triết lí sống của "Xin chào", "Xin lỗi" "Cảm ơn" "Mọi chuyện ổn cả"

Nếu nói từ nào người Pháp lặp lại nhiều nhất trong ngày có lẽ là 4 từ "Salut-Xin chào", "Excuse-moi, Pardon -Xin lỗi", "Merci-Cảm ơn" và "Ça va-Mọi chuyện ổn cả"

Xin chào: Cái tính nó khi nào cũng câm như hến với người lạ. Gặp người lạ là ngại ngùng nói hai tiếng Xin chào. Còn thấy họ (mặc định là đa số bạn Pháp nhé) hỡ gặp nhau là chào nhau vui vẻ, chào cả những người không quen lỡ chạm mặt nhau khi ở trong thang máy hay hành lang...Họ bước lên xe bus họ chào với người lái xe. Họ bước vào labo nếu gặp cô nhân viên vệ sinh, họ chào vui vẻ...Người ta không ngại trao cho nhau hai tiếng xin chào đính kèm cùng nụ cười khuyến mãi.

Xin lỗi: Còn nếu cần nhờ ai làm việc gì, hay xin lỗi ai vì mình làm sai điều gì dù nhỏ nhặt nó lại càng câm như hến. Nó nhớ có lần nó làm rợi nắp đậy của thùng rác trong phòng vệ sinh, nó "lười" nhặt lên vì sợ bẩn tay. Đến khi thằng bạn Pháp của nó từ phòng vệ sinh quay ra với vẻ tức tối nói với nó "Chẳng biết đứa quỷ sứ nào làm rớt cái nắp đậy trong phòng vệ sinh mà cứ để thế. Nó tưởng có một kẻ ngốc nào lại đi nhặt lên thay cho nó chắc". Nó hổ thẹn chỉ biết im lặng. Rồi khi máy in ở labo nhiều lần bị hư, nếu nó thấy hư, nó quay lại làm việc tiếp và đợi ai đó khác sẽ nhờ nhân viên tới sửa. Đến cách đây mấy hôm thằng bạn ấy lại tức tối nói với nó: "Nó chán cái việc cứ phải báo nhân viên kĩ thuật để sửa máy in lắm rồi. Sao nhiều người cứ cũng gặp máy in hư nhưng không ai báo cả". Nó lại im lặng mà không dám xin lỗi trực tiếp. Nó nhận thấy rằng, những việc nhỏ nhặt thế mà mình còn không đủ can đảm để xin lỗi, thì mong gì nếu khi mình làm "chức này, chức nọ" lại đủ can đảm để mà "tự kiểm điểm" nhỉ?

Cảm ơn: Cách đây vài hôm ăn tối tại nhà tụi bạn Pháp. Có một đôi vợ chồng cùng đứa con nhỏ đến. Trong suốt buổi nói chuyện, đứa con nhỏ rất thèm ăn "chíp chíp -dạng khoai tây chiên". Cứ mỗi lần ai đó đưa cho nó miêng chíp chíp là đôi vợ chồng lại nhắc đứa bé "Con phải nói gì trước khi nhận miếng chip chip nào?" Chỉ khi nào đứa trẻ nói "Merci -Cảm ơn". Họ mới cho đứa bé nhận miếng chip chip đó.

Mọi chuyện ổn cả: Còn từ "Ca va, Pas de soucis, Pas de grave, t'inquiète pas" đều có nghĩa chung là "Đừng lo lắng. Mọi chuyển sẽ ổn thôi" cũng là những từ được lặp lại rất nhiều lần. Nếu nói một tính cách điển hình của người Tây có lẽ là sự tự tin và lạc quan. Họ bảo vệ sự lạc quan đó như là tài sản quý giá nhất của họ vậy. Nếu nhìn kĩ sẽ thấy nó khi nào cũng mang bộ mặt trầm tư, thiểu não, đầy ắp tâm sự chuyện kinh bang kế thế....nhưng họ thì cũng bàn đủ chuyện trên trời dưới đất, từ kinh tế, chính trị đến tình yêu, tình dục nhưng bàn chuyện xong là xong, họ rủ sạch mọi cảm xúc liên quan đến câu chuyện và chỉ tập trung làm việc của mình. Một chuyện khác là khi đi dự hội nghị cùng ông giáo người Pháp già gần 50 tuổi rồi ấy. Khi ông ấy nghe loáng thoáng những bài nhạc của nó nghe, ông phán câu "Còn trẻ mà nghe chi những nhạc buồn vậy". Một câu nói thế thôi nhưng làm nó suy nghĩ mãi, vì đó là sự báo động về sự khác biệt giữa nó và ông. Ông ấy già gần 50 nhưng khi nào cũng hăng say làm việc, đầu óc ông ấy luôn đầy những ý tưởng cho công việc, còn nó thì chỉ mới 30 mà già như một bà cụ, khi nào cũng ủ rủ, buồn vu vơ. Và cũng kể từ đó, nó rất khắt khe khi chọn những bài nhạc để nghe. Nhưng bài nào làm cho mình yếu đuối, nó sợ hãi lánh xa.

TÔI LÀ NGƯỜI VIỆt NAM !

Có lẽ cũng kì kì vì dạo này mình nói toàn chuyện « quốc gia đại sự ». Lo cho cái « thèse »-luận văn thôi cũng đủ làm mình khốn đốn rồi. Nhưng cái đầu hay suy nghĩ của mình đâu có muốn nghĩ quẩn quanh cái ấy. Thật khổ cho cái đầu )

Nếu bạn bước ra khỏi nhà gặp hàng xóm, họ sẽ hỏi bạn tên gì, con cái nhà ai ? Nếu bạn chuyển sang sống ở một thành phố lớn, gặp người lạ, bạn sẽ bị hỏi « Bạn tên gì, bạn quê ở đâu ? ». Còn nếu bạn có cơ hội ở « tạm bợ » ở một nước khác thì khi gặp người lạ, bạn lại phải đối diện với câu hỏi « Bạn tên gì ? Bạn từ đất nước nào ? ». Chính vì vậy, cái câu « Mình là Hà, mình là người Việt Nam » là hai câu đầu tiên thường nó giới thiệu bản thân với bạn bè ở đây !!!
Chính vì vậy, nó nghĩ khi ai phải sống xa nhà, càng xa, sẽ càng thấy dù mình chỉ là con tép giữa biển khơi, nhưng hàng ngày mình tự nhiên thấy mình lớn hơn, suy tư nhiều hơn về hai chữ Việt Nam…

Mình không muốn nói những điều to tát, sáo rỗng, mình chỉ muốn nhắc đên những phút « suy tư » gắn liền với hai chữ Việt Nam ấy. Đó là lúc :
- Thấy mấy bạn Tây ở labo mua đồ ăn sẵn ghi là « Nem Việt Nam », « Phở Việt Nam »…..mình tự hào đến nức lòng, nhưng khi nhìn kĩ bao gói thì thấy là Thái Lan và Indonesia sản xuất
- Đó là khi thấy trong đêm tổ chức Tết do Hội Sinh viên Grenoble tổ chức, trong khi các bạn nam sinh diện sơ mi, vest đẹp mê li thì hình ảnh hai ông Tây mặc chiếc áo dài truyền thống Việt Nam lại làm nó trăn trở.
- Hay khi nghe thằng bạn người Pháp tự nhiên bảo mình « Mày chuẩn bị về Việt Nam đi nhé ». Mình hỏi tại sao. Nó trả lời đơn giản « Chiến tranh ở Ukraine rồi ».
- Hay là lúc uất ức không thể chịu nổi khi tụi Tây khi nào cũng nhầm mình là người Trung Quốc. Rồi khi kể về truyền thống Việt Nam như đồ ăn, lịch âm, Tết….tụi Tây khi nào cũng phán câu : Cũng giống Trung Quốc nhỉ.
- Hay là những lúc nói chuyện với bạn Pháp, có cơ hội là nó lại muốn tụi bạn biết một điều là « Có một số quần đảo của Việt Nam, nhưng đang bị Trung Quốc chiếm đóng ».
- ….
Nó vẫn còn nhớ trước khi sang Pháp nó có nghe một số bài nói chuyện của Nữ ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh, đại ý bà bảo « Đừng nghĩ ngoại giao là công việc của những người thuộc bộ Ngoại giao, mà ngoại giao là công việc của từng cá nhân.»

THƯỚC ĐO TÌNH YÊU

Ai cũng muốn YÊU VÀ ĐƯỢC YÊU. Và không sớm thì muộn, không nhiều thì ít, mỗi người đều có những TÌNH YÊU trao đi và nhận về. Nhưng làm sao biết TÌNH YÊU đó sâu đậm đến đâu ?
Tìm hiểu qua bac google thí quả có Thước đo tình yêu thật đó. Nó xin cung cấp các bạn đường link http://las.blogspot.fr/ để tham khảo.
Còn với nó để đong đếm tình yêu thì chỉ cần tự trả lời một số câu hỏi sau thì sẽ rõ:

1. Bạn yêu ai đó vì cái gì?
2. Nếu một ngày cái đó, người yêu bạn không còn sở hữu nữa thì tình yêu của bạn sẽ giảm bao nhiều phần trăm?
3. Điều cao thượng nhất bạn dám làm vì người yêu là gì?
4. Bạn mong nhận được điều gì nhất từ người yêu?
6. Nếu một ngày người yêu bạn ngoại tình, bạn sẽ cư xử ra sao?
5. Nếu một ngày người yêu bạn không còn yêu bạn nữa, bạn sẽ làm gì, cư xử như thế nào?
6. Điều gì khiến bạn không thể chấp nhận và tha thứ nếu điều đó xảy ra?
....

Không có câu trả lời hoản hảo cho mỗi câu hỏi. Bởi mỗi người mỗi khác, và mỗi người lại thay đổi mỗi phút giây. Nhưng phải luôn ở tâm thế đặt câu hỏi và giả thuyết, để lỡ sự thật đến cũng thấy "Mọi chuyện cũng bình thường thôi!!".

NGƯỜI YÊU CŨ - NGƯỜI YÊU HIỆN TẠI - NGƯỜI YÊU TƯƠNG LAI!

Yêu với nó đơn giản là yêu thật lòng và yêu hết mình cho phút giây hiện tại. Thì nếu có bước qua nó, bạn cũng sẽ không còn hối tiếc về tình yêu đã trao đi và nhận về. Đối với nó, chỉ có người yêu hiện tại là hiện hữu. Còn không có khái niệm của người yêu quá khứ hay người yêu tương lai.
Khi mọi chuyện đã hết. Thì đơn giản là hết. Trơn tuột, trống rỗng. Đừng bảo nó là tàn nhẫn khi không biết nâng niu, trân trọng kỉ niệm quá khứ. Quá khứ chỉ là bài học đã qua, những điều vĩnh cữu bạn không thể thay thế nhưng cũng vĩnh cữu không bao giờ bạn sở hữu được hay níu kéo được. Vì vậy đừng sống với quá khứ mà nhìn xuyên qua nó, học hỏi rồi sống trọn vẹn cho mỗi phút giây hiện tại mà thôi ! Không phải khi nào cũng nhất thiết phải cảm ơn hay bù đắp với chính người mình mang ơn hay cảm thấy có lỗi mới là sự đến đáp đúng chủ. Cuộc sống có vòng tuần hoàn mở của nó. Như cái câu « Để cảm ơn một người, hãy làm một việc khác khiến người khác phải cảm ơn bạn ». Lòng tốt, tình yêu là để lây lan chứ không phải là một cuộc trao đổi giữa hai cá thể, để rồi vòng tuần hoán đó chỉ đóng kín giữa hai người. Vì vậy khi đã hết, có nghĩa là không còn tần số, thì xin đừng bắt lại tần sóng cũ mà hãy phát sóng mới đi !
Viết tặng một cô bạn đặc biệt !

Bà Jeanne - Người bạn già cúa Nó


Hôm nay tới nhà bà Jeanne ăn trưa. Nghe bà kể về chuyến đi châu Phi giúp xây dựng thư viện ở đó, nghe bà kể về các khóa học bà đã và sẽ tham gia về "nhận biết tiếng chim hót", "tìm hiểu đời sống loài kiến và ong", rồi ngắm nghía cái hộp đồ chơi bà mua cho đứa cháu để nhét mấy con kiến, nhện...trong đó và quan sát chúng di chuyển, ăn uống....Nói chuyện với bà về những chủ đề không đâu nhưng lại làm cái đầu mình trở nên nhẹ tanh....Mỗi lần đến nhà bà là một lần mình thấy thoải mái. Ngôi nhà tràn ngập những kỉ vật, sách báo, những đồ nghệ thuật, và cả một khu vườn rộng đầy hoa. Và đâu là những cuốn tạp chí, sách giới thiệu về Việt Nam bà mua để tìm hiểu trước khi sẽ đến Việt Nam vào một ngày không xa. Nhìn cái chồng sách giới thiệu văn hóa các nước của bà mà mình ngưỡng mộ. Bà có thói quen đọc kĩ về văn hóa các nước trước khi đặt chân tới đất nước đó. Còn mình đã hơn 2 năm ở Pháp mà cũng chẳng biết chi nhiều về văn hóa Pháp. Cứ sống hời hợt từng ngày. Thôi để đọc đã rồi hãy viết tiếp...

Từ khóa cuộc đời

Nếu đúc kết từ quan trọng nhất cần ghi nhớ thì có lẽ với nó là "Vô thường - Vô ngã - Yêu thương". Hôm nay được một tin Cô giáo đã bước qua một hành trình mới. Lại như một lời cảnh tỉnh bản thân nó, nhớ sống chân thật và hết mình...


Một bài thơ một anh học trò cũ làm tăng Cô!
 "CÔ ƠI"
Sáng nay nhận một tin buồn
Một người nằm xuống , lệ tuôn hai hàng

Ông Trời sao quá bẻ bàng
Lá xanh rụng xuống lá vàng trên cây
Có ai không muốn sum vầy
Vợ chồng con cái đong đầy bên nhau
Bỗng nhiên hóa một nổi đau
Một người đang sống bên nhau , lìa trần
Hỡi Cô ăn ở hiền lành
Công dung ngôn hạnh sao thành vô vi
Sao cô đành nỡ ra đi
Để Thầy côi cút xuân thì chưa sang
Tình chàng nghĩa thiếp vương mang
Sao Cô bỏ lở vội vàng chia xa
“Xưa nay con cái nuôi cha
Cũng không chu đáo bằng bà nuôi ông”
Đời người sắc sắc không không
Trăm năm thì ngắn , ngày mong thì dài
Cô người phụ nữ đa tài
Trong nhà cũng trọn , việc ngoài cũng xong
Trách Trời sao quá bất công
Không cho Cô sống bên chồng bên con
Thôi thì Tạo hóa xoay tròn
Cho Cô nằm xuống để còn nghĩ ngơi

Bài học kì diệu từ chiếc xe rác

Viết nhân đọc xong quyển sách này:)
Nó công nhận nó là kẻ nghiện facebook mất rồi. Có nhiều lí do, nó làm việc suốt ngày với máy vi tính, tính nó lại ham vui nên thỉnh thoảng hay dọt sang facebook xem dân tình có tin chi vui không để hóng hớt, nó lại tạo và quản lý nhiều page trên facebook....Đôi khi nghiện quá nó phải đóng facebook vài ngày để "cai nghiện". Nhưng mỗi lần lướt facebook là một trải niệm thú vị. Chỉ trong vài phút bạn bắt gặp tin vui, buồn kế tiếp nhau, sắp đặt một cách ngẫu nhiên...Và nếu nó không có khả năng lọc thông tin tích cực thì sẽ rất nguy hiểm. Cuối tuần đọc cuốn sách về "Bài học kì diệu từ chiếc xe rác" càng làm nó nghiệm ra điều đó. Thực ra, thế giới vẫn lung linh hơn người ta tưởng, chỉ là cái xấu thường thu hút sự chú ý của mọi người nhiều hơn cái tốt mà thôi:)))

Trang ebook sau cho down nhiều sách khá hay, cuối tuần rảnh rổi, nó hay chọn ra vài sách để đọc:)
http://xuthe.jimdo.com/sách-hay/

Nói với tuổi 20


Vừa đọc xong quyển sách của thiền sư Thích Nhất Hạnh "Nói với tuổi 20" nên viết cái "note"
này. Có một câu hỏi dạo này nó hay nghĩ đến. Đó là "Tại sao Việt Nam lại có một lịch sử với thời gian chìm đắm trong chiến tranh dài như vậy ?"

Hàng ngày, đạp xe đạp lên labo, hay ngồi trên tàu điện ngắm cảnh thanh bình ở đây. Cảnh thanh bình đó rất đơn giản: những con người im lặng đi, chạy, thì thầm trò chuyện; những tiếng ôtô đi trên đường cũng lặng lẽ, họ cũng chẳng thèm bíp còi bao giờ, xe trước đi chậm, họ cũng chỉ đi chậm lại mà thôi; tiếng chim hót còn rộn ràng hơn cả tiếng người, màu xanh của cây cối phủ khắp nơi, sống trong thành phố mà cứ tưởng đang sống ở vùng quê....

Cái cảnh đó diễn ra 24/24h, 7 /7 ngày làm nó hay liên tưởng, so sánh. Giá như Việt Nam không phải liên miên trong chiến tranh thì cuộc sống ở đó rồi cũng sẽ giống ở đây.

Như vây, câu hỏi lại trở về "Tại sao Việt Nam lại có một lịch sử với thời gian chìm đắm trong chiến tranh dài như vậy ?"
Nó chẳng có chút kiến thức gì về lịch sử để trả lời câu hỏi này. Tất cả những gì nó suy ngẫm chỉ là suy nghĩ cá nhân của nó.

Nó không nói đến các nguyên nhân ngoại cảnh như là vị trí Việt Nam quá hảo hảo nên nhiều nước muốn chiếm, hay Việt Nam nhiều tài nguyên, khoáng sản....Nó muốn nói đến các nguyên nhân về tính cách con người. Con người Việt Nam có gì khác so với những con người được sống trong hòa bình lâu dài hơn như dân châu Âu? Vì không muốn nói quy nạp, nó chỉ so sánh về bản thân nó với một người bạn Pháp của nó về sự khác biệt này:

1. Hợp tác - Cạnh tranh
Nó biết tỏng là nó ích kỉ và mang nhiều tính cạnh tranh hơn thằng bạn. Mỗi lần khoe với thằng bạn về một tin vui gì của nó như bài báo được đăng, dự Hội nghị, đi lâm sàng, tham gia khóa học.... điều đầu tiên nó lo sợ là sợ thằng bạn sẽ ghen tỵ với mình và sẽ ghét mình. Nhưng nó chỉ "lo bò trắng răng", thằng bạn chẳng may may quan tâm hay ghen tỵ. Thằng bạn vui vẻ chúc mừng rồi nó cắm cúi làm tiếp việc của nó. Còn mình mà nghe nó kể việc "nhỏ như con th"ỏ của nó thôi thì mình cũng đâm ra ghen tỵ và tự hỏi sao mình không được thế. Đơn giản như thằng bạn báo mai có cuộc họp với ông giáo thế là nó đã hạnh họe hỏi ngay là "Sao ông giáo bất công với nó, không họp với nó nhỉ ?"

Cái ý thức cạnh tranh cá nhân trong mình khi nào cũng quá lớn, mình thường ít tập trung vào hiệu quả công việc chung hay mục đích chung mà hay lấy cá nhân ra suy xét. Như hồi, còn học cấp 3, có một người bạn gái của nó tính rất tốt, học rất giỏi và cũng rất tốt với nó. Nhưng nó tự nhiện thấy ghét. Cô bạn gái chẳng làm gì có lỗi với nó cả nhưng nó ghét là ghét. Giờ đây mới nhận ra, nó ghét đơn giản là Cô bạn gái đó chiếm được cảm tình quá nhiều người và nó ghét chỉ vì nó đang ghen tỵ mà thôi.

Chừng nào nó hiểu tinh thành làm việc vì mục đích chung, mà không phải vì kèn cự cá nhân với một ai đó? Chừng nào thì nó hiểu, nếu nó không giỏi, người khác cũng không giỏi thì người nước khác sẽ sớm "đè đầu cưỡi cổ" lên dân mình mà thôi? Chừng nào thì nó hiều, nếu có một người giỏi hơn nó thì có nghĩa người đó đang phải dùng sức mạnh của họ để bảo vệ quyền lợi của nó nếu chẳng may "đất nước của nó" có chuyện gì?

2. Cục bộ - Toàn cục
Có nhiều câu hỏi liên quan đến vấn đề này.
Nếu mình thiên vị cho những người thân thuộc, bạn bè của mình mà không phải vì mục đích chung, đó có phải là cục bộ?
Các hội đồng hương của các tỉnh được lập ra để giúp đỡ các em cùng vùng miền, nhưng đó có phải cũng là một hình thức của phân biệt vùng miền, cục bộ ?
Một cô giáo luôn yêu thương một học sinh giỏi giang, ngoan ngoãn, còn ghét bỏ, không chăm sóc những em chưa ngoan, đó có phải là cục bộ, phân biệt?
Đằng sau cái câu, dân miền Nam, miền Bắc, miền Trung, dân Quảng Trị...là thế này thế nó, đó có phải là gốc rể của kì thị, phân biệt, cục bộ?

3. Tự ti - Tự tin
Cái làm nên sức mạnh thực sự là sự tự tin từ bên trong. Còn sự tự ti khoác vỏ bộc tự tin thì rất dễ đánh lừa thiên hạ, nhưng lại vô cùng mong manh, dễ vỡ.
Tự ti là khi bạn phải mặc một chiếc áo đẹp, đã trang điểm, chụp một bức ảnh thật hoàn hảo hay dùng photoshop cho nó hoàn hảo, có một chiếc xe đẹp, có một cô người yêu đẹp, có một công việc tốt....thì bạn mới thấy mình tự tin. Bạn dùng các vỏ bọc bên ngoài, các giá trị bên ngoài để làm bạn cảm thấy mình tăng giá trị. Nhưng khi các vỏ bọc mất đi, bạn lại trở về với bản tính "tự ti" vốn sẵn.

Còn tự tin là bạn tin giá trị sâu bên trong bạn. Là khi bạn dám đặt câu hỏi nếu bạn thực sự chưa hiểu và bạn muốn biết. Là khi bạn biết bạn chẳng giỏi giang gì, chẳng hoàn hảo gì nhưng bạn đang tốt lên, tiến bộ lên hàng ngày. Là khi bạn không còn chạy theo so sánh bạn với người khác, mà bạn so sánh bạn với chính bạn ngày hôm qua. Là khi bạn can đảm xin lỗi khi mình có lỗi và khắc phục nó. Là khi bạn biết im lặng nhiều hơn là nói ra tất cả những gì mình suy nghĩ. Là khi bạn biết bạn khác biệt, bạn biết bạn cần gì, muốn gì và can đảm thực hiệnn nó mà chẳng cần lăn tăn là người khác nghĩ gì. Là khi bạn không còn tự hỏi tại sao người ta lại yêu bạn mà tự hỏi còn thứ gì mình chưa yêu nhỉ.

Nếu sự tự ti bù đắp bằng các vất chất bên ngoài thì sự tự tin phải xây dựng bằng sự vững chắc trong tâm hồn, ý thức, lý tưởng sống của bạn. Và điều đó chỉ có thể học được qua sự trải nghiệm, xa chạm, nghiền ngẫm và ĐỌC. Xây dựng sự tự tin cần nhiều thời gian, kiên nhẫn và tự làm một mình. Nhưng khi bạn đã có nó thì nó sẽ chẳng bao giờ rời xa bạn cả. Nó sẽ giúp bạn nhìn mọi khổ đau, thấy bại trở nên nhẹ nhàng.

Nếu một người tự tin, nhiều người tự tin thì cả dân tộc sẽ tự tin.

Mình chỉ thấy lịch sử đã cứ lặp lại liên hồi: Trên đất nước mình, chiến tranh, hoàn bình rồi lại chiến tranh. Thời gian trong chiến tranh bao giờ cũng dài hơn thời gian trong hòa bình. Ai dám bảo hòa bình này là mãi mãi và lịch sự không lặp lại? Nếu không nghiên cứu lịch sử, chiến tranh như bài học để thay đổi tư duy sống, hành động thì chắc chắn bi kịch sẽ lặp lại. Chiến tranh chẳng có gì để tự hào, chết vì chiến tranh cũng chẳng có gì đáng tự hào, lý tưởng sống đáng sống nhất là "Sống, cống hiến vì hòa bình".

Link quyển sách http://xuthe.jimdo.com/sách-hay/

Tre dạy măng (sưu tầm)

1. Con trai:

Có bốn phẩm chất một người đàn ông tuyệt đối không nên có - nói dối, ở dơ, ăn cắp, lười biếng

Dùng trái tim để làm mềm mại trí khôn, dùng trí khôn để làm cứng rắn trái tim

Luôn bắt đầu câu chuyện bằng quyền lợi của người đối diện, không phải quyền lợi của mình để đạt được cái mình muốn

Trừ sữa mẹ là duy nhất miễn phí, còn lại tất cả đều phải trả học phí, rất nhiều điều học không bao giờ phí

Không chấp kẻ nói sau lưng mình, cho dù điều họ nói là đúng

Đàn ông lem nhem tiền bạc chắc chắn sẽ lăng nhăng tình cảm, và ngược lại, do đó phải tránh xa chuyện này

Khi con cởi đồ cô ấy ra được, xong rồi phải mặc lại cho người ta, nếu cô ấy tự cởi, con không cần phải làm điều này

Luôn kết thúc việc đã bắt đầu, trước khi bắt đầu, hãy nghĩ đến giá trị chứ đừng nghĩ đến giá cả

Có ba loại trách nhiệm người đàn ông phải gánh vác, trách nhiệm với bản thân, với gia đình, với xã hội, ít nhất phải được hai.

Đừng bao giờ mang tiền về cho bố, hãy mang nụ cười về

Tôn trọng và quan tâm đến vợ con, ngay cả khi đã hết tình yêu

Mẹ con luôn là chỗ dựa tinh thần tốt nhất khi con dừng chân mỏi mệt

2. Con gái:

Con thương con trước khi thương người, đủ để khi quá buồn không huỷ hoại bản thân lúc quá vui không đánh mất chính mình.

Con bình đẳng với tất cả mọi người, do đó, cho và nhận, cống hiến và hưởng thụ, được và mất, đúng và sai… luôn từ hai phía.

Con hãy làm điều con thích, và hãy thích điều con làm.

Gia đình là niềm vui, không bao giờ là bổn phận, do đó, hãy cân nhắc trước khi lấy chồng.

Tam tòng là gông cùm, tứ đức là xiềng xích, đừng bao giờ để nó trói chặt đời con.

Đường đời không bao giờ bằng phẳng, vấp là chuyện bình thường, ngã rồi lại đứng lên, gia đình luôn bên con đến lúc còn có thể.

Cẩn trọng với những lời khen từ người lạ, trân trọng tất cả lời chê từ người quen

Con quyết định cho cuộc đời con, ý kiến mọi người chỉ để tham khảo

Gọi điện thoại, viết thư hoặc về thăm Mẹ con, những khi có thể.

TÔI ĐÃ HỌC ĐƯỢC RẰNG...(sưu tầm)

- Tôi đã học được rằng… bạn không thể làm cho ai đó yêu bạn. Tất cả những gì bạn có thể làm chỉ là hãy cứ trở thành một người đáng yêu. Phần còn lại là tùy vào người khác.

- Tôi đã học được rằng… lớp học tốt nhất thế giới là ở bên cạnh một người lớn tuổi.

- Tôi đã học được rằng… khi bạn yêu, thì sự rạng rỡ thể hiện rất rõ trên khuôn mặt bạn.

- Tôi đã học được rằng… tôi cảm thấy tuyệt vời hơn hẳn về chính mình khi tôi khiến cho người khác cảm thấy tuyệt vời hơn hẳn về chính họ.

- Tôi đã học được rằng… những gì chúng ta làm cho bản thân mình sẽ chẳng được ai nhớ tới. Nhưng những gì chúng ta làm cho người khác thì sẽ luôn tồn tại.

- Tôi đã học được rằng… một lời xin lỗi chân thành còn giá trị hơn tất cả số hoa hồng mà tiền bạc có thể mua được.

- Tôi đã học được rằng… một lời nói nghiệt ngã đã nói ra thì cũng khó lấy lại như những sợi lông mỏng manh bay trong gió mạnh.

- Tôi đã học được rằng… làm cho mình tử tế thì quan trọng hơn là làm cho mình đúng.

- Tôi đã học được rằng… bạn không bao giờ nên từ chối món quà từ một đứa trẻ, dù món quà đó có là gì.


- Tôi đã học được rằng… dù cuộc sống có đòi hỏi bạn phải nghiêm túc đến đâu, nhưng ai cũng cần một người bạn đủ thân để có thể hành động hơi ngốc nghếch khi ở bên cạnh họ.

- Tôi đã học được rằng… đôi khi tất cả những gì mà một người cần đến chỉ là một bàn tay để nắm lấy và một trái tim biết thấu hiểu.

- Tôi đã học được rằng… chính những điều nho nhỏ xảy ra hàng ngày, chứ không phải một điều to lớn bất ngờ nào đó, khiến cho cuộc sống mỗi người trở nên đặc biệt.

- Tôi đã học được rằng… bên dưới lớp vỏ cứng của bất kỳ ai, thì đều có một con người luôn muốn được yêu thương và tôn trọng.

- Tôi đã học được rằng… tình yêu, chứ không phải là thời gian, mới có thể hàn gắn mọi vết thương.

- Tôi đã học được rằng… tất cả những người mà tôi gặp đều xứng đáng được chào bằng một nụ cười. Và nụ cười cũng là một cách chẳng tốn kém gì để khiến khuôn mặt bạn xinh hơn ngay lập tức.

- Tôi đã học được rằng… tôi không thể chọn những gì mà mình cảm thấy, nhưng tôi có thể chọn là mình sẽ làm gì về việc đó.

- Tôi đã học được rằng… ai cũng muốn được ở trên đỉnh núi, nhưng thực ra, tất cả những niềm vui và sự trưởng thành đều diễn ra trên đường bạn leo lên núi kia.

- Tôi đã học được rằng… dù tôi quan tâm nhiều đến đâu, thì một số người cũng chẳng quan tâm lại. Nhưng như thế cũng chẳng sao cả vì tôi vẫn đã làm tốt phần của mình.

- Tôi đã học được rằng… bạn không nên so sánh mình với những gì tốt nhất mà người khác có thể làm.

- Tôi đã học được rằng… bạn luôn có thể tiếp tục đi được rất dài sau khi bạn nghĩ rằng bạn không thể đi nữa.

- Tôi đã học được rằng… dù một người bạn tốt đến đâu, thì cũng có khi họ làm bạn tổn thương, và bạn cần tha thứ cho họ vì việc đó.

- Tôi đã học được rằng… bạn không bao giờ nên nói với ai rằng những ước mơ của họ là bất khả thi hoặc kỳ dị. Như vậy sẽ làm họ rất ngượng, và thật tồi tệ nếu họ lại tin lời bạn nói.

THƯ GỬI CON TRAI TRƯỚC NGÀY CƯỚI (sưu tầm)

"Harold con yêu,

Chỉ còn một ngày nữa là tới đám cưới của con, ba có vài lời khuyên dành cho con, không hẳn vì con cần tới nó mà bởi vì ba luôn là người "rườm rà", cẩn thận như thế. Những điều ba sắp nói ra đây không phải là "lời vàng, ý ngọc" mà thời buổi lạm phát kinh tế như thế này, ba nghĩ phải tiết kiệm. Ba chỉ nghĩ rằng mình là người đi trước con trong cuộc sống hôn nhân và muốn chia sẻ với con vài điều.

Người ta chỉ nói đám cưới là ngày vui chứ chẳng mấy ai nhắc nhở con rằng đó là cánh cửa mở ra cuộc sống mới có cả gian truân, cạm bẫy, đắng cay và nước mắt. Vì thế, con của ba có thể sẽ mải vui mà đánh mất lý trí, sự tỉnh táo cần thiết với một đấng nam nhi. Bởi đàn ông luôn quan tâm sự việc theo chiều sâu còn phụ nữ thì muốn biết tất cả mọi chuyện. Sự khác biệt này tồn tại như một lẽ hiển nhiên và có thể khiến các con bất đồng trong cuộc sống sau này. Đó là sự thật con cần phải nhớ!

Có thể người con sắp lấy làm vợ sẽ chẳng đi cùng con đến cuối cuộc đời (tất nhiên là ba không mong như thế) nhưng hãy hứa với ba rằng con sẽ làm cho cô ấy hạnh phúc. Con phải làm gì để có được điều đó? Con cần tránh điều gì? Hãy để cho vợ con được tự do trong cái tôi của cô ấy, đừng bó buộc. Khi một người phụ nữ đã yêu con thật lòng (con có thể cảm nhận được điều đó) và đồng ý làm vợ của con, họ sẽ luôn hy sinh bản thân mình cho chồng, cho con. Đó là bản năng tự nhiên của người phụ nữ nên con đừng làm gì gây thêm áp lực cho cô ấy nữa.

Đừng ví vợ con như "sư tử Hà Đông" bởi chẳng phải ngẫu nhiên họ được gọi là phái yếu, phái đẹp. Có chăng là do hoàn cảnh khiến họ phải "xù lông" lên tự vệ mà thôi. Người đàn ông nên tìm hiểu thật kỹ chuyện gì đang xảy ra và dùng tình yêu để đối lại những lúc dữ dằn của vợ. Thái độ nghiêm túc của con sẽ là hàng rào để vợ con không vượt quá giới hạn.

Trong một thế giới mà mọi thứ đều thay đổi liên tục và đầy những bon chen, con sẽ tìm thấy sự cân bằng trong chính ngôi nhà và cuộc hôn nhân của mình. Và con hãy nhớ:

- Luôn tỉnh táo để nhận biết về những gì đang xảy ra.

- Cố gắng đừng để rơi vào tình huống "bị động".

- Thường xuyên nói chuyện với vợ trong không gian chỉ dành cho hai người.

- Tìm cách thỏa hiệp với vợ thay vì tự thỏa hiệp với chính mình.

- Quan tâm đến nhà cửa để kịp thời sửa nóc nhà bị dột, sơn lại tường bong tróc hay thay cái tủ đã mối mọt...

- Hãy là đối tác của vợ trong các công việc gia đình.

Cuối cùng, con cần tạo ra một cuộc hôn nhân hạnh phúc chứ không phải cố kéo dài thời gian chung sống bên nhau.

Ngày mai thôi, con sẽ như cánh chim bay khỏi vòng tay ba mẹ. Mong con đủ sức mạnh để vượt qua cơn bão giông phía trước.

Ba của con."

Thần tượng - Chính mình!

Mỗi người dù tốt hay xấu ta gặp trong đời đều có điều gì đó ta có thể học hỏi được. Ngưỡng mộ ai đó vì một điều tốt đẹp như một cách tự hoàn thiện mình thì thật tuyệt vời. Tôi không ngưỡng mộ những người tài giỏi nhưng tôi ngưỡng mộ những người tiến bộ không ngừng và học hỏi không ngừng. Nhưng ngưỡng mộ đến độ ta giành quá thời gian cho "thần tượng" thay vì giành thời gian chăm sóc cho chính ta thì...

Giới nghệ thuật là nơi cái tốt đẹp nhất được trưng bày và những cái xấu xa nhất được che đậy. Nên thần tượng khi ấy chỉ là hình tượng ảo mà thôi!

Giới khoa học là nơi sự trung thực, chất xám, ý tưởng được đánh giá cao. Nơi bạn phải âm thầm làm quần quật sau một thời gian rồi mới được một vài giây léo sáng trên "sân khấu". Ví như làm tiến sĩ thì quần quật làm 3 năm nhưng chỉ hát về kết quả đạt được trong vòng 40 phút hôm bảo vệ thôi. Do đó, nếu có ngưỡng mộ ai đó trong giới khoa học, cũng chỉ là ngưỡng mộ cái nghị lực, cái đam mê của họ mà thôi. Nhưng để đánh đổi cuộc sống như họ mãi thì...

Các nhà triết học nổi tiếng như Đức Phật, chúa Jesu...những con người đã tìm ra chân lý, những nguyên tắc để vươn đến một cuộc sống vẹn toàn, hạnh phúc thực sự. Nhưng những tư tưởng của họ có những cái quá cao siêu, ta hiểu, nhưng đôi khi ta áp dụng lại không mang lại hiệu quả như lý thuyết bởi cái TẦM vầ TÂM của ta chưa đủ lớn để lĩnh hội cái triết lý sống đó. Nên đôi khi áp dụng không đúng thời điểm, không đúng năng lực hiện tại của ta, nó lại phản tác dụng như uống thuốc quá liều vậy.

Chi bằng thay vì lấy người khác làm thần tượng, hãy lấy chính bản thân làm thần tượng cho mình. Điều này không có nghĩa ta tự cao, tự đại, nâng cao bản ngã của mình. Mà điều đó có nghĩa là, ta hiểu rằng chính ta là vị thành mạnh mẽ nhất của chính mình, ta chính là vị giác ngộ của chính mình, ta chính là vị cứu rỗi của chính mình. Chỉ có ta mới biết trình độ, bản chất của ta là gì rồi từ đó tìm, học hỏi những điều tốt đẹp, kì diệu, những bí mật của cuộc sống để khám phá giá trị bản thân qua tương tác với thế giới.

Vì vậy, chẳng có ai đáng được ta đề cao làm thần tương ngoài chính BẢN THÂN MÌNH. Cũng như TA PHẢI TRỞ VỀ CHÍNH TA ĐỂ QUÊN ĐI CHÍNH TA!

Trường đại học đào tạo sinh viên làm Thầy, Thợ hay Làm Ông Chủ ?



Tuần vừa rồi theo học khóa học Doctorial được tổ chức khá thú vị.
Khóa học gồm gần 100 sinh viên tiến sĩ từ các chuyên ngành khác nhau. Sinh viên được xe bus đón từ chiều chủ nhật đến một khách sạn trên núi cao cách ly trong vòng 1 tuần để chỉ tập trung học chung với nhau. Sinh viên được phục vụ ăn uống, có nhiều phòng giải trí vào buổi tối nếu sinh viên cần. Ở đó, mình còn bắt gặp các nhóm trẻ em chừng trăm nhóc cũng được thầy cô dẫn tới đó học. Và có rất nhiều nhóm khác cũng vậy. Ở Pháp, rất nhiều chương trình được tổ chức học ở một nơi xa như vậy. Đặc biệt là những khóa học đào tạo kĩ năng làm việc nhóm và đòi hỏi học viện phải dành nhiều thời gian tương tác với nhau.

Còn các nhóc từ 3-4 tuổi đã được đi du lịch xa theo đoàn cùng các anh chị hay thầy cô hướng dẫn để. Nên việc rèn luyện kĩ năng độc lập, tự tin, tự chăm sóc mình của các nhóc thì khỏi phải bàn.
Trở lại khóa học, khóa học này nhằm đến 2 mục tiêu chính : đào tạo kĩ năng phỏng vấn xin việc và tiến hành một ý tưởng kinh doanh.

Một vấn đề nổi trội của các nước châu Âu cũng như Pháp đang đương đầu là nạn thất nghiệp gia tăng. Nên các trường đại học Pháp đang đổi mới mạnh mẽ bằng cách bổ sung các khóa học hỗ trợ kĩ năng định hướng nghề nghiệp cho Sinh viên. Và khóa học này là để thực hiện điều đó. SV được dạy về viết CV, thư xin việc, về cách tìm thông tin để xin việc. Và các chuyên gia về xin việc, về tuyển dụng được mời tới để trực tiếp phỏng vấn sinh viên từ đó đưa ra góp ý cho sinh viên.

Một hướng khác là giúp sinh viên xây dựng kĩ năng làm việc nhóm để thực hiện một ý tưởng kinh doanh. Khóa học chia làm các nhóm nhỏ 8-9 người. Mỗi nhóm tự chọn một ý tưởng và có các chuyên gia để hướng dẫn. SV tìm ý tưởng, tính toán về mặt kĩ thuật, tổ chức, kinh phí…để bảo đảm ý tưởng đó có tính khả thi và sinh lợi.
Khi nhắc đến các doanh nghiệp, người ta chỉ nhớ đến các doanh nghiệp lớn, nổi tiếng. Nhưng thật bất ngờ, nếu như mình nhớ không nhầm thì có hơn 70% các nhân viên là làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ chỉ dưới 50 nhân viên. Điều đó cho thấy số lượng các doanh nghiệp nhỏ rất nhiều. Và cơ hội nằm trong tay những người dám nghĩ, dám làm ông chủ.

Đào tào ở mình luôn bị kêu ca là đào tạo « LẮM THẦY, ÍT THỢ ». Và hậu quả cuối cùng là rất nhiều người thất nghiệp hay làm sai nghề. Một sự lãng phí quá lớn. Nhưng mình nghĩ, vấn đề không phải ở đào tạo « nhiều thầy » mà là rất ít trường đào tạo sinh viên « LÀM ÔNG CHỦ», và cũng rất ít trường hổ trợ sinh viên kĩ năng xin việc cho sinh viên.

Nếu quan niệm trường đại học cũng là một doanh nghiệp. Thì sản phẩm của trường đại học là sinh viên. Và một trong nhữn g tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá trường đại học là tỷ lệ phần trăm sinh viên xin được viêc hay tự tạo việc làm cho mình đúng chuyên ngành. Chừng nào trường đại học không đổi mới chương trình đào tạo để giải quyết vần đề này thì chừng đó việc đổi mới ở trường đại học vẫn chưa đúng hướng.