vendredi 21 août 2015

Suy nghĩ cá nhân từ Sự kiện Expo Milan 2015!


Đầu tiên sẽ tìm hiểu sơ qua thông tin về Triễn lãm quốc tế. Sau đó sẽ trình bày những ưu điểm chung không gian triễn lãm của các nước. Phần 3 sẽ trình bày chi tiết Không gian triễn lãm của Việt Nam (ưu, nhược điểm, suy nghĩ cá nhân về các câu hỏi được đặt ra).

Triễn lãm quốc tế (tên tiếng Anh là Universal Exposition, hay viết tắt là Expo) là triễn lãm được tổ chức quy mô thế giới giành cho công chúng có lịch sử từ những năm giữa thế kỉ 19. Triễn lãm lần đầu tiên tổ chức tại London, năm 1851.

Triển lãm với mục đích chính là cung cấp thông tin cho công chúng, để huy động nguồn lực trong đó có nguồn lực con người để đáp ứng với yêu cầu của nền văn minh mới cũng như tạo sự tiến bộ trong thực tế hay trong tương lai thông qua một hay nhiều hướng hoạt động của con người.
Triễn lãm được tham gia bởi số lượng lớn các nước cũng như các nhóm xã hội dân sự hay các công ty lớn.

Những lần tổ chức đầu tiên, chủ đề của triễn lãm thường xoay quang chủ đề giới thiệu nền công nghiệp - công nghệ của các nước. Nhưng càng về sau, các chủ đề trở nên đa dạng và phong phú hơn như chủ đề về: nông nghiệp, điện, kiến trúc - nghệ thuật, giao thông, vệ sinh - sức khỏe, thể thao....

Về tổ chức: sẽ có một không gian triễn lãm chung. Bên cạnh đó, mỗi nước sẽ được giao cho một không gian triễn lãm riêng để tự xây dựng nhà triễn lãm (tên tiếng anh gọi là Pavillion) cho riêng mình. Các thiết kế kiến trúc của các pavillion thường có giá trị nghệ thuật rất cao nên các thành phố đăng cai triển lãm thường giữ lại pavillon đó sau khi triễn lãm kết thúc, và biến nó thành biểu tượng kiến trúc - du lịch cho thành phố mình. Ví dụ như trường hợp Tháp Eiffel tại Paris - Pháp, Tòa nhà nguyên tử sắt Atomium tại Bruxelles - Bỉ... 

Triễn lãm quốc tế có hai loại: loại triễn lãm chung (tiếng Anh gọi là Universal Exposition) với một chủ đề chung, xuyên suốt cho tất cả các nước, thường tổ chức mỗi 5 năm, kéo dài tốt đa 6 tháng; và loại triễn lãm chuyên biệt (tiếng Anh gọi là Specialized Exposition) thường tổ chức một lần giữa hai kì triễn lãm chung, kéo dài tối đa 3 tháng, và thường tập trung vào một chủ đề chuyên biệt. (1)

Và Expo Milan năm 2015 là một triễn lãm chung (Universal Exposition), được tổ chức 6 tháng từ 1 tháng 5 đến 31 tháng 10.2015. Đây là lần thứ 2 Milan đăng cai tổ chức. Lần đầu tiên là năm 1906. (2)
Chủ đề năm nay là "Nuôi dưỡng trái đất, cung cấp năng lượng cho cuộc sống" (Feeding the planet, energy for life). Nó bao trùm cả kĩ thuật - công nghệ (technology), đổi mới (innovation), văn hóa (culture), truyền thống (traditions), và sáng tạo (creativity) và làm thế nào để chúng liên quan đến thức ăn và chế độ ăn (food and diet). Chủ đề năm nay là chủ đề nối tiếp bởi Expo trước năm 2008 về chủ đề nước, nhằm đề cập đến quyền tiếp cận của con người với nguồn thức ăn lành mạnh, an toàn và đầy đủ cho toàn thế giới. Chủ đề này được chọn vì nhiều nhà nghiên cứu lo lắng về chất lượng thức ăn trong tương lai. Người ta lo lắng rằng nguồn thức ăn sẽ không đáp ứng được ngu cầu tiêu thụ gia tăng. ...Chủ đề chính này còn được chia ra thành 7 chủ đề nhỏ:
1. Khoa học về An toàn và Chất lượng Thức ăn 
2. Đổi mới trong chuổi cung cấp thức ăn nông nghiệp
3. Công nghệ cho nông nghiệp và đa dạng sinh học
4. Giáo dục về chế độ ăn
5. Đoàn kết và hợp tác về lương thực - thực phẩm
6. Thức ăn cho một lối sống lành mạnh hơn
7. Thức ăn cho những nền văn hóa và nhóm sắc tộc trên thế giới
Khu Expo Milan rộng hơn 1,1 km vuông, với sự tham gia của 145 nước, 3 tổ chức quôc stees và vài nhóm xã hội, công ty. Tất cả các pavillion của các nước đều được giới thiệu trên trang chung của Expo. Một số pavillon còn tự tạo trang web riêng để giới thiệu thêm như Bỉ, Đức, Belarus.

Các điểm mạnh của các pavillion của các nước (3)
- Có tính tương tác cao: Không khó để nhận thấy pavillion thu hút du khách là những pavillion tạo sự tương tác cao giữa nhân viên hay các đồ trưng bày trong pavillion với du khách. Ví dụ như tổ chức các trò chơi với khán giả (P. Indonesia); hay như tạo thách thức vượt lưới băng qua rừng rậm để vào được bên trong pavillion (P. Brasil); có tường lưu lại chữ kí của khách (P. Hàn Quốc);
- Có tính sáng tạo, giàu tính nghệ thuật
Ví dụ như hình ảnh những bức tranh tạo nên từ các loại hạt , lá khác nhau; hay hình ảnh treo các động vật trên cao (P. chung); ý tưởng khám phá đất nước theo độ cao trong thang máy (P. Colombia).
- Trực quan sinh động: kết hợp không chỉ nghe, nhìn mà còn các giác quan khác như ngửi (P. Ecuador), khẽ chạm tay vào hàng hoa tuy lip phát sáng và phát ra tiếng nhạc; làm các video quảng bá về đất nước công phu, đẹp, sinh động (P. Colombia). Kết hợp sử dụng mô hình với trình chiếu, âm nhạc...
- Sử dụng công nghệ để làm tăng hiệu quả: như sử dụng robot kết hợp trình chiếu hình ảnh (P. Hàn Quốc), phát tablette cá nhân cho du khách để giới thiệu chi tiết hơn (P. Slovakia).
- Có hoạt động thu hút du khách phía bên ngoài nhà pavillion, không chỉ gói gọn phía bên trong nhà pavillion: ví dụ như đặt màn hình rộng chiếu video phía bên ngoài (P. Trung Quốc), hay các chương trình ca nhạc - trò chơi bên ngoài (P. Indonesia); màn nhảy múa theo chú động vật hình nộm (P. Ecuador); hay chương trình ca nhạc biểu diễn để "mua vui" cho khán giả trong khi xếp hàng dài chờ đợi vào pavillon (P. Ý); hình người nộm vui nhộn chào đón khách (P. Thụy Sĩ); không gian nghỉ ngơi-ghế đệm cho du khách (P. Hà Lan).
- Đa ngôn ngữ: một số nhà còn công phu phân loại du khách theo nhóm ngôn ngữ Anh, Pháp, Ý...Du khách được chọn ngôn ngữ trước khi có nhân viên chuyên biệt hướng dẫn và giới thiệu về pavillion như P. Ecuador, và P. của Colombia.
- Có sự theo sát khán giả trong hành trình khám phá: khán giả được quản lý vào pavillion theo từng nhóm khoảng 20-30 người, và được hướng dẫn viên dẫn dắt qua từng phòng với các trải niệm khác nhau (P. Ecuador, P. Colombia).
- Kết nối trực tuyến: một số pavillion còn tự tạo trang web, facebook...để kết nối với khán giả và truyền thông tin, quảng bá (P. Malaysia). Nhà Indonesia còn đầu tư tiền quảng cáo tại các bến tàu điện ngầm.

Pavillion Việt Nam
Ưu điểm
P. Việt Nam đẹp nhất và ấn tượng nhất có lẽ là kiến trúc tổng thể và cách bố trí phía cổng chào rất đẹp mắt, giàu màu sắc, đậm nét văn hóa, truyền thống Việt. Bản kiến trúc này được thiết kế bởi nhà kiến trúc sư Viêt Nam nổi tiếng thế giới Võ Trọng Nghĩa (5), vị kiến trúc sư giành được rất nhiều giải kiến trúc quốc tế những năm vừa qua. Bản thiết kế ấn tượng này là một trong khoảng 20 Pavillion được trích dẫn bản thiết kế tóm tắt trong tờ hướng dẫn thông tin chung của Expo.
Ngoài ra, một lợi thế khác của P. Việt Nam là vị trí khá thuận tiện, nằm ở ví trí số 13 ngay khoảng đầu lối đi chính vào khu triễn lãm.
Ngoài ra, chương trình ca nhạc dân tộc với giàn nhạc dân tộc đậm chất Việt Nam cũng thu hút được sự thích thú cao của khán giả.
Các hiện vật trưng bày tĩnh như bình hòa, chậu họa, tượng...đẹp, mang nét văn hóa Việt.
Các hàng hóa lưu niệm bày bán khá phong phú, đẹp mắt. Khách Tây có vẻ khá hứng thú với nón lá Việt. Điều này cũng không làm mình bất ngờ, vì kinh nghiệm cá nhân một lần cùng mấy thầy ở Làng Mai, đội nón lá đi dạo Thánh địa Lourdes của Pháp, chỉ vì nhờ cái nón lá nổi trội, mà khách Tây lẽo đẻo theo tụi mình xin được chụp ké ảnh lưu niệm. Từ lúc đó, mình đã hiểu "power" của nón lá Việt là rất lớn. Nó có thể biến một người Việt bình thường thành "vedette" (minh tinh) :)
Ẩm thực của Việt Nam cũng là một thế mạnh. Nhưng có lẽ do khâu chuẩn bị chưa thật tốt như mong đợi ? Cái này mình chỉ đoán thôi vì không trực tiếp quan sát khu ăn uống.

Nhược điểm
Một số điểm yếu của P. Việt Nam có lẽ là về phương thức trình bày, tổ chức tham quan.
Các hiện vật được trưng bày tĩnh mà ít tạo tương tác động với du khách.  
Các hiện vật trưng bày không quá ăn khớp với chủ đề chung, ngoại trừ ngôi nhà được thiết kế từ các vật liệu tự nhiên, tiết kiệm năng lượng...P. Việt Nam vẫn chưa làm nổi bật được những thế mạnh nông nghiệp, các mặt hàng nông sản của Việt Nam trong khi nông nghiệp của Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu cao.
P. Việt Nam không có tổ chức nhiều hoạt động tương tác với du khách nên thời gian một du khách dừng lại khám phá tìm hiểu về Việt Nam sẽ ngắn hơn các P. khác.
P. Việt Nam cũng ít áp dụng cộng nghệ trong việc làm tăng hiệu quả của P. Chỉ có hai màn hình tivi phát các video giới thiệu về Việt Nam ?


Những câu hỏi cần được thảo luận
- Với số tiền đầu tư 47 tỷ USD (hay 3 triệu USD? thông tin thay đổi tùy báo ?) có tương xứng với những gì trình bày tại P. Việt Nam ?
- Mục đích của P. Việt Nam khi làm nhà trình bày là gì ? Là quảng bá du lịch, có kèm quảng bá thêm tiềm lực nông nghiệp của Việt Nam gắn rất gần với chủ đề trung tâm là ẩm thực ?
- Một số trang phục, hiện vật có thực sự là mang giá trị văn hóa Việt Nam hay lẫn lỗn một văn hóa nào khác ?
- Ẩm thực Việt Nam là một thế mạnh vì rất nhiều du khách kết món ăn Việt. Nhưng tại sao P. Việt Nam vẫn chọn giải pháp an toàn là dùng các thức ăn chế biến nhanh ?
- Theo báo cho biết, ông Trần Văn Tân - Nguyên giám đốc VEFAC và hiện là trưởng đại diện Việt Nam tại Expo 2015 sở dĩ có sự cố này là do ngay từ đầu Công ty Runam (đơn vị được Bộ VH-TT&DL chỉ đạo làm độc quyền tham gia cung cấp dịch vụ ẩm thực, thực phẩm và hàng lưu niệm) đã không vượt qua được những quy định khắt khe của ban tổ chức Expo 2015. Như vậy, quá trình giao cho bộ phận độc quyền tổ chức sự kiện chưa tốt ? (4)
- Vì Expo sẽ kéo dài đến 6 tháng, mỗi ngày có khoảng 2 triệu du khách tham quan, và nó có ảnh hưởng khá lâu dài ? Liệu trong 2 tháng cuối, có sự thay đổi kịp thời nào không ?
- Có nên xem P. Việt Nam là nổi sĩ nhục quốc gia ? Với cá nhân mình, đúng là P. Việt Nam chưa làm nổi bật được tiềm năng, thế mạnh của mình như các nước láng giềng khác đều làm rất tốt như Indonesia, Malaysia, đặc biệt Thái Lan. Khi tụi mình đến Milan, anh chủ  nhà nghỉ ở Ý vừa đi Expo Milan và đã đưa ra danh sách các P. thú vị nên ghé qua. Nhưng cái tên được nhắc đến là Brasil, Ecuador, Kazakhstan, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc....Tất nhiên P. Việt Nam chỉ nằm ở top dưới khoảng 30 P. kém thu hút trong số khoảng 147 nước tham dự. Có một sự buồn nhẹ và tiếc nhẹ nhưng nếu nói nó là nổi sĩ nhục quốc gia thì cá nhân mình không thấy thế ?
- Tính chuyên nghiệp của P. Việt Nam đến đâu ? Mình có cơ hội nói chuyện trao đổi rất thân tình với hai anh chàng là tình nguyện viên làm tại P. Việt Nam. Một người là nghiên cứu sinh tại Ý, tham gia tình nguyện làm tại P. Việt Nam vì có rất ít người có khả năng ngoại ngữ, đặc biệt tiếng Ý. Mình chưa hỏi kĩ nhưng có lẽ bộ phận chuyên trách ở đó không đông, và rất nhiều là dạng tình nguyện viên ? Triễn lãm có thời gian kéo dài 6 tháng, và ngày nào cũng ngùn ngụt khách thì việc bố trí một đội ngũ chuyên nghiệp, đông đảo và có sự thay phiên nhau hợp lý là câu hỏi cần cân nhắc ? Tuy nhiên, ấn tượng cá nhân của mình về những cá nhân trực tiếp hoạt động tại P. Việt Nam mà mình gặp đều là những người trẻ, làm theo tình thần vì hình ảnh đất nước, làm tình nguyện viên...Vậy những hạn chế của P. Việt Nam có nguyên nhân đa số là lỗi ở khâu tổ chức, ở những cơ quan - tổ chức chịu trách nhiệm cao chứ những cá nhân làm việc ở đó, bản thân họ cũng đang bị những người ngoài cuộc hiểu sai và đánh giá không đúng những nổ lực của mình. Nếu mình cũng là sinh viên du học tại Ý, có nhiều khả năng mình cũng sẽ tham làm tình nguyện viên cho sự kiện này. Và đến khi bị rơi vào tình huống này, liệu mình có đủ mạnh mẽ để tiếp tục công việc như các bạn tình nguyện viện tại Ý đang duy trì và nổ lực làm được ? Lỗi và hạn chế của Expo Milan lần này nên được xem là cơ hội để đặt câu hỏi, thảo luận và tìm ra giải pháp có tính hệ thống, lâu dài để bảo đảm cho các cuộc triễn lãm, giới thiệu văn hóa, con người, đất nước Việt Nam trong tương lai được tốt hơn. Nhưng nhận sự kiện này để đổ lỗi cá nhân, chưa nắm hết nội tình sự việc mà nhận xét chua cay với một cá nhân nào đó thì cá nhân mình sẽ thực sự phải rất thận trọng. 
- Thực ra số lượng du khách nước ngoài ghé P. Việt Nam vẫn khá đông. Có một nét văn hóa khác biệt là đa số khách nước ngoài thường họ không bao giờ chê nặng nề và chê trực tiếp cả. Ví dụ như mình đi cùng 3 người bạn Pháp, rõ ràng 3 bạn đó có quan điểm đánh giá của mình về P. Việt Nam. Nhưng 3 bạn ấy chỉ hỏi cảm nhận của chính mình về P. Việt Nam, còn khi mình hỏi ngược lại thì 3 bạn ấy chỉ trả lời đơn giản :" Thiết kế bên ngoài rất đẹp, ấn tượng. Trưng bày bên trong thì ấn tượng nhất là chậu hoa sen." Người Phương Tây có xu hướng nhìn mặt tích cực của vấn đề và nếu có góp ý họ cũng rất tế nhị, lịch thiệp, kiệm lời để đối tượng không bị bẻ mặt và tinh ý lắm mới nhận ra. Cũng có thể vì thế mà Xã hội họ mãi cứ phát triển rất nhanh. Vì họ truyền cho nhau tư duy tích cực. Cũng là sự kiện Milan đó, nhưng một du khách Việt lại rất dễ dàng chê bai và khi góp ý có thể là với thiện ý tốt nhưng cách góp ý đôi khi lại tạo nên tác dụng ngược ? 

Tóm lại, mình vẫn thấy vui khi được nhìn ngắm P. Việt Nam với lối khiến trúc độc đáo, dù nó không hoàn thiện và đủ sức thu hút như các P. top đầu và chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của mình, nhưng những hạn chế ở hiện tại chắc chắn sẽ được cải thiện trong tương lai, sau sự cố làm rùm beng trên báo chí ? Rồi những thế hệ trẻ mới, năng động, chuyên nghiệp sẽ làm tiếp công việc, sứ mạnh quảng bá Việt Nam ra thế giới hàng ngày, bằng vô số cách thức đơn giản khác nhau, chứ "nổi sĩ nhục quốc thể" đâu thể nào gói gọn trong vài sự kiện đơn lẻ như thế. Sĩ diện quốc gia chỉ được xây dựng từ  sĩ diện của mỗi cá nhân trong quốc gia đó mà thôi!  Chừng nào cá nhân còn suy nghĩ, trăn trở và đau đầu về Sĩ diện quốc gia, ngày đó Sĩ diện quốc gia còn có hy vọng cải thiện!



Tài liệu tham khảo:
1. Wiki - Triễn lãm quốc tế: https://en.wikipedia.org/wiki/World%27s_fair
2. Wiki - Expo Milan 2015: https://en.wikipedia.org/wiki/Expo_2015
3. Album ảnh cá nhân chụp về Expo Milan 2015 trên facebook: https://www.facebook.com/vothiha86/media_set?set=a.10153593278514036.1073741928.807044035&type=3
4. Báo việt: http://news.zing.vn/Nha-Viet-Nam-tai-Expo-Milano-nhech-nhac-gia-3-trieu-USD-post568632.html
5. Võ Trọng Nghĩa: http://laodong.com.vn/van-hoa/man-nhan-voi-nha-trien-lam-vietnam-pavillion-tai-expo-2015-milan-cua-cty-vo-trong-nghia-324946.bld
6. Một bài báo trả lời của ban tổ chức Expo Việt Nam: http://www.thanhnien.com.vn/kinh-te/tong-dai-dien-vn-tai-expo-milan-neu-do-sao-thu-tuong-y-khen-ngoi-nha-vn-tren-facebook-596391.html



jeudi 13 août 2015

Pháp tổng kết 10 năm thông qua "Luật về người tàn tật"

Pháp thông qua "Luật về người tàn tật" năm 2005 (1). Với 3 mục tiêu chính: khả năng tiếp cận 100% các tòa nhà công cộng và phương tiện công cộng (như thang máy, xây dựng bậc thang nghiêng không có bậc cấp...); tăng khả năng có việc làm; và tăng khả năng đi học cho người tàn tật.

Sau 10 năm, kết quả chỉ có 40% tòa nhà cộng cộng có thể tiếp cận được bởi người tàn tật. Và chính phủ phải gia hạn thêm 3-10 năm để đạt được đích 100%. Điều này khiến cho các hội bảo vệ người tàn tật giận giữ.

Tỷ lệ thất nghiệp của người tàn tật là 22% , cao gấp đôi so với người lành lặn. Do đó, luật 2005 quy định "Tất cả các doanh nghiệp công/tư có hơn 20 nhân viên bắt buộc phải thuê ít nhất 6% là người tàn tật". Tuy nhiên, trong thực tế tỷ lệ này chỉ đạt khoảng 5% ở cơ sở công và 3% ở cơ sở tư.

Về việc đi học, trong vòng năm năm từ 2005 đến 2010, tỷ lệ trẻ tàn tật đi học đã tăng 33%. Năm 2011, có hơn 210.000 trẻ tàn tật được đi học ở trường giành cho trẻ lành lặn.

Nhân kỉ niệm 10 năm thông qua Luật cho người tàn tật, Pháp đang tổ chức rất nhiều hoạt động hội thảo, văn hóa, nghệ thuật...để tổng kết kinh nghiệm cũng như đề ra các giải pháp mới để cải thiện cuộc sống cho người tàn tật. 9/7/2015, Trường đại học UJF, Grenoble sẽ tổ chức một buổi thảo luận, hội thảo quanh chủ đề "Người tàn tật ở nơi công sở". (2)

Tài liệu tham khảo:
1. http://www.20minutes.fr/societe/1537391-20150211-loi-handicap-bilan-amer-dix-ans-apres-vote
2. https://www.ujf-grenoble.fr/actualites/2015-06-17/handicap-au-travail-sommes-tous-concernes

mercredi 5 août 2015

Nét văn hóa đằng sau những câu nói thông dụng tiếng Pháp



Mình rất hay nghe một số mẫu câu tiếng Pháp trong văn nói. Ẩn đằng sau những câu nói thông dụng này liệu có ẩn chứa nét văn hóa gì con người - đất nước Pháp ?

- Vous êtes gentil(e) "Bạn thật tử tế". Đó là câu cửa miệng một người Pháp nói ra khi được đón nhận một hành động tử tế dù nhỏ nhặt nhất, như có ai đó mở cửa hộ, lấy giúp bì thư, nhường đường...Câu nói đơn giản này là lời ghi nhận, sự cảm ơn, lời khuyến khích và nuôi dưỡng những hành động tử tế nhỏ bé hàng ngày. Lần đầu tiên được nghe câu nói này bản thân thấy hơi "ái ngại" vì chuyện bé xí thế có gì đâu mà được ngợi khen, nhưng nghe dần lại thấy hay và "vui". Sau mỗi điều nhỏ bé - tử tế và văn minh, được nghe một lời khen - động viên nhỏ, tức thì làm mình luôn có cái "hào hứng" lần sau sẽ làm nhiều hơn, tốt hơn. Kỉ niệm vui vui là mỗi lần về kí túc xá mấy chục tầng. Mình ở tầng 1 nên thường chọn đi cầu thang thay vì đi thang máy. Vậy những lần nào có bạn đi vào thang máy trước ở tầng trệt thấy mình lững thững đi sau, thường giữ cửa thang máy để đợi mình. Lần nào cũng hạnh phúc nói "Vous êtes gentil" rồi bảo bạn cứ tự nhiên, mình đi thang bộ.

- "Je ne sais pas." "Aucune idée."    (Tôi/mình không biết. Không có ý tưởng gì.) Đó là câu trả lời rất hay được nghe khi ai đó được hỏi về một vấn đề mà người ta không biết hay không nắm rõ. Những lần đầu tiên nghe những câu trả lời kiểu này thì hơi hụt hẫng, vì câu trả lời thẳng tuột đó như muốn kết thúc câu chuyện vậy. Sao người ta không trả lời vòng vo xí thôi để mình còn có hứng nói chuyện tiếp chứ ? Nhưng cùng với thời gian, mình lại đánh giá cao những câu trả lời thẳng thắn, ngắn gon và có phần "dũng cảm" như vậy. Rất có nhiều vấn đề một cá nhân không thể biết/nắm rõ. Và việc thừa nhận mình không biết đó là điều bình thường. Nó không hề phản ánh sự yếu kém hay thiếu kiến thức của người được hỏi, mà ngược lại, nó cho thấy tinh thần khiêm nhường, rạch ròi, ngắn gọn, hiệu quả, trách nhiệm của người được hỏi.

- "C'est une bonne question" (Đó là một câu hỏi hay.). Đây là lời nhận xét/khen ngợi thông dụng được nói ra khi nghe một ai đó thắc mắc, đặt câu hỏi. Lời nhận xét này cho thấy xã hội Pháp khuyến khích việc đặt câu hỏi, khuyến khích việc suy tư, khuyến khích việc thảo luận - tranh luận. Bởi họ hiểu, việc biết đặt câu hỏi đôi khi còn quan trọng hơn tìm câu trả lời. Bởi khi tư duy là một quá trình bắt đầu từ bước đầu tiên là biết đặt câu hỏi.