samedi 28 février 2015

NactaVi - Dự án trồng rau sạch Việt Nam tại Pháp!



Hôm ni theo chân một em nghiên cứu sinh năm 2 về ngành kĩ thuật đi.... làm vườn. Đó là ý tưởng khởi nghiệp của em ấy nhằm xây dựng một thương hiệu Việt trồng rau sạch bio để bán cho cộng đồng châu Á và có thể mở rộng ra cộng đồng Pháp nói chung. Cùng đi với mình là một bạn nam khác cũng đang làm nghiên cứu sinh. Băng qua con đường ven sông đầy cây xanh quen thuộc, băng qua công viên Parc d'Ile d'Amour, là đến mảng đất canh tác rau sạch. Khi nghe em T. giới thiệu đó là mảnh vườn của một "ông nông dân Pháp" mà em ấy đang có ý định hợp tác. Trong đầu đã tưởng tượng ra hình ảnh những "ông già Pháp" đáng yêu mà mình từng ngựt râu trước đây. Nhưng thật bất ngờ, ở đó tụi mình làm quen và được hôn má với khoảng 6-7 anh chàng trai Pháp còn trẻ, ngời sức trẻ, cơ bắp cũng bình thường đang đào đất, băng bạt cho mảnh đất cùng với một cô bạn Pháp duy nhất. Trong số đó, cũng có một số người đang làm nghiên cứu sinh và chỉ tham gia làm vườn để "thay đổi không khí". Họ kể rằng, mỗi người đều có mảnh vườn trồng rau sạch riêng, và họ thường  luân phiên giúp nhau làm vườn như thế. Vì thấy dáng vẻ "nông dân thực thụ" của mình, họ giao cho công việc "vất vả" nhất, phân loại rễ bạc hà và rễ cây dại...

Trong quá trình làm vườn, mình thỏa luận với em T. chi tiết hơn về kế hoạch Start-Up của em ấy. Mình ủng hộ kế hoạch này ngay từ đầu biết tin vì từ lâu mình ngắm nghía nền nông nghiệp Pháp đã mơ hồ nhận thấy, những người nông dân Pháp đã dùng cái đầu ốc công nghiệp - quản lý để làm nông nghiệp từ lâu chứ bản thân họ không còn là "nông dân cổ điển" nữa rồi. Trên những cánh đồng rộng mênh mông của Pháp, bạn sẽ thấy hệ thống tưới nước tự động, thấy các máy móc rải rác, thấy mọi thứ trên cánh đồng gọn gàng, sạch sẽ vô cùng...cây cối tươi tốt, ngay hàng thẳng lối..mà rất hiếm thấy bóng người...Rồi sản phẩm nào người ta cũng đăng kí thương hiệu, đăng kí bản quyền...Rồi người ta thành lập nhiều hội, dịch vụ áp dụng ý tưởng chia sẽ kinh nghiệm hay sản phẩm lẫn nhau...
Rồi trong thành phố, nhu cầu làm vườn của người dân để giải trí càng ngày càng cao. Thành phố hiểu rõ nhiều hộ gia đình chung cư không có đất làm vườn nên có nhiều dịch vụ "làm vườn chung". Tức đó là một mảnh đất chung, ai muốn đăng kí làm vườn thì đăng kí một mảng đất nhỏ trong khu vườn chung đó, họ sẽ được hướng dẫn về kĩ năng làm vườn, chăm sóc, thu hoạch này nọ...
Quay lại ý tưởng khởi nghiệp đó, mình đã từng tự hỏi nhiều lần đi siêu thị Pháp có rất nhiều mặt hàng đặc sản của Việt Nam nhưng hình như không có mặt hàng nào hoặc rất ít mặt hàng "made in VN" kể cả gạo, nước mắm, bánh tráng, nem...cũng đều là Thái Lan, Indo, China làm. Các doanh nghiệp Việt đang kèn cựa, cạnh tranh bán sống bán chết trong nước mà không thèm tấn công thị trường này ? Hay các doanh nghiệp có tư tưởng muốn đánh mạnh ngành công nghệ cao mà coi thường nông nghiệp ?
Dù sao, không biết VN có làm được con ốc vít gì đó hay không ? Điều mình biết chỉ là 60% dân Việt là nông dân, nhìn xung quanh mỗi người, mỗi gia đình có 60% người làm nông. Chừng nào không thay đổi cách thức sản xuất nông nghiệp, cái nền tảng thế mạnh ban đầu đó, thì những ngành dịch vụ khác như kinh tế, ngân hàng, vận chuyển, ...y tế cũng đều đói meo râu:)
Vì vậy, nếu về nhà, mình cũng cố gắng có một mảnh vườn nhỏ, để sau này thất nghiệp, chắc sẽ chuyển nghề làm nghề nông dân mới.

Chúc cho dự án start-up NactaVi thành công!

FB giới thiệu NactaVi: https://www.facebook.com/nactavi

lundi 23 février 2015

Hi sinh sẽ giết chết tình yêu!


Tối qua tình cờ lại xem được một bức ảnh mà người ấy chắc cố ý tạo lâu rồi để gửi cho mình. Nhưng hôm qua mới tình cờ nhìn thấy. Đúng là một cảm giác không thể tả được!

Mình đã từng khuyên con mình, nếu là con gái thì hay yêu ai yêu mình hơn yêu bản thân họ. Và hi sinh là thử thách cao nhất của tình yêu.

Nhưng mình đã lầm. Hi sinh không bao giờ là nền tảng của tình yêu thực sự. Hi sinh trói buộc con người ta với nợ nần. Rồi người ta đến với nhau vì nợ nần hay vì tình yêu? Mình thích cái cách tiếp cận của Osho về tình yêu và tình dục. Ông ấy coi đó là một thú vui chứ không phải là tội lỗi như đa phần các tôn giáo khác. Mọi tôn giáo đều khuyên người ta hạn chế ham muốn. Nhưng thực ra ham muốn vốn không xấu, nó là động lực của phát triển. Chỉ là đừng để nó kiểm soát cuộc sống của mình mà chỉ nên là phương tiện để thử thách mình mà thôi. Tình yêu thực sự xây dựng trên nền tảng tận hưởng chứ không phải là từ sự hi sinh!

Chưa bao giờ mà mình sợ nợ nần và sự hi sinh của người khác như lúc này! Mình cũng từng làm nhiều việc "vô công rồi nghề vì người khác" nhưng nếu coi nó là sự hi sinh thì mình đã không làm. Mình làm đơn giản vì cảm nhận ý nghĩa của những việc mình làm làm giàu có thêm đời sống của bản thân mình!

Chưa bao giờ mình lại mong muốn được tự do và cảm thấy tự do như bây giờ. Mọi cánh cửa được mở ra và nó sẽ đóng lại với bất cứ ai gõ cửa và nói tôi muốn hi sinh vì bạn.

Bức thư tình cuối cùng!

  

jeudi 19 février 2015

Phim "Love, Rosie" - "Nơi cuối cầu vòng"


Tình cờ một cậu em giới thiệu phim này trên facebook. May mắn tìm được phiên bản free. Một bộ phim tình cảm pha nét hài hước, với nhiều tình tiết, thay đổi, bước ngoặt bất ngờ. Bộ phim diễn biến nhanh, nhiều kịch tính nhưng được kể lại với cái nhìn hài hước nên nó không mang cái bi lụy như những bộ phim tình cảm kinh điển. Nhưng những lúc cần tính tự sự, cần chiều sâu thì bộ phim lại dừng thước phim và đưa người xem đến những rung động tinh tế để cảm nhận tình yêu sâu sắc giữa bố và con, giữa bạn bè, vể giấc mơ, ý nghĩa cuộc sống...Sau "Romeo and Juliette", "Letters to  Juliet" (Thư gửi Juliet), "Pride and Prejudice" (Kiêu hãnh và định kiến), "Love, Rosie "(Nơi cuối cầu vòng - Bồng bột tuổi dậy thì) là một bộ phim tình cảm lãng mạn đáng xem của điện ảnh Anh. Kết thúc bộ phim là câu hỏi của chàng Rex giành cho nàng Rosie "Rosie Dunne, tớ có thể đưa cậu đến dự vũ hội không ?".  






 Link xem phim free có phụ đề tiếng Việt: http://www.phimmoi.net/phim/noi-cuoi-cau-vong-bong-bot-tuoi-day-thi-1724/xem-phim.html

mardi 17 février 2015

Adam, Eva, Tàu Titanic và Tảng băng!


Ngồi trên tàu điện ngầm, tình cờ nghe 2 chàng Adam tán phét:)
Anh chàng Adam 1 bảo: "Tao sẽ dùng mọi phương tiện đi đến vườn địa đàng để gặp Eva. Khi có sóng to tao dùng thuyền, khi có gió lớn tao dùng khinh khí cầu, khi có dép...tao dùng chân. Nhưng chắc chắn tao sẽ gặp được nàng."

Anh chàng Adam 2 thì bảo: "Tao cũng sẽ đi đến vườn địa đàng để gặp Eva. Nhưng bản tính tao kiên định và trung thành, nên dù có chuyện gì xảy ra, tao cũng sẽ kiên định gắn bó với con thuyền Titanic của tao để đến đó, kể cả có phải đâm băng. Ta yêu nàng nhưng ta yêu chiếc thuyền Titanic và tảng băng hơn:)"



lundi 16 février 2015

Ai lại có quyền làm điều đó ? - Qui a le droit ?



Lời dịch một bài hát tiếng Pháp "Ai lại có quyền làm điều đó ? - Qui a le droit ?" nhân đọc và tìm hiểu về ý nghĩa ngày 17-2-1979!!!!

Người ta đã bảo con rằng đừng đặt quá nhiều câu hỏi
Những gì con biết rất nhỏ bé, và cuộc sống rồi sẽ tự trả lời cho con
Con muốn biết tất cả để làm gì
Hãy nhìn vào không trung và xem con có thể nhận ra điều gì

Người ta đã bảo con phải lắng nghe lời của bố
Nhưng bố đã không nói cho con điều gì khi bố ở bên con
Còn mẹ thì bảo con quá nhỏ để có thể hiểu mọi chuyện
Và rồi con lớn lên với những khoảng trống lớn cần lấp đầy

Ai lại có quyền ? Ai lại có quyền ?
Ai lại có quyền làm như thế với
Một đứa trẻ nhẹ dạ vô cùng
Luôn tin vào những gì người lớn nói

Người ta giành cả đời để nói lời cảm ơn
Nhưng cảm ơn ai ? Và cảm ơn về điều gì ?
Vì đã làm nước mắt rơi như mưa hay vì những ngày nắng đẹp ?
Cho những đứa trẻ mà họ đã đang tâm nói dối

Người ta bảo con rằng mọi người tất thẩy đều giống nhau
Đều có rất nhiều vị thần nhưng chỉ có một mặt trời duy nhất
Uh, nhưng con tự hỏi mặt trời đang tỏa sáng hay là đang bốc cháy ?
Nó đang chết khát hay đang uống những bong bóng ảo tưởng ?

Và bạn cũng thế, tôi biết chắc người ta cũng kể với bạn
Những câu chuyện hay ho, nhưng giờ bạn lại nhận ra đó là những điều nhảm nhí
Để rồi giờ đây, chúng ta phải lần mò trên con đường này
Song hành cùng nổi sợ hãi, nỗi lo lắng, và đầy điều nghi hoặc

Ai lại có quyền ? Ai lại có quyền ?
Ai lại có quyền làm như thế với
Một đứa trẻ nhẹ dạ vô cùng
Luôn tin vào những gì người lớn nói

Người ta giành cả đời để nói lời cảm ơn
Nhưng cảm ơn ai ? Và cảm ơn về điều gì ?
Vì đã làm nước mắt rơi như mưa hay vì những ngày nắng đẹp
Cho những đứa trẻ mà họ đã đang tâm nói dối

On m'avait dit te poses pas trop de questions
Tu sais petit, c'est la vie qui t' répond
A quoi ça sert de vouloir tout savoir
Regarde en l'air et voit c' que tu peux voir

On m'avait dit faut écouter son père
Le mien a rien dit, quand il s'est fait la paire
Maman m'a dit t'es trop p'tit pour comprendre
Et j'ai grandi avec une place à prendre

Qui a le droit, qui a le droit
Qui a le droit d' faire ça
A un enfant qui croit vraiment
C' que disent les grands

On passe sa vie à dire merci
Merci à qui, à quoi ?
A faire la pluie et le beau temps
Pour des enfants à qui l'on ment

On m'avait dit que les hommes sont tous pareils
Y a plusieurs dieux, mais y' a qu'un seul soleil
Oui mais, l' soleil il brille ou bien il brûle
Tu meurs de soif ou bien tu bois des bulles

A toi aussi, j' suis sur qu'on t'en a dit
De belles histoires, tu parles que des conneries !
Alors maintenant, on s' retrouve sur la route
Avec nos peurs, nos angoisses et nos doutes

Qui a le droit, qui a le droit
Qui a le droit d' faire ça
A un enfant qui croit vraiment
C' que disent les grands

On passe sa vie à dire merci
Merci à qui, à quoi ?
A faire la pluie et le beau temps
Pour des enfants à qui l'on ment

 Video bài hát do Vox Angeli hát: https://www.youtube.com/watch?v=ovoHHDbHls8


dimanche 15 février 2015

Tâm lý đám đông và phân tích cái tôi




Mình đã đoán đúng là chủ đề tâm lý học là một chủ đề thú vị, nó mở cánh cửa hóa giải những bí ẩn về câu hỏi của Triết học một cách khoa học và cụ thể hơn "Tôi là ai ? Cái tôi là gì ? Tương tác giữa cái tôi và đám đông diễn ra như thế nào ?"

So với quyển "Tâm lý học đám đông" của Le Bon, thì quyển "Tâm lý đám đông và phân tích cái tôi" của Freud này viết khó đọc hơn. Nên sẽ hợp lý cho những ai mới bỡ ngỡ tìm hiểu tâm lý học nên đọc quyển của Le Bon trước khi đọc quyển này. Quyển này bàn đến nhiều câu hỏi rộng và sâu hơn. Và điều đặc biệt mà quyển này bổ sung cho quyển của Le Bon là: Freud đưa ra giả thuyết là chính "Ám thị và Libido (một dạng của tình yêu)" là sợi giây gắn kết tạo nên tính chất của đám đông (Chương 4). 

Chương 7. "Đồng nhất hóa" đưa ra nhiều lý giải về hiện tượng tâm lý "mặc cảm Ơđíp" và "hội chứng "Ơđíp". Là phản ứng tâm lý của bé trai hay bé gái trong mối quan hệ của chúng với bố mẹ. Chương này giúp mình có kiến thức nền để hiểu hơn về những giả thuyết đưa ra trong video "Bên trong trí não của Hitler". Rằng chính hội chứng này đã là nguyên nhân chính làm cho Hitler cực kì ghét bố và thương mẹ. 

Một chương khác mình cũng thấy thú vị là chương 8: "Tình yêu và thôi miên". Về ma lực thôi miên của người yêu (tình yêu). Về sự nhầm nhằng giữa cái tôi của mình và cái tôi của người yêu. Về hội chứng những chú nhím (hút và đẩy)...

Dưới đây là phần trích dẫn nguyên văn một số câu hay đoạn mình tâm đắc của quyển sách.
Ông Gustave Le Bon. Ông viết: (trang 165) “Sự kiện lạ lùng nhất quan sát được trong một đám đông tâm lí (Psychologische Masse) là như sau: dù các cá nhân có là ai đi chăng nữa, dù cách sống của họ, công việc của họ, tính cách hay trí tuệ của họ có thế nào đi chăng nữa, chỉ một việc tham gia của họ vào đám đông đã đủ để tạo ra một dạng linh hồn tập thể, buộc họ cảm, suy nghĩ và hành động khác hẳn lúc họ đứng riêng một mình. Một số tư tưởng và tình cảm chỉ xuất hiện và biến thành hành động khi người ta tụ tập thành đám đông. Đám đông tâm lí là một cơ thể lâm thời, được tạo ra từ những thành phần khác nhau, nhất thời gắn kết với nhau giống như các tế bào trong thành phần một cơ thể sống và bằng cách liên kết đó tạo ra một thực thể mới có những tính chất hoàn toàn khác với tính chất của các tế bào riêng lẻ.”

"hiện tượng vô thức đóng một vai trò quan trọng không chỉ trong hoạt đông của cơ thể mà cả trong các chức năng trí tuệ"

"hành động hữu thức của chúng ta xuất phát từ nền tảng vô thức, được tạo lập bởi ảnh hưởng di truyền."

"Trong đám đông mọi tình cảm, mọi hành động đều có tính hay lây, hay lây đến độ cá nhân sẵn sàng hi sinh quyền lợi của mình cho quyền lợi tập thể. Tuy nhiên hành vi đó là trái với bản chất của con người và vì vậy người ta chỉ hành động như vậy khi họ là một phần tử của đám đông”

"Quan sát cũng chỉ ra rằng khi cá nhân nằm trong đám đông náo động một thời gian - do ảnh hưởng của xung lực của đám đông hay do những nguyên nhân nào khác chưa rõ - cá nhân đó sẽ rơi vào trạng thái giống như trạng thái của người bị thôi miên..."

“Như vậy là khi tham gia vào đám đông có tổ chức mỗi người đã tụt xuống một vài nấc thang của nền văn minh. Khi đứng một mình có thể anh ta là người có văn hóa, nhưng trong đám đông anh ta là một gã mọi rợ, nghĩa là một sinh vật hành động theo bản năng. Anh ta có xu hướng dễ bộc phát, hung hãn, độc ác nhưng cũng dễ có những hành động hăng hái, anh hùng như những người tiền sử. Do tham gia vào đám đông mà người ta trở nên kém cỏi hẳn trong hoạt động trí tuệ."

"Ngay cả khi đám đông rất muốn một điều gì đó thì ước muốn đó cũng không tồn tại lâu, đám đông không có tính kiên trì. Đám đông không chấp nhận hoãn thực hiện ngay ước muốn của mình.
Đám đông vốn có xu hướng cực đoan nên chỉ những kích động phóng đại mới gây cho nó phấn khích mà thôi. Kẻ muốn có ảnh hưởng với đám đông chẳng cần lí lẽ đúng, hắn chỉ cần tạo ra những bức tranh thật rực rỡ, phóng đại và lặp đi lặp lại một chuyện là đủ. “Vì đám đông không nghi ngờ vào tính đúng đắn hay sai lầm của lí lẽ của nó trong lúc hiểu rõ sức mạnh của mình cho nên nó vừa thiếu khoan dung vừa sùng tín đối với thủ lĩnh. Đám đông tôn thờ sức mạnh, việc thiện đối với nó chỉ là biểu hiện của sự yếu đuối. Đám đông đòi hỏi các anh hùng của nó phải có sức mạnh và uy lực. Đám đông muốn bị thống trị, muốn bị đè nén. Nó muốn sợ kẻ thống trị. Đám đông rất bảo thủ, nó khinh bỉ mọi điều mới mẻ và tiến bộ, nó sùng kính tuyệt đối truyền thống"

"Trong khi trí tuệ của đám đông bao giờ cũng thấp hơn trí tuệ của một cá nhân thì về phương diện đạo đức nó có thể: hoặc là cao hơn rất nhiều hoặc là thua xa một cá nhân riêng lẻ."

“Lí lẽ và sự thuyết phục không thể nào chống lại được một số từ ngữ, một vài công thức có sẵn. Chỉ cần nói những từ đó hay những công thức đó trước đám đông với một thái độ sùng tín thì lập tức người ta sẽ cúi đầu và nét mặt sẽ đầy thành kính”

"Sau hết: đám đông không bao giờ khao khát chân lý. Họ đòi hỏi ảo tưởng mà họ không thể nào thoát ra được."

"Đám đông là một bầy đàn dễ sai khiến và không thể sống thiếu chúa tể. Đám đông khao khát phục tòng đến nỗi nó sẽ theo bản năng mà tuân phục ngay kẻ nào tuyên bố là chúa tể của nó. Nếu đám đông cần một lãnh tụ thì lãnh tụ cũng phải có một số phẩm chất cá nhân phù hợp. Chính hắn phải tin tưởng một cách cuồng nhiệt (vào một lí tưởng) để có thể đánh thức niềm tin ấy trong quần chúng; hắn phải có một ý chí đáng khâm phục để có thể truyền ý chí này cho đám đông nhu nhược ."

"Đúng là trong lĩnh vực hoạt động trí tuệ thì ta phải nhận rằng những kết quả quan trọng nhất của hoạt động tư tưởng, những phát minh kéo theo hệ quả to lớn, việc giải quyết các vấn đề phức tạp chỉ dành cho các cá nhân làm việc trong môi trường đơn độc."

"Những đặc điểm của đám đông: dễ khích động, bồng bột, đam mê, thiếu kiên định, bất nhất, thiếu kiên quyết và rất dễ cực đoan; đám đông chỉ có thể lãnh hội những dục vọng thô lậu và những cảm xúc đơn sơ; nó dễ bị ám thị, nông nổi trong suy nghĩ, dễ thay đổi ý kiến; nó chỉ chấp nhận những lí lẽ và kết luận đơn giản nhất. Đám đông dễ bị điều khiển và đe dọa, đám đông không có nhận thức về tội lỗi, về lòng tự trọng và trách nhiệm; nhưng do ý thức được sức mạnh của mình, nó sẵn sàng thực hiện mọi tội ác mà chỉ có những lực lượng tuyệt đối vô trách nhiệm cũng như có sức mạnh tuyệt đối mới dám làm. Nghĩa là nó hành động giống như một đứa trẻ thiếu giáo dục hoặc như một tên mọi mê muội được để xổng ra môi trường xa lạ với nó; trong những trường hợp tồi tệ nhất hành động của đám đông giống với hành động của bầy thú hoang chứ không còn là của đám người nữa."

"chúng tôi giả định rằng các mối liên hệ tình ái (diễn đạt một cách trung tính: những liên hệ tình cảm) là bản chất của linh hồn tập thể."

"mọi tôn giáo đều là tôn giáo của tình thương đối với những người cùng bổn đạo, và tôn giáo nào cũng tàn ác và không khoan dung với người không chịu theo nó."

"Schopenhauer đã có một so sánh nổi tiếng với những con nhím mùa đông để gợi rằng không một người nào có thể chịu nổi sự gần gũi quá mức của người khác. “Mùa đông lạnh giá, đàn nhím ép sát vào nhau cho ấm. Nhưng ngay lúc ấy chúng cảm thấy đau vì lông con nọ chọc vào con kia, chúng phải lùi xa nhau ra. Thấy rét chúng lại xích vào nhau và cứ thế chúng luẩn quẩn giữa hai nghịch cảnh đó cho đến khi tìm được một khoảng cách vừa phải thoải mái nhất”. Phân tâm học khẳng định rằng mọi liên hệ tình cảm gần gũi trong khoảng thời gian đủ lâu nào đó (quan hệ vợ chồng, tình bạn, cha con) [2] đều để lại cảm giác khó chịu mang tính thù nghịch chỉ có thể được loại bỏ bằng cách đẩy nhau đi."

"Đồng nhất hoá đóng vai trò nhất định trong việc phát triển mặc cảm Ơđíp. Đứa bé trai rất thích cha nó, nó muốn được trở thành như bố nó, nó muốn thay thế bố nó trong mọi hoàn cảnh. Như vậy là đứa bé bộc lộ hai liên kết khác nhau về mặt tâm lí: với mẹ là khao khát dục tính còn với cha là sự đồng nhất hoá với nhân vật lí tưởng. Đồng nhất hoá có tính cách nước đôi ngay từ đầu [4] , nó vừa là biểu hiện tình cảm âu yếm vừa là ước muốn loại trừ cha."

"Tình yêu nhục dục nhất định tắt ngay sau khi được thoả mãn; muốn dài lâu thì ngay từ đầu nó phải hoà quyện với tình âu yếm nghĩa là bị ngăn chặn"

Sách phiên bản ebook tiếng việt có thể tải ở: http://tuhieuminh.blogspot.fr/p/sach-tam-ly-hoc-tieu-thuyet-truyen-nuoc.html

samedi 14 février 2015

Đêm hội sinh viên đón Tết tại Grenoble




Đêm "Soirrée Tết" đêm qua do Hội sinh viện VN tại Grenoble tổ chức có nhiều điều đặc biệt. Nó đặc biệt đến nổi mà dù ngày hôm ni là ngày Valentine mình cũng không giành note duy nhất này viết về tình yêu mà viết về cảm xúc của đêm hội hôm qua.

Âm nhạc
Điều mình cảm thấy thích thú là màu sắc âm nhạc năm nay được lựa chọn với gam màu thực sự sáng hơn, đã không còn một số bài tình yêu mũi mẫn, làm mụn rạc lòng người. Tất cả những bài nhạc được chọn vừa đậm chất Tết, mang màu sắc Việt Nam, vừa sâu lắng, trữ tình mà không ủy mị...Lại kết hợp nhuần nhuyễn giữa hiện đại và truyền thống

Tài năng
Chất lượng nghệ thuật, cá tính và thông điệp gửi gắm trong từng tiết mục là khá hoàn hảo. Hoàn hảo ở sự độc đáo, đơn chân, mộc và đa dạng...Trống, sáo, violon, guitar, harmonica đều được trưng diện....Những bộ trang phục biểu diễn cũng đậm chất dân tộc, áo dài, áo bà ba, áo yếm....Và đặc biệt hình ảnh các chàng trai mặc áo dài truyền thống Việt  Nam nhiều lần xuất hiện trên sân khấu....

Kịch "Về nhà thôi"
Vở kịch hài nhưng lại chứa đựng một thông điệp, một câu hỏi có lẽ là giai giẳng của nhiều sinh viên du học....Về hay ở lại ? Những chú chim được một lần sải cánh bay đi quá xa, liệu có tìm được lối bay về ? Hành trình khám phả bản thận và khám phá cuộc sống là một hành trình bất diệt và hoang hoải...Hoang hoải vì rất nhiều khi bạn phải quyết định đi độc hành...Sự cám dỗ của đám đông luôn luôn lớn, vì chỉ cần lẫn trong đám đông, bạn cảm thấy được chở che, được an toàn. Nhưng kì thực không có đám đông nào, không có ai khác có thể làm bạn bớt hoang hoải trừ chính bản thân bạn. Chỉ khi nào bản thân mình tự đối thoại được với bản thân. Cảm giác hoang hoải sẽ dần biết mất. Về hay ở lại theo nghĩa địa lý không quan trọng bằng về hay ở lại trong tâm tưởng ? Làm sao vẫn luôn cảm thấy như ở nhà dù bạn sống ở đâu ?
Tự hào
Đã lâu lắm rồi, mình đâm ra rất ghét cái từ "tự hào". Và cứ nghe ai hay quyển sách nào gắn từ "tự hào" với "người Việt" là mình thấy dị ứng. Nhưng buổi diễn đêm qua nó gợi lên trong bản thân những suy nghĩ. Có lẽ Thầy Thích Nhật Hạnh nói đúng, bản thân mỗi người là sự tiếp nối của tổ tiên. Tế bào này của mình nhưng cũng là tế bào của tổ tiên. Suy nghĩ hôm này của mình cũng bị ảnh hưởng bởi những suy nghĩ của tổ tiên. Đó là sự chuyển tiếp. Không ai muốn mình có một CV đầy chiến tích và thương đau, không ai muốn CV của bản thân suốt mấy đời đều bỏ thây nơi chiến trường. Chỉ là phải làm sao cho CV kể từ hiện tại và tương lai không lặp lại bi kịch của lịch sử ?
Hồi bác Giáp mất mình cũng lạnh lùng, nay bác Thanh mất mình cũng lạnh lùng. Chẳng hiểu vì sao ? Có lẽ chỉ đơn giản, cuộc sống phía trước còn nhiều thử thách và đứng trước nhiều bước ngoặt. Để rẽ đúng hướng thì chỉ vài người nổi bật thôi chưa đủ...Nó cần sự nổi bật của rất nhiều cá nhân...Chưa bao giờ mình lại nghĩ tính tự lập, tính cá nhân lại quan trọng như thế này.Tự hào ư ? Có hay không liệu có quan trọng bằng anh thực sự tự hào mình về điều gì ?