mardi 19 mai 2015

Nền nông nghiệp của Pháp - Hướng phát triển Nền nông nghiệp Việt Nam

Phần 1: Giới thiệu sơ về Nền nông nghiệp Pháp


Nước Pháp có lợi thế về nông nghiệp: diện tích đất đai cho nông nghiệp lớn (1/2ha mỗi người) và vị trí địa lý và khí hậu thuận lợi, hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp theo cộng đồng (politique agricole commune). Những lợi thế này đã giúp Pháp trở thành nước sản xuất nông nghiệp hàng đầu châu Âu với trữ lượng chiếm 18% tổng sản phẩm nông nghiệp và lương thực của châu Âu.
Diện tích nông nghiệp chiếm 53,2% cả nước. Nhưng chỉ có khoảng 3,4% dân Pháp làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp (tức khoảng 3 nhân công cho 100ha) năm 2007. Sự hiện đại hóa nông nghiệp đã làm cho số lượng nhân lực trong nông nghiệp giảm không ngừng. Nông nghiệp (kể cả ngành công nghiệp liên quan đến nông nghiệp - thực phẩm) đóng góp 4,5% tổng thu nhập quốc nội của Pháp (PIB), tương đương 72 tỷ EUR.

Lịch sử phát triển nông nghiệp Pháp

Nông nghiệp bắt đầu phát triển mạnh từ Giai đoạn cải cách (giữa thế kỉ XIX) với 3 điểm chính liên quan đến sở hữu đất: giá đất tăng dần; tăng khai thác các mảnh đất có diện tích trung bình (giữa 10-50ha) và việc sở hữu đất bởi nông dân.
Sau chiến tranh thế giới, nông nghiệp được công nghiệp hóa. Việc sử dụng phân hóa học và thuốc trừ sâu tăng mạnh. Song song với nó, là phong trào phát triển nông nghiệp xanh - nông nghiệp bio xuất hiện từ những năm 1970. Tiếp đến là những yêu cầu của quốc gia và châu Âu về việc bảo vệ môi trường - nông nghiệp bền vững (những quy định về sử dụng thuốc trừ sâu, sử dụng nước, về sản phẩm biến đổi gen, về môi trường). Từ năm 2007, những quy định về bảo vệ môi trường đã được thúc đẩy để phát triển nền nông nghiệp xanh (agro-écologique).

Về cấu trúc sản xuất nông nghiệp
Có khoảng 348.000 đơn vị sản xuất nông nghiệp với trung bình 73,3ha/đơn vị. Khoảng 2/3 là các đơn vị truyền thống một thành viên (một người) và 1/3 là do các hội tiến hành. Diện tích khai thác của mỗi đơn vị tăng dần từ 9ha năm 1892, lên 16ha năm 1963, lên 28ha năm 1988 và lên 39ha năm 1995.

Các vùng nông nghiệp và sử dụng đất
Cả nước Pháp có 411 vùng nông nghiệp sản xuất thuần nhất (zone d'agriculture homoogène - tức mỗi vùng đó chỉ trồng hay nuôi một loại cây/con duy nhất ví dụ như vùng trồng nho, vùng trồng ngô...).
Về trồng rừng: Diện tích rừng là 161.000km2, tỷ lệ phủ xanh là 30% tổng lãnh thổ cả nước.

 Nguồn: http://fr.wikipedia.org/wiki/Agriculture_en_France

Phần 2: là nhận định về hướng phát triển nông nghiệp của nhà trí thức Trần Huỳnh Duy Thức viết trong lá thư gửi con gái


"Nông nghiệp chỉ có thể phát triển mạnh khi có sự thay đổi lớn về quan điểm sở hữu đất đai, chính sách hạn điền và sự ưu tiên đầu tư hạ tầng nông nghiệp.
Thiếu quan tâm nông nghiệp là một sai lầm trong thời gian qua vì chủ trương ưu tiên cho công nghiệp. Gần đây chính phủ đã nhận ra tầm quan trọng của nông nghiệp và có sự quan tâm. Nhưng ba nghĩ ngành này chỉ có thể phát triển mạnh khi có sự thay đổi lớn về quan điểm sở hữu đất đai, chính sách hạn điền và sự ưu tiên đầu tư hạ tầng nông nghiệp. Ba cũng cho rằng những điều này sẽ đạt được sự tích cực trong cuộc cải cách thể chế kinh tế, chính trị đang và sẽ diễn ra quyết liệt sắp tới. Khi ấy thì nông nghiệp mới có thể thu hút được sự đầu tư về tiền vốn, công nghệ và chất xám để tái cấu trúc lại toàn bộ cách thức sản xuất nông nghiệp một cách quy mô và hiện đại. Nếu nông nghiệp VN không biến đổi tốt thì cũng không thể có được nguồn dịch vụ và công nghiệp phát triển tốt được. Vì tới hiện nay vẫn còn khoảng 70% dân số sống ở nông thôn và phụ thuộc vào những công việc về nông nghiệp, nếu lực lượng này không tăng được thu nhập lên đủ đề đầu tư vào giáo dục cho con cái thì đất nước mình sẽ không lấy đâu ra nguồn nhân lực chất lượng cho dịch vụ và công nghiệp. Số công nhân từ nông dân trên những vùng đất được biến thành nhà máy, khu công nghiệp trong thời gian qua không có sự chuyển đồi gì về chất cả. Họ cũng tiếp tục làm những công việc giản đơn không đòi hỏi có tri thức. Vì thế mà sự chuyển dịch kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp vừa qua chưa tạo ra được sự thay đồi gì đáng kể về hiệu suất lao động, làm sự tăng trưởng quốc gia chưa bền vững. Do đó chiến lược quốc gia phải đột phá vào nông nghiệp trước tiên. Từ đầu năm 2014 đến nay, ông Thủ tướng VN có nhiều phát biểu đúng đắn về nông nghiệp, vấn đề chắc phải còn chờ tháo gỡ các nút thắt cổ chai thì mới có thể thực hiện được các quan điểm đó. Nhưng đây là việc bất buộc, nếu không làm được thì cả nền kinh tế của VN sẽ vẫn kém chất lượng, hiệu suất thấp và giá trị gia tăng không đủ trả cho sự hủy hoại môi trường. Nên ba tin rằng nó sẽ được đột phá thành công đầu tiên trong cuộc chuyển mình tới đây của đất nước, giống như người Nhật đã tập trung hiện đại hóa nông nghiệp trong 10 năm đầu tiên của cuộc Minh Trị Duy Tân dẫn đến cuộc chuyển mình vĩ đại của họ giữa thế kỷ 19.

Con người luôn là yếu tố quyết định. Nguồn nhân lực của một quốc gia mà không có chất lượng, có tri thức thì quốc gia ấy không thể phát triển tốt đẹp được cho dù nó có một nhóm lãnh đạo tinh hoa đi nữa. Rất nhiều người học hành giỏi giang nhưng vẫn mắc sai lầm cho rằng kiến thức của mình sẽ dễ dàng truyền đạt hoặc áp đặt xuống cho mọi người nếu mình nắm quyền lực. Nói gì thì nói, có thực mới vực được đạo, gia đình nông dân phải giàu có, ít ra là khá giả lên thì con cái họ mới được học hành tử tế. Không thể chỉ tự hào và trông chờ vào những trường hợp hiếm hoi nhà nghèo hiếu học để tin rằng nguồn nhân lực VN sẽ có tri thức. Mấy ngàn năm rồi chúng ta không thiếu những tấm gương như vậy, nhiều người trong đó đỗ đạt làm quan, trở thành những người nổi tiếng nhưng đất nước mình vẫn nghèo và lạc hậu, bị trải qua những thời kỳ nô lệ đen tối. Hàng triệu người thì mới có được một, hai người, làm sao mà đủ sức thay đổi được số phận cả một dân tộc. Con đồng ý hôn? Ba không nhìn thấy được cách nào khác để phát triển được nguổn nhân lực có tri thức cho VN bước nhanh và chắc vào nền kinh tế tri thức ngoài cách đột phá mạnh mẽ vào nông nghiệp cả. Người nông dân VN rất cần cù và chịu khó, chỉ cần gặp được những điều kiện đúng đắn thì họ sẽ bứt phá cho mà thấy, các ngành công nghiệp gia công chẳng là gì với họ đâu. Nhưng lâu nay họ không được tạo những điều kiện như thế, những nguồn đầu tư quốc gia được tập trung chủ yếu cho hạ tầng công nghiệp mà lại không tạo ra được giá trị cao. Ba tin rằng sự ưu tiên này sẽ thay đổi, tập trung vào cho nông nghiệp trong 10 năm tới. Việc này sẽ tạo nên những cơ hội công việc về thương mại, đầu tư hấp dẫn."

Nguồn: http://langnhincuocsongmuguet.blogspot.fr/2015/05/leader-5-tran-huynh-duy-thuc.html

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire