mercredi 15 juillet 2015

Thời kì Khai Sáng




Thời kì khai sáng (TKKS) (tiếng Anh: Age of Enlightenment; tiếng Pháp: Siècle des Lumières), còn gọi là Thế kỷ Ánh sáng,  diễn ra vào khoảng thế kỷ 18 và là giai đoạn đỉnh cao của Cách mạng tư tưởng trong triết học của phương Tây.
Thời kì gắn liền với những cái tên nổi tiếng như Galileo, Newton, Voltaire, Jean-Jacques Rousseau, Immanuel Kant và David Hume.
Những đặc trưng chính của tư tưởng thời kì này là:
+ Đề cao lý tính hơn cảm tính (suy xét dựa trên lập luận, logic, luận chứng, chứng cứ), đây cũng là nền tảng cho khoa học thực chứng (khoa học dựa trên kinh nghiệm, thử nghiệm đã được kiểm chứng) phát triển sau này.
+ Tấn công sự chuyên chế về chân lý của Giáo hộiNhà nước (gắn với câu chuyện nổi tiếng về nhà thiên văn học Galileo khám phá ra rằng trái đất không phải là trung tâm của vũ trụ như Giáo hội tuyên truyền).  
+ Vũ trụ là 1 cỗ máy do các định luật bất biến chi phối (định luật của tự nhiên) mà con người không thể vượt qua. Trật tự tự nhiên hoàn toàn thống nhất và không phải do phép màu hay bất cứ một việc làm thần thánh nào tạo ra.
Được nguồn cảm hứng từ cuộc cách mạng tri trức khởi đầu bởi Galileo và Newton, trong một bầu không khí ngày càng kém thiện cảm với quyền lực áp chế, trong những cuộc khám phá của mình về cá nhân, xã hội, và nhà nước, các nhà tư tưởng Khai sáng tin rằng có thể áp dụng tư duy có hệ thống cho mọi lĩnh vực của hoạt động con người và đưa nó vào trong phạm vi chính phủ. Những người đi đầu phong trào tin rằng họ sẽ dẫn thế giới vào một tiến trình từ một thời kỳ dài của truyền thống nghi ngờ, sự phi lý, mê tín dị đoan, và độc tài mà họ gọi là Thời kỳ Đen Tối (Dark Ages).
Phong trào đã góp phần tạo ra cơ sở tri thức cho Cách mạng Mỹ và Cách mạng Pháp, phong trào độc lập Mỹ La Tinh, và Hiến pháp Ba Lan ngày 3 tháng 5; và dẫn tới sự nổi lên của chủ nghĩa tự do cổ điển, dân chủ, và chủ nghĩa tư bản.
Một số nhân vật nổi tiếng thời kì Khai Sáng
Newton với định luật hấp dẫn: Định luật nổi tiếng của Newton cho rằng "mọi hạt vật chất trong vũ trị hấp dẫn mọi hạt khác bằng một lực có giá trị bằng nghịch đảo bình phương của khoảng cách giữa chúng nhân với tích của khổi lượng của chúng và hằng số hấp dẫn". Từ định luật này, thật dễ dàng đi đến kết luận rằng mỗi sự kiện trong tự nhiên bị quy luật vũ trụ chi phối, có thể phát biểu thành công thức một cách chính xác như những nguyên lý toán học.
Lock với quan điểm về chủ nghĩa duy cảm-duy lý: Cả cảm giác lẫn lí trí không thể tách rời - cái này cung cấp cho trí tuệ nguyên liệu kiến thức thô và cái kia tác động để chúng có có hình thức có ý nghĩa. Chính sự kết hợp thuyết duy cảm và chủ nghĩa duy lý này trở thành yếu tố cơ bản trong triết học TKKS.
Voltaire-hiện thân tối cao trong Thời kỳ khai sáng: Voltaire thể hiện quan điểm rằng không cần đức tin để tin vào Chúa. Ông tin vào Chúa nhưng là niềm tin lý tính. Thời kì này cũng đánh dấu cuộc đấu tranh cho tự do ngôn luận, tự do tư tưởng với câu nói nổi tiếng của Voltaire "Tôi không chấp nhận một từ nào của ngài cả, nhưng tôi bảo vệ cho đến chết quyền ngày được nói như thế".
Diderot với Bách khoa toàn thư đầu tiên của thế giới: biên soạn Bách khoa toàn thư, nhằm mục đích biên soạn một tóm tắt hoàn chỉnh kiến thức triết học và khoa học của thời đại.
Thái độ chung của những người đương đại, nhất là Voltaire, là xem thường thường dân, xem họ như những người quê mùa, thô kệch phải chuộc tội vì sự dốt nát và tính thô thiển. Nhưng đối với d'Alembert, đảm bảo duy nhất cho sự tiến bộ nằm trong sự khai sáng phổ biến. Do đó, ông cho rằng chân lý của lí trí và khoa học nên giảng dạy cho quần chúng với hy vọng sau cùng toàn bộ thế giới sẽ thoát khỏi sự tăm tối và chuyên chế.
 Tóm lại, thời kỳ khai sáng có điểm khác biệt so với các thời kỳ trước đo là dám mạnh mẽ lên tiếng bảo vệ quyền tự do con người, chống lại các thế lực chuyên quyền, có quan điểm triết học lý tính, chống mê tín dị đoan một cách mù quáng.
Thời đó, nước Phổ cũng có nhà triết học nổi tiếng Immanuel Kant, viết về bản chất của trào lưu Khai Sáng. Trong luận văn nổi tiếng "Trả lời câu hỏi: Khai sáng là gì ?", Immanuel Kant định nghĩa:

"Khai sáng là sự thoát ly của con người ra khỏi tình trạng vị thành niên do chính con người gây ra. Vị thành niên là sự bất lực không thể vận dụng trí tuệ của mình một cách độc lập mà không cần sự chỉ đạo của người khác. Tình trạng vị thành niên này do TỰ MÌNH GÂY RA, một khi nguyên nhân của nó không phải do sự thiếu sót trí tuệ, mà do sự thiếu sót tính cương quyết và lòng dũng cảm, dám tự mình dùng trí tuệ phục vụ cho mình mà không cần đến sự chỉ đạo của người khác. Sapere aude! hãy có can đảm tự sử dụng trí tuệ CỦA CHÍNH MÌNH! Đó là câu phương châm của Khai Sáng."






Tài liệu tham khảo:
1. https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%9Di_k%E1%BB%B3_Khai_s%C3%A1ng
2. https://www.facebook.com/notes/vui-h%E1%BB%8Dc-ti%E1%BA%BFng-ph%C3%A1p/si%C3%A8cle-des-lumi%C3%A8res-ou-les-lumi%C3%A8res-en-france-th%E1%BB%9Di-k%E1%BB%B3-khai-s%C3%A1ng-%E1%BB%9F-ph%C3%A1p-/338172872976990
3. http://www.bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4279-4279-633735672097848750/Cuoc-cach-mang-tu-tuong-trong-the-ky-17-va-18/Thoi-ky-khai-sang.htm

samedi 11 juillet 2015

Dân chủ và Nấu ăn ?

Cuộc kêu gọi mọi người ký phản đối chặt cây ở Hà Nội (thành công), Đòi công khai minh bạch ngân sách nhà nước (thành công), phản đối chặt cây không công khai - minh bạch tại Công viên Thảo Cầm Viên - Sài Gòn (đang tiến hành), phá bỏ Trường Phan Thanh Giản - Cần Thơ (đang tiến hành)...là những chỉ dấu tích cực cho thấy người dân bắt đầu ý thức về quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trước các vấn đề thiết thân của cuộc sống...Một XH vận hành tốt là một XH biết cách cho phép các cuộc tranh luận công khai. Tôn trọng ý kiến của người khác, trao đổi trên tinh thần xây dựng, tập trung vào vấn đề thay vì "chỉ trích cá nhân" sẽ là nhân tố bảo đảm cuộc tranh luận không đi đến ngõ cụt ? Đó cũng là những cơ hội cho người dân cọ xát cách tranh luận văn minh, thực hành dân chủ từ những điều rất đơn giản. Vẻ đẹp, giá trị của dân chủ không phải là "hình ảnh của một món ăn" được ngắm từ xa, mà là "trải niệm thú vị khi chính tay mình vào bếp, lục nồi, nấu và nếp món ăn đó":)

Đó là điều mình rút ra khi nhận thấy có những người luôn nói, đề cao, tôn vinh "dân chủ" nhưng khi chứng kiến các phong trào phản đối chặt cây xanh ở HN lại phán đó là một phong trào ô hợp, không chuyên nghiệp và chẳng giúp ích được gì. Mình thì nghĩ ngược lại. Chính những phong trào liên quan đến vấn đề dân sinh (giáo dục, môi trường...) sẽ là những mắc xích thành công đầu tiên cho những mắc xích khó hơn về "chính trị nhạy cảm". Đường còn dài những sẽ chẳng bao giờ đến đích nếu không bước những bước đầu tiên!

vendredi 10 juillet 2015

Vì sao du lịch nên là mũi nhọn kinh tế của Việt Nam ?

Ngày 1
Những lợi thế của VN khi phát triển du lịch:
- Phù hợp với tích cách của người dân VN: người VN có tính cởi mở, hiếu khách, chuộng Tây, không thích những công việc có tính kỉ luật cao, chuyên môn cao, cần độ tập trung cao.....Những tính cách này lại rất phù hợp để tham gia vào các công việc đơn giản nhưng thú vị của du lịch như nhà hàng (lễ tân, đầu bếp..), vận chuyển (lái xe), hướng dẫn viên du lịch, bán hàng lưu niệm, tổ chức các hoạt động dịch vụ tại địa phương...
- VN năm có thế mạnh nhiều điểm thu hút Du lịch nước ngoài: nhiều cảnh đẹp, đồ ăn ngon, văn hóa phương Đông đặc trưng, lịch sử đặc biệt (đất nước là một trong những nhân chứng sống của chiến tranh), bờ biển rộng....
- Đầu tư ít nhưng hiệu quả: muốn phát triển du lịch được thì điều đâu tiên là phải xây dựng mạng lưới giao thông, khách sạn tốt, hệ thống các dịch vụ du lịch. Trong đó việc xây dựng giao thông không những phục vụ tốt cho du lịch mà nó còn là động lực trực tiếp để phát triển mọi ngành kinh tế khác. Mạng lưới giao thông là mạch máu của nền kinh tế. Nó sẽ thúc đẩy năng lực kết nối giữa các địa phương và giúp cho sự chệnh lệch phát triển giữa các địa phương bị thu hẹp.
- Là ngành du lịch xanh, bền vững: nếu du lịch được phát triển đúng hướng với tư duy phát triển du lịch xanh, du lịch sinh thái, du lịch dạng khám phá văn hóa tại địa phương....thì nó là một trong những ngành kinh tế không khói tuyệt vời.
- Du lịch là một ngành thu ngoại tệ dễ dàng: những khách đi du lịch thường sử dụng rất nhiều dịch vụ khác nhau, lại dùng ngoại tệ để chi trả. Nên lợi nhuận ngoại tệ từ du lịch sẽ rất lớn. Hơn nữa, với sự phát triển của công nghệ thông tin, vận tải, khách du lịch nước ngoài giờ đây có thể đi du lịch xa một cách dễ dàng hơn trước rất nhiều.
- Du lịch còn là động lực cho sự đổi mới của đất nước: việc tiếp xúc nhiều, thường xuyên với khách du lịch từ nhiều đất nước khác nhau, sẽ giúp người dân VN cởi mở hơn, tiếp xúc với các nền văn hóa khác nhau, các tu duy, cách sống khác nhau. Sẽ là động lực lớn để người dân trở nên năng động hơn.
- Du lịch nước ngoài phát triển sẽ tạo động lực cho du lịch trong nước phát triển: khi đầu tư và lợi nhuận từ du khách nước ngoài tăng lên, thì xu hướng sẽ giảm giá các dịch vụ du lịch. Từ đó dân trong nước sẽ dễ dàng tiếp cận các dịch vụ du lịch chất lượng cao với giá phải chăng. Khi người dân trong nước đi du lịch trong nước nhiều hơn, sẽ giảm tư duy cục bộ, tăng tình yêu đất nước, tăng động lực làm việc, tăng yêu cuộc sống.

 Ngày 2 (viếp tiếp)
Hôm qua sau khi viết note về "Vì sao du lịch nên là mũi nhọn kinh tế của VN ?" Trên đường đi Lyon hôm qua, cứ suy nghĩ mãi về câu hỏi này. Và một điều nó cứ hiện lên trong tâm trí: một lí do quan trọng nhất nên là: (1) biến du lịch thành giải pháp cho an ninh - quốc phòng, (2) biến quá khứ đau thương (chiến tranh) thành nội lực, sức hút để phát triển du lịch. 

Mình phân tích ý thứ 2 trước:
- Ý tưởng này xuất hiện đến là từ chuyến đi thăm Berlin, Đức. Không ai đi du lịch Đức lại không đến thăm bức tường Berlin, các bảo tàng về thời kì chia cắt đó, mọi ngõ ngách cả thành phố Berlin đều được biến thành những câu chuyện về bài học của sự chia cắt, sụp đổ, hợp tác, diệt chủng....Đức đã biến chính lịch sử lạ kì của Berlin, chính những đau khổ và bài học trong quá khứ của nước Đức thành sức hút du lịch của chính mình.
- Khi lần đầu dẫn ông giáo người Pháp về VN, nơi đầu tiên ông muốn đi thăm là "bảo tàng lịch sử" tại Hà Nội. Bởi chiến tranh với VN, tại VN luôn là một câu hỏi nhức nhối với cả người VN và người nước ngoài: cuộc chiến đã diễn ra như thế nào ? đau thương, mất mát từ hai phía ? lỗi lầm từ đâu ? làm sao tương lai không lặp lại bi kịch đó ? Những quyển sách, bộ phim về chiến tranh về VN vẫn được người phương Tây tìm đọc, để chiêm nghiệp sâu hơn bài học liên quan chiến tranh. Và nếu như tra cứu, sẽ thấy một trong những bảo tàng ở VN được khách du lịch nước ngoài ghé thăm nhiều nhất là các bảo tàng chiến tranh.

Phân tích ý thứ 1:
- Bạn thường không lên tiếng về một bất công nếu nó chẳng có chút liên quan gì đến bạn, hoặc bạn "không quen" đất nước đó. Nếu càng nhiều khách du lịch nước ngoài đến VN, được VN kể về câu chuyện chiến tranh một cách sâu sắc, tinh tế; lại được tiếp xúc với những con người VN hiền hòa, đất nước VN tươi đẹp. Thì mình có thêm một tiếng nói ủng hộ mình ? Điều này có hiệu quả hơn nhiều lần là biểu tình ? Đây là một giải pháp gián tiếp - mềm nhưng hiệu quả ?
- Nếu biến VN thành một nhân chứng sống về những đau thương trong chiến tranh, về thông điệp của hàn gắn, hòa bình; thì sẽ khó khăn hơn cho một nước lớn nào đó lại muốn nhấn chìm nó trong chiến tranh một lần nữa ?

Tuy nhiên, để đạt được hai mục tiêu trên, cách tiến hành thế nào mới quan trọng ?
- Người ta không thể chấp nhận anh nếu anh chỉ giới thiệu chiến tranh từ quan điểm "bị hại" của đất nước anh. Anh cần thẳng thắn hơn, can đảm hơn nhìn về nó từ nhiều góc độ. Liệu ta có giám:
+ Tổ chức các hội thảo xung quang các vấn đề chiến tranh, các mốc quan trong trong lịch sử ? Để giới học thuật, chuyên gia, người trong cuộc - ngoài cuộc, các bên ngồi lại với nhau, đưa ra những góc nhìn của riêng mình. Tháo gỡ những khúc mắc ?
+ Các bảo tàng của VN có hợp tác, học hỏi các bảo tàng lớn trên thế giới để làm phong phú, sinh động, và sâu sắc hơn các hoạt động, dịch vụ trong bảo tàng ?
+ Mỗi người VN có thực sự cầu thị, cởi mở để nghiên cứu nghiêm túc về chiến tranh để đưa ra cái nhìn khách quan, tổng thể hơn ?

mardi 7 juillet 2015

Đông - Tây ?

Đọc được lời bình luận này bên trang Làng Mai "Đó là bài học về BI _ TRÍ _ DŨNG. Phương Tây ngày càng đến gần Phật giáo hơn . Còn ta lại đang sống trong muôn nỗi lo sợ vì cái ác hiện hữu ngày càng tăng."
Một lời bình để suy ngẫm. Có một điều thật lạ:
- Ta xem phương Tây coi trọng vật chất - chạy theo vật chất, nhưng cũng chính ở đó: văn hóa, nghệ thuật, tâm linh....có ở khắp mọi nơi với rất nhiều hoạt động để bạn khám phá khả năng - sở thích của chính mình.
- Ta xem mình không chạy theo vật chất: nhưng nhìn lại ta lại thèm ăn ngon, mặc đẹp, xe đẹp, nhà đẹp, người yêu đẹp...là nhu cầu tối thượng hàng đầu.
- Ta xem phương Tây lạnh lùng, vô cảm: những lại không thấy ở họ sự độc lập, nghị lực, can đảm, cũng như tính nhân văn khi họ suốt ngày "cãi nhau" để bàn về "quyền tự do ngôn luận", "quyền con người", "quyền giành cho người tàn tật, người nghèo, người phạm tội, trẻ em...).
- Ta xem mình là nhân văn, tình cảm, đoàn kết: nhưng không bao dung nỗi một ý kiến trái chiều hay khác biệt với quan điểm của ta.

Hãy cứ so sánh một gia đình tri thức, giàu có, văn minh với một gia đình nhiều con, hồn nhiên đóng cửa để tự cho rằng mình rất đáng thương, rất đáng yêu và rất tuyệt vời ?