mardi 20 janvier 2015

Đẳng cấp Hoa hậu Nam và Nữ của Pháp!



Còn nhớ năm 2013, mình để ý đến cuộc thi Hoa hậu Pháp vì có một người bạn của em gái của bạn của mình tham gia thi và đạt Miss thành phố Lyon. Và điều khiến mình để ý là vì em đó học Dược. Một ngành có tỷ lệ chọi rất cao ở Pháp. Điều bất ngờ hơn là em học dược đó sau vào vòng thi chung kết Miss Pháp thì không đạt được ngôi hoa hậu, mà danh hiệu đó thuộc về Marine Lorphelin, một sinh viên năm thứ nhất về .......y. Sau đó, vì là người cùng nghề nên máu tò mò theo dõi thì Marine Lorphelin còn đạt luôn ngôi Miss châu Âu, và vào vòng chung kết thế giới thì đạt Á hậu Thế giới.

Năm ni, lại thêm một tin bất ngờ. Học trò học Dược năm 5 của bạn mình lại được bình chọn là người đại diện của Grenoble tham gia cho cuộc thi MISTER FRANCE (Hoa hậu Nam của Pháp). Đây là một cuộc thi ít nổi tiếng hơn so với cuộc thi kia. Và khi trả lời trên báo, cậu ấy trả lời đại ý: "Dù kết quả có thế nào, cuộc thì cũng không làm thay đổi cuộc sống của tôi".

Thế đấy, một nước Pháp nổi tiếng với sự lịch lãm và quý phái, nước hoa và những thương hiệu thời trang xa xỉ... Nhưng họ cũng không quên cái chất chính làm nên sự lịch lãm và quý phái đó là bộ não, tư duy, sự tinh tế của tâm hồn, bên cạnh sắc đẹp.

Cùng không thể vì 2-3 nhân vật học cao đoạt giải tron cuộc thi Hoa hậu nữ, Hoa hậu nam mà có thể quy đồng cho tất cả. Nhưng nó là dẫn chứng cho thấy trình độ cả về học thức + vẻ đẹp của nước Pháp đã quá cao. Mình đã từng đi trên tàu điện, đi bộ trong khuôn viên sinh viên, nhìn đâu cũng là người đẹp cả, dáng đẹp, áo quần đẹp, trang điểm đẹp, phong cách tự tin, và họ đều đang học đại học trở lên hết cả...Rồi đi bệnh viện càng choáng váng hơn, những anh chàng bác sĩ, dược sĩ, sinh viên nội trú, đặc biệt là sinh viên y dược, rất nhiều người nhìn phong cách đi đứng đã thấy mê ly. Đến khi đi bệnh viện cùng nhau, hay ngồi nghe sinh viên, dược sĩ, bác sĩ nói chuyện lại càng nể họ nhiều hơn. Kiến thức đầy mình và phong thái tự tin, bản lĩnh...

Mình đã nghĩ, đúng là một nữ thí sinh Việt Nam trong vòng thi vấn đáp khi giám khảo hỏi "Quan niệm của em như thế nào về câu nói "Cái nết đánh chết cái đẹp"?". Cô ấy đã hồn nhiên trả lời " Em nghĩ cái đẹp không có tội tình gì mà bị cái nết đánh chết cả". Và cả hội trường đã cười hể hả vì chê cô ấy trả lời mà không có não. Nhưng giờ mình lại thấy câu đó đúng quá đi. Cái đẹp không có tội tình gì mà bị cái nết đánh chết cả. Vẻ đẹp bên trong (đi từ nội tâm, trình độ, tâm lý...) và vẻ đẹp bên ngoài (có được từ đi đứng, ăn nói, cử chỉ, dáng điệu...) tất cả đều cần thiết cả. Vì sao lại tự mặc định hay giới hạn nó. Ai đã diễm phúc đẹp bên ngoài nhờ trời sinh thì lo mà trao dồi thêm vẻ đẹp bên trong. Còn ai đầu óc giỏi giang thì lại chú ý làm đẹp bên ngoài nhiều hơn. Ai cũng có nhiệm vụ và bản năng muốn hoàn thiện chính mình. Cớ sao lại mặc định và giới hạn chúng.

Điều thứ 2 đặc biệt của Hoa hậu Pháp là: trong thời gian tổ chức cuộc thi, nó không bị PR quá nhiều để trở nên quá lố. Và hầu như dân Pháp cũng không mấy quan tâm đến nó. Và sau khi đăng quang với nhiệm kì 1 năm, nhiều người rút khỏi hào quang và trở về với cuộc sống bình thường. Họ xem đó như một cuộc dạo chơi, thử thách bản thân.  Marine Lorphelin ở trên sau khi hết nhiệm kì, cô trở về làm một sinh viên y năm thứ 2 bình thường như các sinh viên khác, cô còn đăng kí học thêm các cours về ngôn ngữ tín hiệu để giao tiếp với người khiếm thính...

Và suy cho cùng, một đám đông thế nào thì ngôi sao của đám đông thế đó! 

Tài liệu tham khảo:
1. http://www.programme-tv.net/news/people/47359-marine-lorphelin-decouvrez-vie-etudiante-medecine/
2. http://www.mister-france.com/index2.html
3. http://fr.wikipedia.org/wiki/Marine_Lorphelin

Bài viết khác rất nổi tiếng của Lương Hoài Nam: "Hoa hậu, bóng đá và nỗi nhục chẳng liên quan"
https://www.facebook.com/notes/luong-hoai-nam/hoa-h%E1%BA%ADu-b%C3%B3ng-%C4%91%C3%A1-v%C3%A0-n%E1%BB%97i-nh%E1%BB%A5c-ch%E1%BA%B3ng-li%C3%AAn-quan/10203416352557329?pnref=lhc



Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire