mercredi 28 mai 2014

Một phút khoe sách 2: Tâm lý học đám đông, Những nhà cải cách giáo dục tiêu biểu trên thế giới, Khuyến học


Vụ Biển Đông làm mình thay đổi nhiều. Và nó cũng là cú sốc đủ mạnh giúp mình trả lời một số câu hỏi cá nhân.
Học để làm gì ? Học để sống và chung sống có ích.
Lĩnh vực nào mình cần quan tâm đầu tiên ? Triết lý sống, chính trị, kinh tế, giáo dục, và chuyên môn của mình.

Mấy ngày này, đôi khi mình phải quên đi cái đề tài tiến sĩ của mình để đọc các sách về các lĩnh vực trên. Bởi cuộc sống này nó « vô thường » quá, rất dễ thay đổi. Chỉ cần một viên đạn lạc ngoài khơi kia là đủ để bắt đầu một vết dầu loang với tốc độ không kiểm soát được. Rồi tổng động viên, rồi những người bạn, người thân, người yêu (nếu có), và chính mình sẽ là nguyên liệu để làm nên cái đám cháy vô nghĩa đó. Những con thiêu thân chính thống.

Càng đọc sách nhiều, càng thấy Việt Nam hoàn toàn có khả năng tìm ra giải pháp để tự cứu mình. Chỉ là câu hỏi, mỗi người dân có thay đổi tư duy và hành động hay không ?

1. Quyển sách « Tâm lý học đám đông » : trình bày một cách sinh động dễ hiểu các ưu, nhược điểm của « tâm lý đám đông » ; cái mà xã hội Việt Nam bị ảnh hưởng rất mạnh. Điều quan trọng nhất còn động lại trong mình là ý nghĩ « Xã hội nào tâm lý đám đông càng mạnh thì xã hội đó càng hoang dã và tàn bạo như thời nguyên thủy vậy ».

2. Quyển sách « Chân dung các nhà cải cách giáo dục tiêu biểu trên thế giới » : Quyển sách giới thiệu các nhà cải cách giáo dục nổi tiếng của Đức, Nhật, Mỹ, Mexico, Argentina…Cuộc cải cách của Fukuzama của Nhật đã thành công và giờ nước Nhật rất mạnh. Tư tưởng cải cách giáo dục của John Dewey (Mỹ) và Maria Montessori (Đức) có tầm ảnh hưởng không chỉ ở nước Mỹ, Đức mà còn ảnh hưởng đến toàn thể giới. Tư tưởng cải cách của Thái Nguyên Bồi (Trung Quốc) và Dimitri Glinos (Hy Lạp) không thành công và giờ Trung Quốc trở thành một « anh chàng to béo xấu tính nhất thế giới » và Hy Lạp trở thành « kẻ ăn vạ » của châu Âu….Đó là mình chứng hùng hồn cho câu « giáo dục là chìa khóa cho sự vững mạnh của đất nước ». Việt Nam thì sao ? Nếu so sánh những « cải cách » của Việt Nam thì có thể nói cuộc cải cách giáo dục Việt Nam vẫn chưa hề dám đặt những câu hỏi lớn chứ đừng nói là tìm được câu trả lời đúng.

3. Quyển sách « Khuyến học » của Fukuzama, Nhật Bản. Chỉ đang đọc vài trang của quyển sách mà mỗi câu, mỗi từ ông viết như là đang nói thực trạng Việt Nam hiện tại vậy…Quyển sách này đã từng bán 3,4 triệu bản trong khi tổng dân Nhật Bản là 35 triệu dân thời đó (Tức cứ 10 người có 1 người đọc). Và đến nay đã tái bản đến 76 lần. Vậy ở Việt Nam khi nào mới xuất hiện một Fukuzuma, và bao nhiêu người sẽ đọc quyển sách này ?

Link tải miễn phí:
1. Tâm lý học đám đông http://download.com.vn/docs/tam-ly-hoc-dam-dong-ebook/download
2. Những nhà cải cách giáo dục tiêu biểu trên thế giới (sách này phải mua online tại
http://m.alezaa.com/view.php?id=x1dGCLKRPgd)
3. Khuyến học của Fukuzama: https://docs.google.com/file/d/0B0u_zAAT7KXdekFGZEg3TnFsR00/edit hoặc http://gacsach.com/doc-online/64198/khuyen-hoc-phan-01.html

hoặc https://docs.google.com/file/d/0B0u_zAAT7KXdemVxUWh0WFhJeVU/edit

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire