jeudi 22 janvier 2015

Đọc tài liệu để học một cách tích cực



Đọc tài liệu để học một cách tích cực
"Gốc của việc học là tự học. Gốc của việc tự học là tự đọc".
Võ Thị Hà (lược dịch từ Chương 4- Quyển McKeachie's Teaching TIPS 14th).

Tài liệu nào ?

Tài liệu tham khảo đọc của một môn học có thể tồn tại dưới nhiều dạng văn bản (text) khác nhau như sách in, báo in, sách dạng điện tử, các trang mạng online.. Điều quan trọng là cung cấp cho sinh viên một danh sách các tài liệu tham khảo cần độc một cách có tổ chức và hệ thống. Bởi việc học sẽ dễ dàng hơn nếu được tổ chức tốt. Một phần quan trọng của mọi môn học và phải dạy cho sinh viên đọc sách như thế nào, chứ không chỉ truyền đạt kiến thức cho sinh viên.

Làm sao để sinh viên thực sự đọc các tài liệu được giao?

Lý do chính khiến sinh viên không đọc tài liệu trước khi đến lớp là do sinh viện không thấy sự khác nhau hay lợi ích của việc đọc trước. Vì rất nhiều môn học xem việc đoc tài liệu như một bài tập hoàn toàn độc lập với buổi học trên lớp. Vì vậy, kĩ thuật đầu tiên là thường xuyên dùng các câu như " Như các em đã đọc trong tài liệu được giao A, ...." hoặc đặt câu hỏi "Ý kiến các em như thế nào với phần thảo luận của tác giả ...trong tài liệu được giao A?"

Kỉ thuật thứ hai là cho sinh viên viết ra giấy trong vòng 1 phút trước khi bắt đầu buổi học về "Điều quan trọng nhất mà sinh viên thu nhận được từ tài liệu được giao ". Hoặc cho sinh viên viết cầu hỏi hay thắc mắc về tài liệu được giao.

Kĩ thuật thứ 3 gọi là hoạt động "Chia sẽ theo nhóm". Ví dụ Môn học có 4 chủ đề. Mỗi chủ đề được giao cho 4 nhóm sinh viên tự đọc tài liệu riêng để tổng hợp thành một bảng tóm tắt phân tích về những gì được đọc: Bước này gọi là bước "chuyên gia". Sau đó, nhóm mỗi sinh viên từ mỗi nhóm thành một nhóm riêng, và sinh viên lần lượt trình bày phần tóm tắt của nhóm mình cho các bạn trong nhóm được biết: bước này gọi là bước "giảng dạy". Như vậy, mỗi sinh viên vừa được đóng vai trò "chuyên gia" phân tích tài liệu, tóm tắt nó, vừa đóng vai trò "giảng dạy" để truyền đạt lại thông tin đó.

Kĩ thuật thứ 4 là kỹ thuật hiệu quả nhất có lẽ là thông báo với sinh viên là sẽ có một cuộc trắc nghiệm nhỏ sau mỗi bài đọc. Hi vọng rằng khi thói quen tự đọc của sinh viên tăng lên thì sinh viên sẽ tự tìm thấy động lực đọc tài liệu mà không cần dùng đến kĩ thuật này.

Đọc không đơn giản chỉ là lướt ánh mắt qua mỗi từ như đọc một câu chuyện. Đọc để học bào gồm đọc để hiểu, để học cách suy nghĩ về mục đích của tác giả, về mối liên hệ với các tài liệu khác trước đó, và làm sao để sử dụng những thông tin đã đọc được.

Nghiên cứu về học thông qua đọc ?

Một số nghiên cứu so sánh hiệu quả giữa việc học qua đọc tài liệu in và nghe giảng, kết quả cho thấy học qua đọc hiệu quả hơn. Đọc để trả lời các câu hỏi cụ thể giúp việc đọc hiệu quả hơn. Các câu hỏi đòi hỏi suy nghĩ nhiều, tổng hợp, đánh giá (như tại sao, so sánh) giúp cho việc đọc hiệu quả hơn so với các câu hỏi đơn thuần về thông tin, sự kiện (như khi nào, bao nhiêu). Do đó việc đưa các câu hỏi lên đầu, trước mỗi bài đọc là hữu ích, đặc biệt là với những sinh viên có khả năng kém hơn. Có thể yêu cầu sinh viên viết câu trả lời dài khoảng nửa trang giấy về một câu hỏi nào đó và mang đến lớp để chia sẽ, thảo luận trong các nhóm nhỏ.  Tuy nhiên, nó cũng khiến cho sinh viên chỉ tập trung tìm đọc các thông tin để trả lời câu hỏi và bỏ qua các thông tin khác khi đọc.
Một số ví dụ về các câu hỏi khuyến khích tư duy khi đọc tài liệu này
1. Làm thế nào bạn ứng dụng ý tưởng "học qua cách đọc tích cực" trong lớp học của bạn ?
2. Những hạn chế nào trong lớp học thực tế làm cho các ý tưởng "học qua cách đọc tích cực" không phát huy được tác dụng ?
3. So sánh cách đọc với mục địch giải trí với cách "đọc tích cực để học" ?

Dạy sinh viên học nhiều hơn từ việc đọc

Bạn nên thảo luận với sinh viên tại sao bạn lại chọn tài liệu đọc này và vì sao nên đọc nó. Những dấu hiệu cho thấy sinh viên đọc tích cực là:
- Nhìn các tiêu đề chính trước khi đọc nội dung chi tiết
- Viết các câu hỏi thắc mắc liên quan
- Ghi chú bên cạnh
- Tô đậm, gạch chân ý quan trọng
- Hội thoại với chính tác giả (đúng sai, vì sao..)
Williams đã đề nghị một kĩ thuật giúp đọc các tài liệu nghiên cứu là SQ6R (Survey, Question, Read, Reflect, Review, Rehash, Rethink, Re-evaluate). Tức bước 1 là Survey: lướt qua tài liệu trước, rồi viết ra các Question (câu hỏi liên quan), sau đó Read (đọc), Reflect (suy nghĩ, phân tích), Review (tổng hợp), Rehash (Thực hành), sau đó dựa trên sự khác nhau giữ những gì đã đọc và thực hành, thì Rethink (suy nghĩ lại, đúc rút lại) và cuối cùng là Re-evaluate (đánh giá lại).

Tóm lại:

- Đọc là một kĩ năng quan trọng để học.
- Để giúp việc học hiệu quả, giáo viên không chỉ chọn tài liệu đọc thích hợp, mà còn giúp sinh viên học phương pháp đọc thế nào cho hiệu quả.
- Dù có rất nhiều dạng tài liệu khác nhau như trang mạng, cours phát rời, báo...thì sách giáo trình hoặc các tài liệu độc tổ chức tốt vẫn là tài liệu đọc hữu ích.
- Nếu tài liệu in giành cho sinh viên là rẻ, sinh viên có thể tiếp cần được, thì sinh viên học thông qua đọc tài liệu in là hiệu quả hơn so với học thông qua nghe giảng.















































 

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire