lundi 1 juin 2015

Khám phá Maroc để nhìn về Việt Nam và Thế giới (1)


Sau chuyến du lịch gần 10 ngày tại Vương quốc Maroc, đó là một chuyến hành trình dài, sâu sắc. Chuyến du lịch đưa đến những từ khóa để tìm hiểu sâu hơn một đất nước châu Phi với giàu giá trị văn hóa truyền thống, tâm linh, những cũng ẩn chứa trong nó sức mạnh và mong muốn của đổi thay và hòa nhập mạnh mẽ. Sẽ giành thời gian tìm hiểu thêm để bổ sung dần bài viết này theo thời gian.
 
Lịch sử - Thể chế chính trị
Vương quốc Maroc nằm phía bắc châu Phi. Thủ đô là Rabat. Các thành phố nổi tiếng về văn hóa là Fès, Meknes, Marrakech..là những thành phố trước đây là thủ đô Maroc. Nhưng thành phố rộng, phát triển nhất và đông dân nhất lại là Casablanca.

Văn hóa của Maroc chịu ảnh hưởng của văn hóa Ả rập, berber (một nhóm chủng tộc địa phương lâu đời nhất), và văn hóa của vùng sa mạc sahara- Châu Phi. Và vì vị trí tiếp giáp với châu Âu, trong quá khứ từng bị một số nước châu Âu cai quản như Pháp, Tây Ban Nha trong vòng hơn 40 năm (1912-1956) nên văn hóa của Maroc cũng có sự ảnh hưởng sâu rộng của châu Âu. Các phong trào giải phóng dân tộc bắt đầu nở rộ từ năm 1930 và Maroc chính thức giành được độc lập từ 1956. Trong giai đoạn này Maroc được cai trị bởi Vua Haissan II, một vị vua có chủ nghĩa dân tộc lớn, nên Pháp đã đày ông ra đảo ở. Nhưng sau đó vì sức ép của dân chúng đã buộc phải trao lại vương quyền cho ông. Năm 1971, vua Haissan II đã lãnh đạo một cuộc "hành quân xanh" với 350.000 dân Maroc hành quân không mang theo vũ khí vượt qua biên giới giữa Maroc và vùng sa mạc Sahara đang bị quân Tây Ban Nha chiếm đóng. Nhưng những xung đột và đồng thuận về sở hữu vùng Sahara vẫn không đạt được.

Đến thời Vua Mohammed VI (con của Haissan II) lên ngôi từ năm 1999, đã tiến hành hiện đại hóa đất nước với chủ trương tự do hóa kinh tế và xã hội, thúc đẩy dân chủ. Mặc dù hiểu rõ sâu sắc cần phải đổi mới bởi Vua Mohammed VI để đáp ứng lại đòi hỏi, quan ngại của cộng đồng quốc tế, những nhà dân chủ vẫn tiếp tục kêu gọi một cuốc đổi mới sâu rộng hơn trong hiện tại.

Maroc đến nay vẫn là một nước quân chủ lập hiến. Nghĩa là được lãnh đạo bởi vua cùng với quốc hội do dân bầu chọn. Quyền lực trong tay quốc hội do đảng chiếm đa số ghế đứng đầu. Không giống với các chế độ quân chủ lập hiện Anh, Canada...(quyền hạn của vua rất hạn chế), vua Maroc nắm giữ quyền lực hành pháp và lập pháp lớn, đặc biệt là chỉ huy quân đội, các vấn đề đối ngoại và tôn giáo. Quyền hành pháp do chính phủ nắm, quyền lập pháp do chinh phủ và hai nghị viện, các hội đồng nhân dân nắm. Vua có quyền giải tán quốc hội sau khi tham vấn ý kiến của thủ tướng và chủ tịch quốc hội.  

Kinh tế
Nguồn thu nhập chính của Maroc là nông nghiệp, công nghiệp khai khoáng (phosphate) và du lịch, ngoài ra còn có tài nguyên biển vì phía bắc giáp Địa Trung Hải, phiá tây bắc giáp Biển Đại Tây Dương. Maroc có nạn thất nghiệp cao 10% và nợ nước ngoài lớn, gần 20 tỉ USD hay nửa thu nhập GDP. Dù kinh tế thương mại có nhiều khuyết tật nhưng nhờ nguồn ngoại hối và du lịch đã giúp một phần cho sự phát triển của đất nước.

Nông nghiệp
Chiếm 14% thu nhập GDP và có 40-50% dân làm trong nông nghiệp. Khó khăn lớn nhất để phát triển nông nghiệp tại Maroc là hệ thống tưới tiêu do thời tiết khô. Nhiều mặt hàng nông nghiệp của Maroc đã được xuất sang châu Âu, đặc biệt  rau quả.

Năng lượng
Năm 2008, khoảng 50% điện được cung cấp từ than đá. Tuy nhiên, vì nhu cầu năng lượng tăng cao, nên một luật mới thông qua khuyết khích người dân chuyển sang dùng các dạng năng lượng khác, bao gồm cả các nguồn năng lượng tái hồi được như năng lượng mặt trời, dùng khí gas tự nhiên. Maroc đã cho xây dựng các trại chuyển hóa năng lượng mặt trời lớn để giảm phụ thuộc vào năng lượng dầu mỏ và cuối cùng nhằm xuất điện bán cho Châu Âu.

Thuốc phiện
Cannabis được trồng và bán, đóng góp 0.57% thu nhập GDP. 80% Canabis tiêu thụ tại châu Âu là được trồng ở Maroc. Maroc còn là vị trí trung chuyển cocaine từ Nam Phi đến Tây Âu.

Giao thông
Hệ thống đường, tàu xe ở Maroc phát triển nhanh và khá hệ thống, có kế hoạch. Dự án xây dựng đường tàu hỏa tốc độ cao của công ty đường sắt quốc gia Maroc ONCF nhằm xây dựng 1.500km đường ray mới trước năm 2035. Hiện tại việc khởi công đã tiến hành từ năm 2011 và đưa vào hoạt động vào cuối năm 2015. Dự tính vận chuyển 8 triệu lượt khách mỗi nằm.

Tàu điện: ở thành phố Casablaca đã xây dựng đường tàu điện đầu tiên

Hệ thống đường - cây xanh: Mỗi thành phố Maroc thường chia làm 2 vùng: thành phố cổ và thành phố mới. Thành phố cổ hầu như vẫn giữ nguyên mọi kiến trúc, kết cấu xưa cũ để biến thành một trung tâm văn hóa, thu hút khách du lịch nước ngoài. Còn vùng thành phố mới được xây dựng hiện đại, quy cũ hơn, với những con đường khá rộng. Hệ thống cây xanh trên đường khá đồng bộ, đẹp mắt.

Taxis: điều lạ kì là ở Maroc người dân rất hiếm dùng xe đạp và xe máy, mà phương tiện phổ biến nhất tại các thành phố là taxis và xe hơi. Giá đi xe taxis khá rẻ. Và người dân thường có thói quen đi chung taxis để giảm chi phí. Đồng thời xe taxis cũng đủ các loại, hiện đại có nhưng đa số là xe taxis cũ nên giá thành cảng rẻ. Hơn nữa, có hỏi một bác lái taxis thì bác bảo cảnh sát giao thông rất hiếm khi thổi còi hay phạt dân lái taxis. Nhìn xe và áo quần của những bác lái taxis đều gợi lên đây là một phương tiện giao thông giá rẻ bất ngờ. Có lẽ tư duy đi xe taxis thay vì đi xe máy sẽ là bước khác biệt với dân VN và sẽ là lợi thế của Maroc trong tương lai, để đổi thay từ người lái xe taxis thành người một doanh nhân lái xe hơi riêng chăng ?

Hệ thống xe bus, xe tốc hành giữa các thành phố, xe đưa đón học sinh đến trường khá nhiều và người dân cũng sử dụng khá nhiều, đặc biệt là sinh viên, học sinh.

Văn hóa
99% dân Maroc là người Ả rập hoặc người Berber. Một số ít là dân từ sa mạc Sahara và châu Âu. Tuy ở châu Phi, nhưng da của người dân Maroc thuộc lại "trắng" nên được gọi là dân châu Phi trắng. Chỉ có một số nhỏ dân châu phi "đen" là hậu dệu của thế hệ nô lệ trước đây sống tại Maroc. Dân Berber là dân gốc tại Maroc nhưng sau khi dân Ả rập du nhập tới, họ cũng bị Ả rập hóa. Một số nhỏ còn lại là dân Do Thái, nhưng con số đang giảm đáng kể từ 265.000 năm 1948 xuống còn 5.500 hiện tại. Hầu hết những người nước ngoài sống tại Maroc là người Pháp và Tây Ban Nha. Dân Maroc định cư tại nước ngoài khá đông (Maroc kiều), hầu hết định cư tại Pháp với hơn triệu dân, Tây Ban Nha, Hà Lan, Bỉ.

Tôn giáo
99.9% dân Maroc theo đạo Hồi. Còn lại là chủ yếu theo Đạo Do Thái. Một số dân theo đạo Tin Lành, Thiên Chúa Giáo rải rác khắp nước những thường không gặp nhau thường xuyên vì lo sợ sự kiểm soát của chính phủ và sự phản đối của cộng đồng.
Thánh Mohammed, được những tín đồ Hồi giáo tin là vị ngôn sứ cuối cùng mà Thiên chúa (tiếng Ả Rập gọi là Allah) gửi xuống để dẫn dắt nhân loại. Ông được gọi là "sứ giả của Thượng Đế" bởi những người theo đạo, còn những người không theo đạo xem ông là người sáng lập Đạo hồi. Trong văn học và ngôn ngữ Việt Nam thông thường, ông được gọi là Đấng tiên tri hoặc Đại Tiên tri Mô-ha-mét. Theo các tín đồ Hồi giáo viết tiểu sử truyền thống, ông được sinh vào khoảng năm 570 tại Mecca và qua đời năm 632 tại Medina. Hai thành phố Mecca và Medina thuộc về miền tây của Ả Rập Saudi ngày nay. Đa số người dân Maroc cũng lấy tên Mohammed làm họ cho mình.

Tất cả những người theo đạo hồi đều phải tuân theo 5 quy tắc sau:
- Tin tưởng rằng "Chỉ có Chúa trời là vị toàn năng tối cao và Mohammed là thánh". Và đây cũng là câu được cầu nguyện thường xuyên.
- Cầu nguyện năm lần/ngày theo thông báo chung thống nhất trong nước. Lời thông báo do một vị đọc và được phát qua loa phát thanh của địa phương. Người mộ đạo cần quỳ chân trần và mặt hướng về vùng Mecca.
- Bố thí cho người nghèo
- Hàng năm phải thực hiện tháng ăn chay Ramadan để tưởng nhớ và biết thương xót người nghèo. Tháng này tính theo lịch Mặt Trăng. Trong tháng này, khi còn ánh sáng Mặt Trời, họ không được ăn và uống, đến đêm thì mới ăn. Cũng trong tháng này, con người phải tha thứ và sám hối, vợ chồng không được gần nhau vào ban ngày nhưng ban đêm vẫn có thể ân ái với nhau. Trẻ em và phụ nữ có mang không phải thực hiện Ramadan.
- Hành hương đến vùng đất thánh Mecca ít nhất một lần trong đời.

Đạo Hồi cũng có những điều khyên răn như không uống rượu, không ngoại tình, không giết người (trừ trường hợp đặc biệt là chiến đấu chống lại những kẻ lùng giết người đạo mình nhằm cưỡng bách bỏ đạo và giết những tên sát nhân để trừ hại cho dân lành), cấm quan hệ trước khi kết hôn, không ăn thịt lợn vì nó được xem là ô uế, và các động vật ăn thịt sống và ăn tạp như chó, mèo, chuột...(hèn gì thấy mèo ở Maroc rất nhiều).

Sẽ viết tiếp sau....

Tài liệu tham khảo:
1. http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%93i_gi%C3%A1o
2. http://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di_H%E1%BB%93i_gi%C3%A1o
3. http://en.wikipedia.org/wiki/Morocco#Agriculture
4. Maroc Guides Mondes.










Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire