mercredi 14 mai 2014

Một số điểm thú vị về Cái cách giáo dục Nhật Bản - Ghi chép từ Quyển sách cùng tên


Mình xin tóm gọn một số điểm về Cải cách giáo dục Nhật Bản cho những ai không có thời gian đọc quyển sách này.

1. Tư tưởng Tây hóa
Ngay sau khi hết chiến tranh, người Nhật « mộ Tây » như « mộ đạo ». Cụ thể
+ Trong mọi cuộc cải cách giáo dục đều mời các chuyên gia hàng đầu giáo dục Phương Tây làm tư vấn
+ Họ mời nhiều giảng viên nước ngoài tham giả giảng dạy, biên soạn sách
+ Họ cho dịch nguyên văn rất nhiều quyển sách trình bày những tư tưởng giáo dục của phương Tây để phổ cập cho dân chúng. Và đó là những quyển bán chạy nhất ở Nhật thời đó

      2. Triết lý giáo dục 
      Gắn kết mạnh mẽ giữa lập thân và lập quốc. Giáo dục tính cách, văn hóa được coi trọng. Coi học sinh là trung tâm. Giáo dục gắn với đời sống hiện thực và kinh nghiệm. Tôn trọng giá trị cá nhân, thừa nhận sự khác biệt cá nhân, tôn trọng tự do học thuật, phát huy tiềm lực sẵn có của người học, giáo dục con người theo đuổi hòa bình và chân lý, phát huy sự sáng tạo các giá trị văn hóa phong phú, coi trọng lao động và trách nhiệm. Giáo dục là sản xuất chứ không phải tiêu thụ. Chương trình lấy khoa học làm trung tâm khi khoa học, kĩ thuật phát triển mạnh và giờ chuyển sang chương trình lấy con người làm trung tâm.  

3. Quá trình cải cách
+ Họ xây dựng, tìm kiếm triết lí giáo dục trước khi biên soạn chương trình hay phương pháp giảng dạy. Và cái triết lí này thay đổi tùy từng giai đoạn cho phù hợp với hiện tại. Họ áp dụng lần lượt hay tổng hợp các triết lí giáo dục hiện đại nhất của Mỹ, Anh, Đức….
      + Họ thành lập các Ban tư vấn về cải cách giáo dục độc lập với Bộ giáo dục. Ban tư vấn khoảng vài chục chuyên gia về chính trị, văn hóa, giáo dục, tôn giáo…và có tư tưởng tự do, tiến bộ.
      + Thành lập nhiều Hội chuyên môn độc lập như Hội nghiên cứu giáo dục, Hội giáo dục lịch sử, Hội giáo dục toán học, Hiệp hội giáo dục giành cho người lao động…
      + Gốc đến ngọn : Họ cải cách từ gốc đến ngọn : tức tập trung tiểu học trước từ năm 1873, làm tốt tiểu học trong nhiều năm, đến năm 1907, họ mới làm trung học và trung học hướng nghề, rồi sau mới lên đại học
+ Đóng góp của dân chúng : ban đầu kinh phí từ đóng góp của dân đóng vai trò quan trọng

     4. Phạm vi : Giáo dục gắn kết chặt chẽ giữa trường, xã hội và gia đình. Họ đã tạo được một thế giới sinh động ở nhà trường, một lực hấp dẫn của nhà trường cho mỗi học sinh.
Thay đổi triết lí giáo dục, triết lí sống không chỉ trong môi trường trường học mà họ còn phát động các phong trào làm phong phú đời sống gia đình, phát hành cách chiến dịch viết sách giành cho thiếu nhi. (Bây giờ mình mới hiểu vì sao Nhật Bản lại có rất nhiều truyện tranh thiếu nhi rất chất lượng mà ngay cả người lớn cũng bị cuốn hút như DOREMON, POKEMON, …Nhưng câu chuyện đầy tính sáng tạo). Các chương trình ca nhạc, radio, truyền hình đều có nhiều chương trình giành cho trẻ em, giáo dục. Phong trào thư viện.


5. Cách tổ chức, phương pháp dạy : phương pháp thảo luận, phương pháp làm dự án (họ tiến hành các dự án nhỏ cho một nhóm trẻ em tiểu học học các kĩ năng. Ví dụ như dự án trồng cây, nuôi gà ; trong dự án đó, học sinh sẽ học cách tính toán cộng, trừ , học cách đánh vần các tên cây, tên động vật…), phương pháp chương trình. Cho học sinh tự chọn đề tài viết văn…
     6. Quản lý giáo dục : cắt giảm và chuyển giao quyền lực trung ương từ Bộ giáo dục dần về cho các địa phương với mỗi địa phương là Một ủy ban giáo dục riêng do bầu cử công khai và chịu trách nhiệm trực tiếp với dân địa phương. Bộ giáo dục chuyển từ hành chính giám sát, mệnh lệnh sang hành chính chỉ đạo, tư vấn. Tăng tính tự quản cho các trường.

7. Nội dung :
      + Lấy cuộc sống, kinh nghiệm của người học làm trung tâm khi biên soạn giáo trình. Tiến hành các cuộc điều tra về đời sống của học sinh, từ đó thiết kế chương trình gắn với đời sống của học sinh.
      + Giáo dục độc lập, trung lập với chính trị và tôn giáo
      + Bổ sung môn mới : (1) môn Xã hội nhằm giáo dục tính cách và óc phán đoán nhằm tạo nên xã hội dân chủ giữa những người dân (2) Môn nghiên cứu tự do : nhằm mục tiêu tôn trọng cá tính riêng của từng học sinh
      + Tu thân : họ tập trung giáo dục ý chí, đạo đức, cách tư duy thay vì nặng về kiến thức. Họ có cái môn nổi tiếng « Tu thân » giống như môn đạo đức của mình nhưng môn này thay vì dạy kiến thức chay, họ thường giáo dục thông qua các hoạt động
       + Môn văn : chuyển từ giáo dục mang tính văn chương sang giáo dục mang tính tâm lý.
1   
     8. Sách giáo khoa : xây dựng nhiều bộ sách giáo khoa, xem sách giáo khoa là tài liệu hỗ trợ, tham khảo chứ không phải là tài liệu bắt buộc. 

1    9. Thi cử : bỏ chế độ thi cử cuối kì mà chuyển sang đánh giá hàng ngày

1   10. Đào tạo giáo viên : đạo tạo giáo viên theo nghĩa rộng là đào tạo con người chứ không chỉ đơn thuần là về kiến thức chuyên môn. Thành lập công đoàn giáo viên.

Trên đây chỉ lược gọn những ý mình thấy thú vị để làm mồi nhử bạn tự đọc và khám phá con đường của dân tộc Nhật đã làm được mà thôi. Kết quả luôn là minh chứng hùng hồn cho một quá trình dám thay đổi và cải cách đúng đắn. Đọc xong cuốn sách bạn sẽ thôi tự thắc mắc vì sao ta và Nhật đã có thời điểm cùng vạch xuất phát giống nhau để rồi giờ đây cả dân tộc họ đang ở top đầu của thế giới còn mình thì đang ở cái vạch nguy cơ bị đào thải.

Hãy nhìn ra xung quanh. Hãy nhìn vào bên trong. Rồi bạn sẽ hiểu lí do tại sao.


1 commentaire: