mardi 30 juin 2015

Hồi ức và Suy nghĩ - Ngoại giao

Đã từng lăn tăn hỏi, liệu những tài liệu, sách về thời gian tiền chiến tranh (pre-war) và hậu chiến tranh (post-war) có quá hiếm hoi ? Khó nhất là làm sao để không rơi vào cuộc chiến, và thiếu tài liệu về những trăn trở của những thời kì này thì rất khó để chọn lựa phải làm gì ?

Và quyển sách mới đọc tối qua "Hồi ức và Suy nghĩ" của một thứ trưởng Bộ Ngoại Giao (đã từng từ chối làm Bộ trưởng Ngoại giao trong giai đoạn sau đó) đã kể lại những bước ngoặt ngoại giao nghẹt thở của VN thời kì 1975-1993. Thời kì quan trọng của việc bình thường hóa quan hệ với các nước ASEAN, TQ, Mỹ....
 

Nếu nói một ngành mà sự khôn ngoan, ý nhị, tinh tế và tầm nhìn phải vô cùng vượt trội, thì đó là những người làm trong ngoại giao. Cũng chính vì thế mà những cái tên như Tôn Nữ Thị Ninh, Vũ Khoan...luôn là những cái tên được nhắc nhiều, ngưỡng mộ.
 

Hiện tại, ngoại giao cũng là một trong những nhiệm vụ khó khăn, nhiều thách thứ và nhiều cơ hội nhất! Và trong thời đại kĩ thuật số này, ngoại giao không còn trói buộc là công việc của một bộ hành nào đó, mà là công việc của mỗi cá nhân.

jeudi 25 juin 2015

VISA Nga - Viên thuốc đắng phải ngậm



Sau khi đi thăm Mỹ, Đức, Maroc, đất nước mình háo hức muốn đặt chân đến là Nga. Đi để trả lời những câu hỏi cá nhân đang treo lơ lửng...

Kế hoạch dự định là sẽ đi một tuần từ 24 đến 30 tháng 6 này. Nhưng kế hoạch bị đảo lộn hoàn toàn vì sự cố VISA Nga.

Hồ sơ xin VISA Nga thuộc vào loại phức tạp nhất trong số những hồ sơ mình đã từng nộp. Với các yêu cầu về chứng nhận bảo hiểm hay chứng nhận du lịch (voucher)....do các văn phòng du lịch cung cấp. Sau một thời gian tìm hiểu và xin đủ loại giấy tờ. Lần đầu tiên nộp hồ sơ tại Văn phòng đại diện VHS tại Marseille, vì không có "Thẻ cư trú tại Pháp - Titre de séjour" mới mà chỉ có giấy "Chứng nhận tạm thời - Récépissé" nên VHS từ chối nhận hồ sơ xin VISA của mình (Trong khi cũng hồ sơ đó, xin VISA đi Maroc tháng trước vẫn ok).

Thế là phải đợi có "Thẻ cư trú tại Pháp" mới, mình mới nộp hồ sơ xin VISA Nga lần 2 tại Lyon. Người xét hồ sơ kiểm tra "Giấy chứng nhận bảo hiểm" và nói nó không đúng yêu cầu về số tiền tối thiểu mà bảo hiểm chi trả, nên nếu muốn, mình phải mua một "Giây chứng nhận bảo hiểm" mới do VHS cung cấp với chi phí bổ sung. Mình đồng ý. Và sau khi hoàn thành tất cả các thủ tục, chi phí trả cho hồ sơ VISA Nga cũng thuộc hàng đắt đỏ nhất.

Văn phòng VHS Lyon hẹn mình hai ngày trước khi bay thì ghé văn phòng lấy VISA. Vì muốn tiết kiệm tiền tàu đi Lyon mình quyết định đến Lyon lấy VISA trước một ngày, rồi ở ké nhà một người bạn tại Lyon và sáng mai bay luôn. Nhưng thật bất ngờ, đến trung tâm lấy VISA thì họ bảo Đại sứ quán Nga tại Paris đang xem xét nó, không biết khi nào mới có (Thế mà họ không thèm gọi điện báo lại cho mình một tiếng). Trong khi mình cũng từng xin VISA Maroc tại Lyon thì có thể nhận ngay lập tức tại Lyon.

Chưa đến nước Nga là thủ tục xin VISA Nga quá nhiêu khê như một viên thuốc đắng mà mình phải ngậm. Thủ tục VISA là cánh cửa đầu tiên một người khách du lịch tiếp xúc với phong cách làm việc của người dân nước cần đến.  Muốn phát triển du lịch một nước, không thể không chú trọng đến việc cải thiện chất lượng của các dịch vụ cung cấp VISA.

mercredi 24 juin 2015

Get out of my life

Baby, you`re back, too late, too late
After the fact, I`m fine without you
I`m not alone, no more no more
Better move on, don`t care about you
Time can fly, love gone by
Creeps around on the sly
 
Get out of my life
I`m not your fool
Get out of my heart
You know the rule
The past is forever
The future together
Just faded away
 
Get out of my life
Your bird has flown
Get out of this heart
You`ll never own `cause all my affection
Has found a direction
A new game to play
 Get out of my life
 
Baby, I know you`re sad, so sad
Why did you go if you were losing
Now that I`m free ain`t that too bad 
It`s up to me to do the choosing
Tell no lie, You know I 
Can be strong if I try
 
Get out of my life
I`m not your fool
Get out of my heart
You know the rule
The past is forever
The future together
Just faded away
 
Get out of my life
Your bird has flown
Get out of this heart
You`ll never own `cause all my affection
Has found a direction
A new game to play
Get out of my life
 
I`ll pretend I never heard
Your footsteps on the stair
I`ll pretend your final word
Has vanished from the air
 
Get out of my life
I`m not your fool
Get out of my heart
You know the rule
The past is forever
The future together
Just faded away
 
Get out of my life
Your bird has flown
Get out of this heart
You`ll never own `cause all my affection
Has found a direction
A new game to play
Get out of my life
 
Singer: Lady Lily
Link: 
 
Fuck you!!!!
 

dimanche 21 juin 2015

Tiếp cận có tính hệ thống về dạy và học là gì ?



Chương  3: Tiếp cận có tính hệ thống về dạy và học là gì ?
Tác giả: Judith T. Barr
Võ Thị Hà phỏng dịch, lược dịch, tổng hợp từ Quyển "Pharmacy Education - What matters in learning and teaching" của Lynne M. Sylvia, Judith T. Barr
Nhóm dịch sách giáo dục: https://www.facebook.com/groups/739767406098392/

Giới thiệu
Khi bạn bắt đầu tiến hành một hoạt động về giáo dục mới (như tổ chức một buổi học mới, một khóa học mới, một nội dung xuyên suốt mới trong chương trình, một khung chương trình mới), bạn đều đang tiếp cận với một hệ thống (system) phức tạp gồm nhiều thành tố tạo nên hệ thống, phụ thuộc nhau, liên đới với nhau. Những yếu tố nội tại của trường đại học bao gồm đặc điểm sinh viên; những khóa học mà sinh viên đã học trước đó, đang học song song hay sau khi học khóa học của bạn; những đặc điểm cơ sở vật chất của phòng học; hoặc các đòi hỏi, yêu cầu về chương trình của trường. Những yếu tố bên ngoài của trường đại học như các cơ quan thẩm định, các tổ chức khoa học và nghề nghiệp, các khuyến cáo về khung chương trình đào tạo nghề nghiệp của quốc gia, các hướng dẫn điều trị lâm sàng, các chính sách, quy định của chính phủ đều là những yếu tố có thể ảnh hưởng đến nội dung của lớp học, khóa học hay chương trình học.

Khi bạn càng có kinh nghiệm giảng dạy, trách nhiệm của bạn có thể sẽ tăng dần. Ban đầu, bạn có thể được giao trách nhiệm xây dựng một số bài giảng, đến một học trình, hay thậm chí là cả khung chương trình. Chương này sẽ hướng dẫn bạn theo cấp độ phức tạp tăng dần này. Dùng phương pháp tiếp cận có tính hệ thống (system appoach), bạn sẽ khám phá các thành tố kết nối cần cân nhắc trong 4 trường hợp chính: (1) tổ chức một buổi học, (2) tổ chức một khóa học, (3) tổ chức một nội dung xuyên suốt chương trình học, (4) tổ chức một khung chương trình đào tạo mới.

Chương này sẽ giúp bạn trả lời các câu hỏi sau:
- Cách tiếp cạnh có tính hệ thống trong giáo dục là gì ? Đặc điểm là gì ?
- Những yếu tố/thành phần trong hệ thống như đầu vào (input), quá trình (process), đầu ra (outcome) trong mỗi trường hợp là gì ? Mối liên hệ nội tại giữa chúng là gì ?
- Các yếu tố/thành phần này khác nhau trong các trường hợp là vì sao và như thế nào ?
- Các yếu tố ảnh hưởng nội tại và ngoại lai trong mỗi trường hợp ?
- Đặc tính lồng vào nhau, một hệ thống tồn tại bên trong một hệ thống khác là gì ?

Hệ thống (system), Tư duy hệ thống (system thinking), và Tiếp cận hệ thống (system approach) là gì ?
Hệ thống là gì ?
Vào những năm 1940, von Bertalanffy, nhà sinh học người Đức bắt đầu nghiên cứu hệ thống sinh học và định nghĩa: "Một hệ thống có thể được định nghĩa như một phức hợp gồm nhiều thành tố tương tác qua lại với nhau."  Và định nghĩa/khái niệm này đã được áp dụng cho các lĩnh vực khác. Năm 1968, ông ấy xuất bản quyển sách "Lý thuyết hệ thống tổng quát" (General Systems Theory). Đến 2009, một thư viện lớn của Mỹ đã có 783 quyển sách với từ "system approach" nằm trong tiêu đề sách, cho thấy mức độ lan rộng của khái niệm này trong các lĩnh vực. Chủ đề này đã lan rộng từ lĩnh vực kinh doanh, sang xã hội học đến kĩ thuật, kiểm soát tài chính; sinh thái học, môi trường, và đến giáo dục.

Một định nghĩa khác của Deming: "Một hệ thống là một mạng lưới gồm nhiều thành phần phụ thuộc nhau và cùng vận hành với nhau nhằm hoàn thành mục đích của hệ thống đó. Một hệ thống có một mục đích. Không có một mục đích, không có hệ thống." Như vậy, Deming bổ sung thêm một tiêu chuẩn của hệ thống là có một mục đích xác định.

Tư duy hệ thống (system thinking)
Tư duy hệ thống (system thinking) là một quy tắc nhìn nhận sự việc một cách tổng thể, toàn diện (whole). Đó là nhìn nhận các mối quan hệ nội tại thay vì chỉ các thành tố đơn lẻ: nhìn nhận các mẫu hình/mô hình thay đổi, vận động không ngừng thay vì xem xét sự vật với các lát cắt, hình ảnh tĩnh. Senge đã bổ sung thêm khái niềm về cái tổng thể (the whole). Senge (một nhà nghiên cứu chủ yếu làm về quản lý, thay đổi về tổ chức, cạnh tranh) cho rằng thay vì tập trung vào các cá nhân đơn lẻ trong hệ thống quản lý, một tổ chức cần hiểu cái toàn thể, xem cái toàn thể như một hệ thống có tính phức hợp và động, làm việc song hành cùng các đơn vị trong tổ chức để đạt được những mục đích chung của tổ chức. 

Trong quyển sách "A system approach to teaching and learning procedures: a guide for educators" của UNESCO đã khuyến khích những nhà giáo dục áp dụng "cách tiếp cận có tính hệ thống" để xác định các điểm mạnh/yếu để cải thiện giáo dục.
Cách tiếp cận có tính hệ thống là một phương pháp làm việc, nó không phải là một khoa học. Mục đích của nó làm cho các thành tố cùng làm việc trong một tình huống phức tạp, bất kể vai trò của nó là gì, đều có khả năng phân tích sự phức tạp này, mô tả nó, nhận ra những "dysfuntion" để đề ra giải pháp khắc phục.

Tư duy hệ thống và tiếp cận hệ thống có 3 đặc điểm quan trọng:
1. Mỗi hệ thống có những mục đích xác định. Ví dụ như giáo dục dược là một hệ thống, mục đích của nó là đào tạo, chuẩn bị cho dược sĩ sẵn sàng đảm trách công việc thực hành dược trong hiện tại và tương lai.
2. Một hệ thống gồm nhiều thành tố và nó bị ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên trong cũng như bên ngoài. Tất cả các yếu tố của một hệ thống có mỗi liên hệ, kết nối với nhau và những thay đổi ở một thành tố này có thể làm thay đổi thành tố khác. Điều này, có thể buộc chúng ta phải xác định lại mục tiêu của hệ thống.
3. Cần có cái nhìn toàn diện về hệ thống. Khi tư duy hệ thống, chúng ta phải suy nghĩ một cách toàn diện, xác định tất cả các thành tố, các yếu tố ảnh hưởng (như lớp học, khóa học, sinh viên, khoa, yếu tố môi trường, luật) định hình, ảnh hưởng đến việc đạt được mục tiêu của hệ thống. Ví dụ: nhữn gì xảy ra ở một buổi học có thể ảnh hưởng đến các buổi học tiếp theo, và cuối cùng ảnh hướng đến khả năng thực tập, thực hành của sinh viên sau này.

Câu hỏi 1: Hệ hô hấp trong cơ thể, một công viên, một đội bóng, một đại học, một thành phố có thể được xem là một hệ thống. Mục tiêu của mỗi hệ thống là gì ? Những yếu tố cấu thành hệ thống là gì ? Liên hệ với nhau như thế nào? Bạn có thể kể tên các hệ thống nào khác ?

Tiếp cận hệ thống trong giáo dục có những vấn đề gì ?
Tiếp cận hệ thống giúp hiểu hơn về sự phức tạp của trường học và quá trình giáo dục. Kaufman xác định một số thành tố của hệ thống giáo dục gồm: giảng dạy và hướng dẫn; quản lý và hành chính; cơ sở vật chất và dịch vụ hỗ trợ; cộng đồng và người học.

Áp dụng cách tiếp cận hệ thống vào giáo dục dược có những vấn đề gì ?
Tình huống 1: Một buổi học
Bạn là một giảng viên mới và được trưởng bộ môn (người điều phối viên) yêu cầu soạn một bài giảng về dược điều trị trong đái tháo đường. Vậy phải bắt đầu từ đâu ?
Bài tập 1:
1. Mục đích của lớp học là gì ?
2. Từ cách nhìn toàn diện, những thành tố nào tạo nên một lớp học ?
3. Các thành tố này liên kết và tương tác với nhau như thế nào ?
4. Phân loại các thành tố ở câu hỏi 3 vào 3 loại sau: thành tố thuộc đầu vào (input), quá trình (process) hay đầu ra (output).
Thành tố
Đầu vào
Quá trình
Đầu ra




5. Chọn hai thành tố và vẽ sự kết nối, mối liên hệ, tương tác của chúng với các thành tố khác trong danh sách của bạn

Câu trả lời cho bài tập 1:
1. Mục đích của lớp học là gì ?
Yêu cầu của trưởng bộ môn về mục đích của lớp học để bạn thiết kế có đủ rõ ràng ? Bạn sẽ quyết định đề cập những nội dung gì trong buổi học ? Bạn có thể tự xác định mục tiêu của buổi học một mình, nhưng theo cách tiếp cận hệ thống, buổi học lại là một thành tố trong một hệ thống lớn hơn là môn học dược điều trị. Những gì bạn đề cập trong buổi học này có ảnh hưởng như thế nào với các môn học sau này ? Bạn có thể tham khảo nội dung buổi học xây dựng của năm trước. Nhưng bạn cũng cần thay đổi buổi học theo yêu cầu mới của năm này ? Tốt nhất bạn nên trò chuyện với trưởng bộ môn (hay người điều phối viên giữa các môn) để xác định rõ mục tiêu cụ thể của buổi học, thống nhất với mục tiêu lớn hơn của môn học hay cả chương trình.  

2. Từ cách nhìn toàn diện, những thành tố nào tạo nên một buổi học ?
Bây giờ bạn sẽ bắt đầu soạn nội dung của buổi học và cách tổ chức các nội dung đó. Nhưng bạn nhận ra rằng nội dung chỉ là một phần của hệ thống. Mục đích của lớp học còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như đặc điểm sinh viên, sắp xếp lớp học, cơ sở vật chất-kĩ thuật sẵn có, các yếu tố khác. Bạn quyết định giành hai tháng để tìm hiểu cá yếu tố này và tương tác giữa chúng. Sau đó, bạn lên nội dung lớp học và quá trình dạy-học.
Giờ hãy xem xét các thành tố và tổ chức chúng thành 3 bước để tổ chức một buổi học: đầu vào, quá trình, và đầu ra.

Hình 1 tóm tắt quan điểm rằng "đầu vào" của lớp học ảnh hưởng lên "quá trình" diễn ra trong lớp học, và "quá trình" này lại ảnh hưởng đến "đầu ra". Cả 3 thành tố này liên hệ với nhau và tương tác với nhau. Quá trình phản hồi(feedback) là một đặc điểm quan trọng của hệ thống; thông tin của một thành tố của hệ thống có thể được dùng như một phản hồi để xem xét lại tức thì thành tố khác.

Bước 1 - Đầu vào
1. Nội dung trước đó: Kiến thức cơ bản của sinh viên là gì ? Với những kiến thức của các môn học trước đó có đủ để sinh viên sẵn sàng cho môn học này ? Bạn có cần phải chuẩn bị các tài liệu mới ? Bạn có cần phải ôn lại kiến thức trước đó cho sinh viên ?
2. Tổ chức buổi học: buổi học được tổ chức như thế nào ? Có tài liệu đọc cho sinh viên trước khi tham giả buổi học ? Nếu bạn muốn tổ chức bài tập trước khi bắt đầu khóa học, điều đó có khả thi ? Bạn thông tin, liên lạc với sinh viên bằng cách nào? Lớp học kéo dài bao lâu ?
3. Sinh viên: bao nhiêu sinh viên ? Đặc điểm ?
4. Không gian:  Phòng học rộng bao nhiêu ? Ghế được xếp như thế nào ? Ghế cố định hay có thể di chuyển ? Nếu bạn muốn thảo luận từng nhóm nhỏ, điều đó có khả thi ? Có áp dụng kĩ thuật dạy học từ xa ?
5. Cơ sở kỹ thuật sẵn có: loại kĩ thuật giảng dạy nào đang có ? micro, máy tính, máy chiếu, thiết bị ghi ấm, nếu bạn có bài tập, bạn có thể gửi điện tử cho sinh viên ?
6. Chiến lược dạy - học: Hiểu biết của bạn về các chiến lược dạy - học (strategies) lấy sinh viên làm trọng tâm là quan trọng. Kỹ thuật nào là thích hợp với lớp học này ? Kỹ thuật nào đã được ứng dụng vào lớp học trước đó ?
7. Cập nhật nội dung của lớp học: những thông tin mới, những điều con tranh cải của nội dung môn học

Bước  2 - Quá trình
Bạn dựa trên các thông tin thu thập từ bước 1-"đầu vào" để điều chỉnh "quá trình" dạy-học cho phù hợp với mục tiêu của buổi học.
1. Nội dung lớp học: Dựa trên mục tiêu lớp học, và các thông tin "đầu vào" (kiến thức trước đó của sinh viên, thời gian của lớp học....), bạn soạn nội dung của buổi học. Với môn học này, bạn biết rằng người giảng chịu trách nhiệm tự soạn bài tập và tài liệu (handout), lớp học này độc lập và không tích hợp với các lớp học/môn học khác. Bạn có kết nối với sinh viên qua mạng nội bộ của trường, nên hai tuần trước khi lên lớp, bạn gửi email cho sinh viên các bài tập, mục tiêu của lớp học, và gửi slide bài giảng. Bạn gửi kèm một danh sách các câu hỏi để giúp sinh viên tập trung vào các nội dung quan trọng khi đọc slide. Bạn dự định cho sinh viên test trước buổi học bằng máy tính nhưng do cơ sở vật chất không có nên bạn không làm.
2. Phương pháp dạy -học:  lớp học gồm hai tiết, mỗi tiết 50 phút, nghĩ giải lao 10 phút, có 160 sinh viên. Lớp học diễn ra ở giảng đường có sức chứa 180 ghế cố định, giành cho thuyết giảng. Phòng học có máy tính và máy chiếu.
Dựa theo phân loại cấp độ học theo nhận thức của Bloom, bạn có thể thiết kế quá trình dạy-học theo mức độ tích cực tăng dần. Tiết đầu bạn có thể thuyết giảng để cung cấp kiến thức, nội dung, sau đó bạn chèn các câu hỏi vào cuối tiết học đầu tiên để kiểm tra khả năng hiểu, phân tích, áp dụng, đánh giá của sinh viên.
Sang tiết hai bạn có thể cho sinh viên ghép cặp, và tóm tắt lại dưới dạng biểu đồ nội dung của lớp học. Sau  khi cho các cặp làm việc trong 10 phút, bạn tập trung cả lớp để hoàn thiện biểu đồ tóm tắt bài học cùng nhau. Cuối cùng, bạn có thể đưa ra một tình huống, và yêu cầu các cặp sinh viên đưa ra giải pháp dựa trên nội dung bài học đã tóm tắt.

Bước 3 - Đầu ra
"Đầu ra" của một buổi học-dạy về đái tháo đường là gì ? Làm sao đo lường, đánh giá chúng ?

Đầu tiên, trả lời câu hỏi đó từ chính quan điểm của bạn. Ngay sau buổi học hãy giành thời gian viết ra suy nghĩ của bạn về buổi học. Liệu buổi học có đề cập đến tất cả những nội dung? Sinh viên có đọc bài được giao về nhà trước khi đến lớp? Buổi học diễn ra như thế nào ? Sinh viên có tham gia tích cực ? Sinh viên có tham gia làm bài tập ? Khi bạn cho sinh viên thảo luận, sinh viên có trả lời ? Nếu bạn dạy lại buổi học đó, điều gì bạn sẽ thay đổi ?

Thứ hai, xem xét việc mời đồng nghiệp/trưởng bộ môn/người điều phối khóa học tham dự tiết giảng và góp ý cho bạn. Bạn có thể hỏi góp ý về những điểm cụ thể hoặc đánh giá tổng thể.

Thứ ba là yêu cầu sinh viên điền khảo sát về chất lượng buổi học vào cuối buổi học. Hỏi sinh viên những câu hỏi mà bạn tự hỏi chính bạn, với thang đánh giá Likert.

Thứ tư là xây dựng phương pháp đánh giá sinh viên thích hợp dựa trên mục tiêu của bài học.

Cuối cùng, một đánh giá đầu ra dài hạn lý tưởng là xác định liệu sinh viên có thể áp dụng nội dung của bài học trong việc chăm sóc bệnh nhân khi đi thực tập. Tiến hành một cuộc khảo sát ý kiến người hướng dẫn sinh viên khi thực tập.

Phương pháp tiếp cận hệ thống đối với quá trình dạy-học đòi hỏi bạn một bước xa hơn là - bước phản hồi (feedback). Bạn có thể dùng kết quả từ việc đo lường các đầu ra ở trên để cải thiện các yếu tố đầu vào (input) cũng như thay đổi quá trình (process) diễn ra trong lớp học. Ví dụ, giả sử sinh viên nhận định rằng chúng thích thảo luận trong lớp học vì giúp chúng ứng dụng các khái niệm tốt hơn. Nhưng giảng viên cần có phương pháp tốt hơn giúp tổng hợp các câu trả lời của từng sinh viên. Phản hồi này của sinh viên có thể giúp bạn tìm ra cách mới để tổng hợp ý kiến của sinh tốt hơn cho buổi học kế tiếp như dùng phiếu trả lời câu hỏi 4 màu.

Mới đọc lần đầu, có cảm tưởng việc lên kế hoạch buổi học từ cách tiếp cận hệ thống có vẻ khá phức tạp. Nhưng điều quan trọng là cần hiểu rằng việc xây dựng buổi học nên lấy sinh viên làm trọng tâm thay vì lấy những yêu cầu của bộ môn/khoa làm trọng tâm. Hãy chú ý đến các thành tố và mối liên hệ, kết nối, tương tác giữa các thành tố trong hệ thống (buổi học) này; xác định các yếu tố "đầu vào", "quá trình", "đầu ra" và mối liên hệ, phản hồi (feedback) giữa chúng để có cái nhìn tổng thể toàn diện về hệ thống dạy-học này.
Còn tiếp...


Bố



Viết nhân ngày của bố 21.6.2015 (Thứ sau thứu 3 của tháng 6 hàng năm là Ngày của Bố)
 
Note đầu tiên viết về Bố. Có lẽ vì ngại. Hàng ngày đi trên đường, rất hay để ý đến cách các ông bố chăm sóc con ở đây. Có lẽ vì những hình ảnh ấy mới lạ với mình. Cảnh các ông bố tay xách, nách mang đồ dùng của con để bà mẹ tung tảy chỉ bồng đứa nhóc. Hay cảnh ông bố hai tay xách hai túi xách đi chợ to tướng, vai mang ba lô, còn các nhóc thì tự lái chiếc xe đạp nhỏ xí bên cạnh mà chả thấy bóng bà mẹ ở đâu. Có lẽ chính mình vô cùng lạ lẫm khi bắt gặp hình ảnh những ông bố vui chơi cùng con, đi chợ cùng con, tập thể dục cùng con...còn nhiều hơn cả các bà mẹ. Hay vì hình ảnh đó cuốn hút mình nên mình ghi nhớ sâu sắc hơn ?

Có lẽ không có ông bố nào lại không thương con và bảo vệ cho con. Nhưng câu hỏi chỉ còn là mỗi nền văn hóa, dân tộc tình yêu giữa bố và con lại thể hiện ở những cách thức khác nhau.
Mình còn nhớ rất sâu cái ngày mình về nước sau hai năm, bố lái xe gắn máy từ quê vào Huế để gặp mình. Có lẽ trời mưa, bố mặc áo mưa. Bố ghi nào cũng thế, gầy và đen. Khuôn mặt lo lắng, nhiều nếp nhăn. Giây phút gặp lại, mình và bố vui nhưng chỉ cười, hiểu ý từ xa. Không một cái bắt tay hay choàng vai (như trong phim hay như bên Tây).

Tình cảm giữa con gái và Bố thường gắn với những sự kiện trọng đại nào đó, nhưng khoảng khắc đặc biệt nào đó hơn là những kỉ niệm thường nhật hàng ngày. Tuổi thơ nghèo khó, thế hệ của bố cũng không được như thế hệ bây giờ hay thế hệ bên Tây để hiểu tâm lý trẻ con là gì ? Trẻ con cần những gì ? Có lẽ vì thế đã tạo nên một khoảng trống trong kí ức tuổi thơ về những kỉ niệm sâu sắc với bố. Chỉ khi bắt đầu lớn hơn, những dấu ấn về bố hiện rõ hơn: lần đầu tiên đưa con đi thi đại học, lần đầu tiên ra HN dự bảo vệ của con, lần đầu tiên tiễn con đi xa...Tất cả những lần trọng đại đó, không là hình ảnh một người mẹ đầy tình yêu thương nhưng yếu đuối, mà là bố - một con người khô khan nhất trái đất nhưng cũng là người hiền và vững chãi nhất trái đất.

Chuyện trò giữa bố và con gái thì có gì nhỉ. Ngoài mấy câu hỏi thăm sức khỏe học hành tiền bạc, là hết chuyện để nói. Thường gọi về nói chuyện với bố vài phút và bố đẩy điện thoại qua cho mẹ, vì bố hết chuyện để nói rồi. Nhưng khi đã đưa máy qua cho mẹ, thì bố vẫn ngồi bên nghe lỏm xem hai mẹ con nói gì và thường đệm thêm vào vài câu.

Hồi tiễn con ở sân bay, con nghĩ con là đứa ham vui và đi Pháp là ước mơ cháy bỏng của con. Nên hồi đó được đi là mừng như mở cờ trong bụng nên nghĩ sẽ chẳng có giọt nước mắt nào rơi. Nhưng đúng như trong phim, khi con đi vào phòng đợi phía trong, nhìn lại thấy bố đứng ngoài, cái vẻ mặt hiền, đen, nhiều nếp nhăn lo lắng của bố thì nước mắt tự nhiên rơi...

Giờ con đã ở đây, rất xa, và còn muốn đi xa nữa thì thế giới ngoài kia rộng lớn quá. Con muốn khám phá nó. Nhưng con tự hỏi, cảm giác của bố sẽ thế nào nếu một ngày con có đủ sức để đưa bố đi xa thật xa cùng nhau, trong cuộc đời này....