samedi 31 mai 2014

Bạn là nguồn sáng, nhiệm vụ duy nhất của bạn là tỏa sáng chứ không phải là vũng vẫy trong bóng tối



Sau khi đọc quyển “Tâm lý học đám đông” mình luôn cảnh giác để không cuốn vào bất kì cơn lốc đám đông nào. Mình muốn tách bản thân ra, nhìn ngắm để có cái nhìn khách quan, suy nghĩ, rồi mới viết và hành động. Tâm có tĩnh thì trí mới sáng. Quá sợ chết để sống hết mình nhưng sống hết mình nhưng phải an nhiên, tự tại.

Báo chí, cá nhân bình luận về vụ việc đó, hàng ngày hàng trăm tin nóng hổi chỉ xoay quanh chuyện đó, liệu có thực sự giúp ích ? Bạn vẫn dùng cái đầu, cái suy nghĩ tích lũy của quá khứ để bàn mỗi chuyện đó, liệu bạn có đủ sức thay đổi cái xa xôi đó, trong khi những cái nhỏ nhặt đơn giản như bảo bạn đọc một quyển sách hay, thức dậy sớm hơn để độc sách, bạn lại không làm được ? Cuộc sống bạn vẫn vậy, chỉ khác duy nhất một điều là trong câu chuyện bạn nhắc đến, cái chuyện đó được kể thường xuyên hơn, và đôi khí nó còn làm bạn mất cảm hứng làm việc nữa. Làm sao bạn có thể mang lại ánh sáng khi bản thân bạn không đi về phía ánh sáng, khi bạn tìm bóng tối để tố cáo nó, để vùng vẫy trong nó. Bạn là nguồn sáng, và nhiệm vụ duy nhất của nguồn sáng là tỏa sáng mà thôi. Nếu bạn chưa nhận ra ánh sáng của mình, thì hay tiếp cận những nguồn sáng khác để học hỏi cách tự phát sáng cho mình và truyền ánh sánh đi đi. Tất cả chỉ là một. Và hạnh phúc tràn ngập muôn nơi. 

Bài học nào từ Nhật Bản cho Việt Nam ? Ghi chép từ Quyển sách Nhật Bản cận đại



Mình đang muốn giải mã cho câu hỏi vì sao Nhật Bản và Việt Nam từng cùng ở vạch xuất phát giống nhau mà bây giờ Nhật Bản đang ở top đầu của thế giới còn Việt Nam đang ở nguy cơ bị gạch tên.

Đọc quyển sách Nhật Bản cận đại góp phần tìm câu trả lời ấy. Quyển sách đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi sau : Đâu là những nét căn bản trong lịch sử Nhật Bản ? Những di sản văn hóa, chính trị, kinh tế của Nhật Bản trước Minh Trị Duy Tân 1868, và những cải cách nào đã tạo nền móng đưa nước Nhật tiến lên hàng cường quốc trong khoẳng 50 năm sau đó ? Tại sai trong các nước Đông Á chỉ có nước Nhật sớm trở thành cường quốc ? Xã hội Nhật Bản đã biến dạng như thế nào trong hơn một trăm năm qua ? Nguyên nhân nào đã đưa Nhật Bản đến con đường xâm lược Đại Đông Á tuyệt vọng để rồi bị phá sản hoàn toàn năm 1945 ? Làm sao giải thích sự phục hồi và phát triển kinh dị của kinh tế Nhật sau thế chiến thứ hai ? Những vấn đề nào cấp bách nhất đối với cường quốc kinh tế Nhật Bản ngày nay.

Mình xin tóm tắt một số điểm thú vị của quyển sách theo ghi nhận cá nhân :
-        
         _ Nhật Bản lúc đầu bị ảnh hưởng của Khổng giáo, Nho giáo của Trung Quốc như Việt Nam nhưng có một số khác biệt : (1) Nhật Bản coi trọng giới vũ sĩ (tức các võ sĩ, quan võ) thay vì Việt Nam coi trọng quan văn, (2) giai đoạn tiếp xúc với văn hóa Phương Tây, người Nhật đã tích cực loại bỏ rất nhiều tư tưởng ấu trĩ, lạc hậu của đạo Khổng, Nho và du nhập các tư tưởng tiến bộ của Phương Tây trong khi ở Việt Nam, những tư tưởng này vẫn còn bén rễ rất sâu cho đến bây giờ, và hiện tại vẫn không có dấu hiệu có một cuộc « tẩy não » nào quy mô quốc gia, chính vì vậy, không khó để nhận thấy tính cách của người Việt đến 70-80% là giống với Trung Quốc. Vì Trung Quốc là cái nôi sản sinh ra các triết lí này, nên cái tự phụ của Trung Quốc rất lớn, nên so với Trung Quốc, Việt Nam vẫn dễ « tẩy não » hơn so với Trung Quốc, đó là hi vọng sống còn của Việt Nam. Chỉ còn là câu hỏi, ai sẽ tự nguyện xin tẩy não và tẩy những cái gì, khi nào ?

-        _  Dân Nhật Bản có tính hiếu kỳ và nhạy cảm với văn hóa nước ngoài. Họ rất cởi mở tiếp thu cái mới. Ít có dân tộc nào là thích đọc sách như Nhật Bản. So với Nhật Bản, Việt Nam cũng là một dân tộc rất hiếu kì, nhưng chỉ có khác là, hình như dân mình cũng có học hỏi nhưng thường học hỏi không đến nơi đến chốn mà thôi J

-       _   Nhật Bản rất coi trọng văn hóa dân tộc. Chính hai trào lưu chủ đạo là cởi mở học hỏi văn hóa, tri thức nhân loại, và giữ gìn văn hóa dân tộc lại giúp Nhật Bản vẫn rất manh, nhưng vẫn rất Nhật Bản.
_
-       _    Phong cách làm việc vì tập thể, có mục đích vì quốc gia, đại cục : minh chứng cụ thể như các triều đại phong kiến Việt Nam sau mỗi cuộc lật đổ chế độ cũ, thì thường « phá », giết hại những người thuộc chế độ cũ, rồi mới bắt tay xây dựng chế độ mới, nhưng Nhật Bản thì thường trọng dụng, thu phục những người thuộc chế độ cũ để xây dựng chế độ mới. Ví dụ thứ hai là các tướng lĩnh hay những nhà lãnh đạo có thể thay đổi ý kiến rất nhanh vì đại cục chứ không vì sĩ diện hảo của bản thân, như có thể trước đó họ phản đối việc hợp tác với Phương Tây, nhưng sau nhận thấy hợp tác với Phương Tây là con đường duy nhất cứu đất nước, họ liền hợp tác ngay với « đảng đối thủ của Nhật Bản » để cùng làm. Cái này thì Việt Nam còn thua xa, ngay hiện tại, nguy cơ mất nước đến chân mà các đảng còn « bảo thủ vì đảng riêng » mà không dám bắt tay nhau vì lợi ích chung của dân tộc. Liệu các ông có đọc và hiểu về lịch sử Nhật bản và rút ra bài học cho mình ?
-       
        _   Người làm việc là một nghệ sĩ :  dù làm việc gì họ rất tận tâm, người ngoài nhìn vào như có vẻ họ khổ tâm, lao lực quá, nhưng đối với họ làm việc không chỉ là trách nhiệm mà còn là niềm vui. Cái này mình hoàn toàn hiểu được vì bản thân mình cũng chưa bao giờ thấy làm việc là vất vả cả, chỉ thấy làm điều mình thích thì còn hạnh phúc nào bằng.

     Mọi người có thể mua sách bản đọc online giá rẻ chỉ vài chục ngàn, thanh toán bằng thẻ ngân hàng qua trang sau http://m.alezaa.com/

mercredi 28 mai 2014

Một phút khoe sách 2: Tâm lý học đám đông, Những nhà cải cách giáo dục tiêu biểu trên thế giới, Khuyến học


Vụ Biển Đông làm mình thay đổi nhiều. Và nó cũng là cú sốc đủ mạnh giúp mình trả lời một số câu hỏi cá nhân.
Học để làm gì ? Học để sống và chung sống có ích.
Lĩnh vực nào mình cần quan tâm đầu tiên ? Triết lý sống, chính trị, kinh tế, giáo dục, và chuyên môn của mình.

Mấy ngày này, đôi khi mình phải quên đi cái đề tài tiến sĩ của mình để đọc các sách về các lĩnh vực trên. Bởi cuộc sống này nó « vô thường » quá, rất dễ thay đổi. Chỉ cần một viên đạn lạc ngoài khơi kia là đủ để bắt đầu một vết dầu loang với tốc độ không kiểm soát được. Rồi tổng động viên, rồi những người bạn, người thân, người yêu (nếu có), và chính mình sẽ là nguyên liệu để làm nên cái đám cháy vô nghĩa đó. Những con thiêu thân chính thống.

Càng đọc sách nhiều, càng thấy Việt Nam hoàn toàn có khả năng tìm ra giải pháp để tự cứu mình. Chỉ là câu hỏi, mỗi người dân có thay đổi tư duy và hành động hay không ?

1. Quyển sách « Tâm lý học đám đông » : trình bày một cách sinh động dễ hiểu các ưu, nhược điểm của « tâm lý đám đông » ; cái mà xã hội Việt Nam bị ảnh hưởng rất mạnh. Điều quan trọng nhất còn động lại trong mình là ý nghĩ « Xã hội nào tâm lý đám đông càng mạnh thì xã hội đó càng hoang dã và tàn bạo như thời nguyên thủy vậy ».

2. Quyển sách « Chân dung các nhà cải cách giáo dục tiêu biểu trên thế giới » : Quyển sách giới thiệu các nhà cải cách giáo dục nổi tiếng của Đức, Nhật, Mỹ, Mexico, Argentina…Cuộc cải cách của Fukuzama của Nhật đã thành công và giờ nước Nhật rất mạnh. Tư tưởng cải cách giáo dục của John Dewey (Mỹ) và Maria Montessori (Đức) có tầm ảnh hưởng không chỉ ở nước Mỹ, Đức mà còn ảnh hưởng đến toàn thể giới. Tư tưởng cải cách của Thái Nguyên Bồi (Trung Quốc) và Dimitri Glinos (Hy Lạp) không thành công và giờ Trung Quốc trở thành một « anh chàng to béo xấu tính nhất thế giới » và Hy Lạp trở thành « kẻ ăn vạ » của châu Âu….Đó là mình chứng hùng hồn cho câu « giáo dục là chìa khóa cho sự vững mạnh của đất nước ». Việt Nam thì sao ? Nếu so sánh những « cải cách » của Việt Nam thì có thể nói cuộc cải cách giáo dục Việt Nam vẫn chưa hề dám đặt những câu hỏi lớn chứ đừng nói là tìm được câu trả lời đúng.

3. Quyển sách « Khuyến học » của Fukuzama, Nhật Bản. Chỉ đang đọc vài trang của quyển sách mà mỗi câu, mỗi từ ông viết như là đang nói thực trạng Việt Nam hiện tại vậy…Quyển sách này đã từng bán 3,4 triệu bản trong khi tổng dân Nhật Bản là 35 triệu dân thời đó (Tức cứ 10 người có 1 người đọc). Và đến nay đã tái bản đến 76 lần. Vậy ở Việt Nam khi nào mới xuất hiện một Fukuzuma, và bao nhiêu người sẽ đọc quyển sách này ?

Link tải miễn phí:
1. Tâm lý học đám đông http://download.com.vn/docs/tam-ly-hoc-dam-dong-ebook/download
2. Những nhà cải cách giáo dục tiêu biểu trên thế giới (sách này phải mua online tại
http://m.alezaa.com/view.php?id=x1dGCLKRPgd)
3. Khuyến học của Fukuzama: https://docs.google.com/file/d/0B0u_zAAT7KXdekFGZEg3TnFsR00/edit hoặc http://gacsach.com/doc-online/64198/khuyen-hoc-phan-01.html

hoặc https://docs.google.com/file/d/0B0u_zAAT7KXdemVxUWh0WFhJeVU/edit

lundi 26 mai 2014

Ủng hộ của bạn bè quốc tế : xin đừng ảo tưởng


Tất nhiên việc biểu tình đang diễn ra ở nhiều thành phố trên thế giới do các sinh viên, các cô bác Việt kiều tổ chức là rất quan trọng, góp thêm tiếng nói để thêm nhiều người bạn quốc tế biết được sự sai trái của chính quyền Trung Quốc trên Biển Đông. Và mình chắc chắn trong tương lai còn tổ chức nhiều hoạt động phong phú khác nữa. Vì các bạn ở nước ngoài là vị trí thuận lợi nhất để làm việc này. Việc này là phản kháng tất yếu khi có anh chàng to béo muốn dựt củ cà rốt thì anh X phải đi gõ mõ, khuê chuông để « mách » với những sinh viên khác là mình đang bị bắt nạt đấy, các anh liệu hồn, rồi sẽ một ngày các anh là nạn nhân đó.

Nhưng có một số thực tế mình nhận thấy để không tự ảo tưởng cho chính bản thân mình :
-        _  Giường như báo chí quốc tế và cụ thể là Pháp vẫn viết theo lối trung lập. Và hiện tại thì tin đăng về vụ bạo động còn nhiều hơn là về vụ va chạm trên biển Đông.
-        _  Các báo Việt Nam khi đưa tin về biểu tình ở nước ngoài có vẻ hơi «vui mừng  và phóng đại thái quá » về những gì đang diễn ra trên thực tế. Đọc các bài báo đó nếu mình không trực tiếp tham gia một cuộc biểu tình thì cứ tưởng như cả thế giới ủng hộ Việt Nam vậy và như thể cuộc biểu tình đó có tiếng vang và tầm ảnh hưởng nhiều lắm tại các nước sở tại vậy. Nhưng kì thực, theo như các cuộc biểu tình ở Pháp, hiện tại chưa có cuộc biểu tình nào được báo Pháp đăng tin cả. Và rất ít người nước ngoài biết về những gì đang xảy ra. Mà nếu có tin tức đó cũng lẫn trong hàng chục tin khác họ nhận được hằng ngày thôi.
-      _    Nếu hi vọng các « bạn bè quốc tế » xuống đường, ủng hộ mạnh mẽ Việt Nam, có khi phải đợi máu của mình phải đổ nhiều lắm họ mới động đậy. Xin đừng ảo tưởng quá nhiều.

Biểu tình, tìm bằng chứng, phản đối….chỉ là biện pháp tình thế. Cái gốc vẫn là « cải cách giáo dục », « phát triển kinh tế », phát huy « tự do cá nhân và dân chủ », và thôi đừng "ngây thơ" nữa, tự trao dồi thêm "kiến thức về kinh tế, chính trị, giáo dục" đi, đừng chỉ biết lo những niềm vui cá nhân nữa, nếu cứ ngây thơ hoài thì rất dễ để cuộc đời mỗi cá nhân nằm trong tay định đoạt của những kẻ mạnh và hiểu biết thôi!!  

vendredi 16 mai 2014

Vụ bạo động ở Bình Dương, Hà Tĩnh : cách xử lý






Vụ việc vô cùng nghiêm trọng : Mấy ngày trước đây báo quốc tế thông tin rất ít về tranh chấp Biển Đông, mà họ viết cũng theo tinh thần trung lập là chính, tức không nói ai đúng ai sai cả. Nhưng từ khi có vụ bạo động của công nhân ở Bình Dương và Hà Tĩnh thì thông tin này đã xuất hiện rất nhiều trên báo quốc tế, và tất nhiên là phía Việt Nam sai. Và con số 20 người chết, hằng trăm người bị thương là một sự nghiệm trọng vô cùng. Có lẽ chưa bao giờ hình ảnh Việt Nam lại xấu thế.

Cách xử lý hiện tại :
1. Chính phủ và người dân Việt Nam cần phải nói lời xin lỗi đến toàn bộ người bị
nạn, gia đình và đất nước liên quan. Giờ không phải là giây phút phân tích đúng sai mà là lúc thu phục nhân tâm. Phần nào mình sai thì mình phải can đảm nhận lỗi thì người bị nạn và thế giới mới có thể rộng lượng tha thứ. Mình nghĩ một lời xin lỗi trực tiếp từ chính phủ hay một hình thức xin lỗi mang tính quốc gia mới đủ sức thể hiện sự « cầu tiến » và « thiện chí hòa bình » từ Việt Nam.
2. Bình tĩnh : Bị ai đó tới giựt củ cà rốt vốn thuộc sở hữu của mình thì đúng là tức thật. Nhưng chúng ta không thể « quyết sống chết » chỉ vì củ cà rốt được. Của cải là vật ngoài thân. Tính mạng con người mới là quan trọng. Liệu mình sẽ sống chết với một tên giang hồ, hay nên bình tĩnh tìm bằng chứng kết tội tên côn đồ với bạn bè quốc tế, nên tránh tên giang hồ đó để có thêm thời gian xây dựng đất nước cho mạnh hơn, nên giữ hòa khí để có thời gian liên hệ với các bạn Trung Quốc để thuyết phục các bạn ấy về những chính sách sai lầm của chính phủ bạn ấy. Đây là cuộc chiến của một số con người cá thể nào đó, muốn dùng xương máu của đồng loại để làm bá chủ thế giới ; chứ nó không phải là cuộc chiến giữa hai dân tộc.

jeudi 15 mai 2014

Quyết sống cho tổ quốc hòa bình


Mình sẽ cố gắng viết note thường xuyên hơn. Dù việc này mình không muốn vì nếu mình viết mà chưa chịu đọc nhiều, chưa chịu suy nghĩ, chưa tự độc thoại, tự tranh cải trong chính bản thân mình thì cái note đó sẽ không rõ ràng và hợp lí. Nhưng note này mình viết để nhắc nhở chính bản thân mình về nhiệm vụ chính hiện tại mình phải làm.

Có thể nhiều người quen, người bạn, người thân trong gia đình cũng đang nhận thấy mình đang thay đổi hàng ngày. Và không hiểu cuối cùng thì mình đang làm gì và vì sao. Đối với mình, chân thật và chia sẽ có lẽ là hai động từ ảnh hưởng đến mình nhiều nhất.

Cuộc sống du học là một hành trình thử thách, giúp bạn khám phá bản thân. Đó là sự xung khắc của văn hóa ta – tây. Giai đoạn đầu vào năm thứ nhất, mình hoàn toàn tự ti vì sợ không thể hoàn thành đề tài. Mình đã từng viết email cho thầy cô ở Viêt Nam xin ý kiến được về nước, viết thư cho người phụ trách học bổng để hỏi thủ tục xin nghỉ học. Và có những lúc tồi tệ nhất mình đã từng có ý nghĩ « tự tử ». Nhưng rồi, sau đó bằng cách lắng nghe mong muốn ẩn sâu trong bản thân là muốn làm thật nhiều điều ý nghĩa cho cuộc sống của người khác. Thật là mâu thuẫn nhưng đó là sự thật, khi mình quên đi vấn đề của mình và muốn làm những điều ý nghĩa cho người khác lại là động lực giúp mình vượt qua cánh cửa tử thần đó. Trong cuốn « Thức tỉnh mục đích sống » nói đúng, chính những cú sốc tâm lý, những giây phút tử thần đó giúp mình nhận ra ý nghĩa thực sự của cuộc sống là gì. Và cũng chính sự kiện đó khiến mình nhạy cảm hơn khi quan sát cuộc sống xung quanh.

Mình tham gia công tác từ thiện "Cơm có thịt tại Grenoble", lập trang chia sẻ về chuyên ngành "Nhipcauduoclamsang" và tập viết blog cá nhân "Xách balô lên và lang thang -  Lặng nhìn cuộc sống" để chia sẽ những cảm nhận về cuộc sống ở đây. Và càng chia sẽ, càng so sánh cuộc sống ở đây và ở nhà, mình đã luôn khắc khoải một điều, tại sao cuộc sống ở đây lại có nhiều cái đáng cho mình học hỏi như vậy ? Liệu mình có thể làm gì để thay đổi không ? Cách duy nhất mình có thể làm hiện tại là chia sẽ thông tin thôi. Nhưng chắc chắn khi về nước mình mình sẽ cố gắng biến nó thành những hành động thực tiễn hơn.

Một số điều mình tâm niệm là :
-       1. Đừng tự ti và cũng đừng tự tin quá, nhưng chắc chắn phải cởi mở trong tư duy để học hỏi : Nói thật một điều là bản thân mình cư xử nhiều cái « như con nít » chưa được dạy bảo đến nơi đến chốn vậy nếu so với một bạn Tây như không giữ gìn vệ sinh chung, hay ghen tỵ, thiếu trách nhiệm, không đúng giờ, hay làm việc riêng, hay không nói lời cảm ơn, xin lỗi khi cần thiết, hay giấu dốt, hay lừa dối, không trung thực....Rồi ngoại ngữ kém, kĩ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm, kĩ năng tranh luận…rất kém. Nếu điểm qua những cái đó thì dài lắm và hồi đầu mình rất hay so sánh mình với bạn Tây, rồi điều đó làm mình tự ti vô cùng. Nhưng rồi mình đọc về lý thuyết phạm lỗi bên nghành Dược, họ bảo rằng, lỗi xảy ra không phải là do cá nhân mà thường là lỗi do hệ thống, chỉ là bạn là người cuối cùng, là nơi lỗi bộc lộ, nhưng nguyên nhân của nó thì do tích lũy các nguyên nhân « hệ thống » , tức nguyên nhân xa xôi như gia đình, nhà trường, xã hội đã không dạy bạn những điều đó. Thực hành bước đó, mình đã tự tha thứ cho chính mình. Bước tiếp theo là mình cố gắng thay đổi từ những việc nhỏ nhất. Mình bắt đầu tập quan sát bạn Tây và bắt chước làm theo. Mình chủ động lau bàn ăn và để ghế lại đúng vị trí cũ khi rời bàn ăn, không dùng vé lậu tàu điện ngầm, hỏi khi không hiểu, giữ yên lặng khi ngồi trên xe bus, nói cảm ơn, xin lỗi thường xuyên hơn, bắt đầu đọc sách, thử đi du lịch một mình…Cứ mỗi lần thay đổi những việc nhỏ đó, mình càng tự tin hơn. Mình luôn tự nhủ, còn nhiều cái mình phải thay đổi, tự khắc phục. Mình còn nhiều điều chưa đúng không phải lỗi của mình, nhưng nếu mình để những điều đó tiếp tục lặp lại dù mình biết đó là sai, thì đó lại là lỗi của mình rồi.


Mình nghĩ có nhiều cái tương đồng nếu so sánh hành trình hòa nhập cá nhân của chính bản thân mình với cuộc sống ở đây với hành trình hòa nhập của đất nước Việt Nam và thế giới. Nếu đem ra so sánh các mặt, thì Việt Nam nói thật là đang ở top "đội sổ" của thế giới. Nhưng đó không phải là lỗi của Việt Nam. Mà đó là lỗi hệ thống do quá khứ gây ra. Một quá khứ chìm đắm trong chiến tranh quá lâu. Để rồi, mỗi lần thoát khỏi chiến tranh, Việt Nam lại đứng vào vạch xuất phát ban đầu. Nhưng nếu hiện tại, mỗi người dân không có ý thức thay đổi thì sẽ rất nguy hiểm.

Có một số điểm mình thấy quan trọng là :
-        1.  Trung thực – tham nhũng : mình chưa bao giờ dám chê trách mấy bác tham nhũng cả vì bản thân mình cũng tham nhũng. Hồi mình học ở HN phải đi tàu từ HN – Huế, mình vẫn mua giả vé tàu trong khi bắt xe bus về Huế để đề nghị trường thanh toán (vé tàu đắt hơn vé xe bus) để « tham nhũng » số tiền chênh lệch đó. Nhìn những cái sai to tướng của người khác để đấu tranh và xóa sổ thì dễ lắm, nhưng tự nhận thấy cái lỗi của mình, rồi khắc phục thì nó khó khăn gấp vạn lần.Người chức càng cao càng khó giữ mình thanh sạch. Mình ở vị trí thấp nếu quen "tham nhũng" những cái nhỏ thì khi leo lên cái vị trí cao kia, sao dám chắc mình không "tham nhũng" những cái lớn ? 
-        2.  Giáo dục – Sách : nó là chìa khóa, là công cụ, là vũ khí hiệu quả nhất để giải quyết tất cả các vấn đề hiện tại của Việt Nam. Nếu chừng nào chưa lôi kéo mọi người thay đổi thói quen đọc sách, tham gia thảo luận các vấn đề và đề ra giải pháp cho giáo dục thì ngày đó Việt Nam còn nguy khốn.
-       3.   Văn hóa sống trong thời bình : mình nghĩ cái dân tộc Việt Nam còn thiếu là tư duy và hành động để sống trong thời bình. Điều này cũng dễ hiểu vì thời gian sống trong hòa bình của Việt Nam quá ngắn ngủi so với thế giới. Nên cái văn hóa đó đôi khi mới xây dựng chưa được bao lâu thì lại vị chiến tranh san bằng. Cũng như một đôi yêu nhau, đám cưới chỉ là một cái mốc nhưng nó không bảo đảm sự hạnh phúc vĩnh cữu của gia đình. Hạnh phúc sau hôn nhân phải là sự chung thay của từng thành viên trong gia đình. Việt Nam đã có câu « quyết tử cho tổ quốc quyết sinh » nhưng trong thời bình thì lại chưa xây dựng được câu « quyết sống cho tổ quốc hòa bình ». Chết thì trong tích tắc, nhưng quyết sống và đấu tranh với chính bản thân trước những việc đúng sai hàng ngay, cuộc chiến không tiếng súng, không trọng tài, thẩm phán đó mới đáng sợ, mới khó khăn, khốc liệt làm sao.
-     4.     Niềm tin : Việt Nam đã chiến thắng tất cả những kẻ thù mạnh nhất trong chiến tranh. Điều đó chứng tỏ Việt Nam mạnh trong hoàn cảnh chiến tranh. Vì vậy, nếu Việt Nam biết phát huy nội lực của mình trong thời bình, thì Việt Nam sẽ làm được như Nhật Bản. Sẽ rất khó, khó vô cùng ấy, nhưng phải có niềm tin thì mới làm được. Nếu thế hệ tôi chết đi vẫn chưa làm được, thì tôi sẽ dạy cho con tôi tiếp tục cái niềm tin đó. Nếu thế hệ con tôi chưa làm được thì thế hệ tiếp theo phải làm được…