mardi 9 septembre 2014

Thả « Đèn cù » nhân dịp Trung Thu tại Annecy


Ngay cái tiêu đề là mình đã « chém gió » rồi vì nó sai sự thật. Mình viết "note" chỉ nhân trải qua một cuối tuần đặc biệt ở Annecy, Pháp (một thành phố được ví von là Venise của Pháp), trở về Grenoble lại tình cờ biết cuốn "Đèn cù" đang được lùng sục đọc, chẳng hiểu sao có cái gì đó dục dã mình đọc nó. Và tình cờ ngày hôm nay 9/9/2014 là ngày sẽ thấy mặt trăng to và sáng nhất trong năm. Vừa đọc xong 300/499 trang nhưng lại muốn viết một cái "note" bây giờ và sẽ bổ sung nó sau khi đã đọc hết quyển sách.


-         Annecy: Nếu chọn một thành phố dễ thương nhất trong tâm trí mình tại Pháp thì mình sẽ chọn Annency. Nó nhỏ nhắn, dễ thương, với những ngôi nhà đơn giản, nhiều màu sắc hài hòa, nhiều hoa, hồ nước rất trong, nhiều khách sạn, cửa hàng xinh xinh, một số nghệ sĩ đường phố rải rác khắp nơi, cảnh núi, hồ, công viên, nhà hàng….mọi thứ rất cân đối nhẹ nhàng. Nói không khoa trương xí nào chứ cuộc sống ở đó nó thanh bình tựa như ở Vườn Eden ngày xưa của Adam và Eva (bóc phét đó chứ mình có phải Eva đây mà biết cái vườn địa đàng Eden nó thế nào:).
-          Sách : mình được một bà Pháp mời ở lại cuối tuần để tham gia một khoa học về phát âm. Khóa học này rất đặc biệt nên sẽ giải thích sau. Nhưng điều mình ấn tượng nhất mình khám phá ở nhà bà là một không gian đầy văn hóa, tính nghệ thuật, và cuộc sống văn minh thực sự.
Mọi ngóc ngách trong ngôi nhà đều có một thông điệp nào đó : những bức ảnh, tấm thiệp, những lời yêu thương, những câu nói nổi tiếng của người nổi tiếng…được dán trên tủ lạnh, kệ đựng bát, trên tủ đứng, trên tường, bên cửa sổ…Hai ba giá sách vời ngồ ngộ những sách. Nhưng quyển sách mình chỉ đọc tên thôi đã thấy rất hợp với nhu cầu của mình hiện tại : về tâm lý, về hạnh phúc, cái chết, tình dục, về giấc mơ, về thay đổi, về quản lý, về nụ cười, về y học truyền thống của các nước trên thế giới, về tôn giáo, về nghệ thuật, du lịch….Sách nhiều quá bà ấy phải san sách ra để trong kho theo thứ tự abc để dễ tìm. Bà ấy còn đề một mảnh giấy nhỏ trên kệ sách nhắn ai muốn mượn quyển nào thì xin đề tên và ngày cần mượn…Mình đã nghĩ, nếu bà ấy có chết ngay bây giờ thì bà ấy cũng đã đi được rất xa trong suy nghĩ, trong chiêm nghiệm mà con thuyền là các quyển sách ấy. Vì bà ấy là chuyên gia về tâm lý và hiện là nhà tư vấn về quản trị, quản lý cho các cá nhân, doanh nghiêp…nên tủ sách nhiều đầu sách về tâm lý, về hành vi, về tình cảm….để trả lời nhiều câu hỏi rất thật những ít ai dám tìm hiểu câu trả lời như quyển : cái chết, tại sao người ta không nói về nó ? Mình đã nghĩ, với những con người đầy hiểu biết, đầy học thức này, nếu ở Việt Nam chắc kiến thức của họ có thể làm bộ trưởng chổ này, chổ nọ nếu người ta chỉ phán xét trên năng lực, đạo đức để chọn chứ không phải trên gốc gác. Mình nhìn lại cái cách người ta đề ra một dự án « sách giáo khoa điện tử » thôi là thấy cái cách những con người « ít đọc » làm việc ẩu thế nào. Như thể người ta không nói, không đề xuất thì người khác không biết người đó dốt vậy.
-          Khóa học của mình là về phát âm. Do một bà người Bỉ được mời đến để hướng dẫn nhóm gồm hơn chục người. Nói nôm na thì bà ấy thông qua các hoạt động nhóm giúp mỗi người thoát ra âm thanh từ trong cơ thể mình với sự cảm nhận sâu về âm thanh, sự thiêng liêng và tự do, và sự lắng nghe của việc phát ra âm thanh để hiểu sâu xa bản thân và ý nghĩa của cuộc sống. Nói túm lại, là những con người văn mình này họ đọc nhiều, họ hiểu nhiều, họ có một nền tảng văn minh, văn hóa cá nhân để đi tìm những câu hỏi sâu hơn về ý nghĩa của cuộc sống. Nghe họ nói chuyện, đặt câu hỏi mà thấy họ ngây ngô như những đứa trẻ : cuộc sống là gì ? thế nào là hạnh phúc? và tử tế ? có nên ăn thịt ? Như cái kiểu câu ẩn dụ mình được đọc trên site Alphabook hôm nay: một người ở trên núi, một người ở chân núi, tuy hai vị thế khác nhau nhưng trong mắt nhau người kia đều bé tí xiu. Mình xem họ ngây thơ, ngờ ngạch như những đứa trẻ. Còn họ rồi cũng xem mình ngây thơ, ngờ ngạch như những đứa trẻ « vô học » (đó là một cách nói thôi, chứ họ thân thiện thôi rồi:).
-          Bí mật – quy luật của cuộc sống : cuộc sống chỉ có một nhưng nhiều lĩnh vực lại lí giải cuộc sống theo ngôn ngữ riêng của nó. Tôn giáo thì cố gắng phủ lên mọi thứ một màu huyền hoặc hơn và chất liệu cơ bản là niềm tin ngoại lai. Khoa học thì dùng ngôn ngữ, những con số, dữ liệu khô cứng để giải mã cuộc sống đến từng chân tơ, kẽ tóc…nhưng càng nhìn quá sâu người ta lại càng hoang mang và mất phương hướng. Vì người ta chỉ nhìn cái vật chất mà không thấy cái tinh thần. Người ta chỉ nhìn cái gần mà không nhìn cái xa. Người ta nhìn cái cụ thể mà quên đi cái trừu tương. Và mình đọc đâu đó nói chính Nghệ thuật là cầu nối tuyệt vời để nối kết Tôn giáo và Khoa Học. Vì dụ như một câu mang màu sắc tôn giáo là « tất cả mọi thứ đều liên quan đến nhau, tất cả những gì bạn làm đều « có ai đó biết và đang theo dõi bạn ». Và khoa học chứng minh nó bằng các kết quả nghiên cứu rời rạc sau : tất cả các vật có trọng lượng đều hút nhau gọi là lực hấp dẫn, một vật tác dụng vào một vật khác bằng một lực thì nó cũng nhận lại đúng một phản lực về cường độ như thế nhưng ngược chiều, hay gần đây các nghiên cứu mới nhất cho thấy : nếu để nước hay cây cối nghe một số giai điệu nhạc nhất định nước đó uống tốt hơn cho sức khỏe hay cây cối sẽ phát triển nhanh hơn. Người ta lí giải vì nếu tần số âm nhạc hòa hợp, cộng hưởng với đúng tần số giao động liên kết giữa hai nguyên tử nhỏ với nhau trong nước hay trong protein của cây, thì nó sẽ thúc đẩy năng lượng trong phân tử nước và protein đó. Hiểu nôm na thì nếu cùng tần số thì nặng lượng sẽ được truyền cho nhau dễ hơn. Hay một nghiên cứu nổi tiếng về tinh thể nước : một nhà khoa học đã cho hạ nhiệt độ nước đến nhiệt độ rất thấp để nước có thể kết tinh thành các tinh thể nước. Người ta làm hai thí nghiệm : một người ta để cốc nước hoặc có nghe nhac, hoặc, được một người thủ thê, thì thầm những lời yêu thương, hoặc được dán lên cốc nước các từ mang tính tích cực như tình yêu, hòa bình, Đức Phật, Jesus…Sao đó người ta hạ nhiệt độ thì thấy các tinh thể nước có tinh thể rất đẹp, cân đối, sáng như bông hoa tuyết ngày Noel. Còn một cốc khác thì người ta dán các từ mang tính tiêu cực như giận, giữ, ghen tỵ, Hitler…thì thấy các tinh thể kết tinh có hình thù đen, xấu xí, mất cân đối…
-          Đèn cù : Hôm ni đọc một câu rất hay : Đọc sách mà không nghiền ngẫm thì giống như ăn mà không tiêu hóa. Đã đọc đường ½ sách nên tạm thời ghi ra đây một số câu mình thấy đắt giá trong quyển sách..Mình thường chỉ đọc sách để lưu giữ vài câu, vài chìa khóa quan trọng. Còn lại chính bản thân mình phải dùng các chìa khóa đó tự thử nghiệm tra vào các ổ khóa mà mình gặp được trong cuộc sống. Nếu không vừa, mình lại phải sửa đổi chìa khóa đi, hoặc chọn ổ khóa khác. Ví như trong quyển « Xác ba lô lên và đi » của Huyền Chip, mình thấy cả quyển sách nằm gọn ở tiêu đề rồi.

« Thế là có hôm tôi chợt thấy giá như cái sợ không chỉ để lại di tích trên mặt người bằng những cái sẹo mà cả những thành tích giết địch cũng được lưu lại bằng sẹo trên mặt? Chúng ta sẽ có những anh hùng mà mặt mũi giống hệt người bị hủi cùn hủi cụt."»
« 2010, đọc Matterhorn : tác phẩm Mỹ viết về chiến tranh Việt Nam hay nhất và có lẽ khó có sách nào vượt hơn. »
« Tại sao cứt nhà tôm lại lộn lên làm đầu như thế? Vì công nông binh từ nay là đấng phụ mẫu sinh thành ra bọn trí thức vốn không bằng cả cục cứt. »
« Chúng ta thiếu một cuộc tư sản dân chủ »
« Nhân văn giai phẩm »: nghệ thuật phuc vụ nghệ thuật
« Đại hội 20 »
« Trung Quốc sợ nhất là tiền và sự thật. »
« Người ta lừa bịp đại trà được là nhờ khai thác những bản năng thấp hèn trong con người: sợ và tham lam »
 « Thế giới tưởng Mao phất cờ giải phóng Đài Loan đến nơi nhưng ông bảo Lý Chí Toại, bác sĩ riêng: - Ai đánh làm gì? Còn Đài Loan đó thì còn đoàn kết nội bộ chứ giải phóng nó rồi thì kiếm đâu ra cái gậy nào để múa lên cho yên nội bộ được đây? » Vậy thì Hoàng Sa cũng vậy thôi.
« Bỗng nhớ ... đã nói ai sai thì sai chứ Mao Chủ tịch và Stalin thì không thể nào sai được.
« Hãy cẩn giác thành tượng và bỏ thần tượng »
« Một vấn đề được quan tâm: tính người. Có hay không có tính người? Vào thảo luận, đa số ngả về không có tính người mà chỉ có tính giai cấp »
"Chính quyền sinh ra từ nòng súng rồi thì lý luận cũng sinh ra từ nòng súng nốt à ?"
“ ranh giới giữa yêu nước và phản động vô cùng mong manh”
“Không hiểu sao lúc này đi một mình ven hồ lô xô bóng cây, tôi bỗng nhớ đến cái bóng của Zarathoustra chuyện với Zarathoustra và nảy ý có lẽ nên cố viết một truyện về chủ nhân và cái bóng của hắn. Cặp nhân vật này cứ đêm đến lại thì thầm lên sổ thu chi được mất với nhau. Chủ nhân mất nhiều, rất nhiều, tóm lại toàn bộ bản ngã hắn… Nhưng bù lại cái bóng của hắn lại thu về rất nhiều. Địa vị, quyền lợi, tên tuổi. Tóm lại vớ bẫm. Và rồi cái bóng cứ thế lớn ra, trùm lên chủ nhân, hóa thành hào quang lý tưởng dắt dẫn chủ nhân và chủ nhân không còn.”
“một bãi chọi trâu là đất nước nghèo khó này”
“thế giới đại loạn, Trung Quốc được nhờ”
“Ngoái lại đoạn lịch sử này, tôi hay nghĩ tới một vỉa hè được người ta bỏ tiền ra thuê làm bãi bán cao mãi võ và anh chủ mảnh vỉa hè bỗng hóa đàn anh đàn yêng.”


"Anh biết cần yên để viết, chớ trêu ngươi, trêu là toi sự viết đấy."

“Thảm thay cho những đất nước có quá lắm anh hùng!"

"Tôi thật tình phản cảm với việc nống nhau lên bằng cách tự vỗ ngực ta đây hơn hết"

I am the master of my fate, I am the captain of my soul,” Tôi là chủ nhân của số phận tôi, Tôi là thuyền trưởng của tâm hồn tôi
Nieztshe nói: “Là người phê phán, anh không thể là người của bè nhóm.”
"Khi đau khổ người ta nhìn thấu sự thật"
"không cốt trung thực, chỉ cốt nhất trí. Và nếu cứ trung thành là đúng thì đã không có chữ ngu trung."
Hai là nói tôi chán nhân dân ta vì “nhân dân ta anh hùng - không sợ bom đạn” nhưng lại thua Thằng Hèn -. Hèn vì nhân dân ta khiếp sợ quyền lực, khuất phục từ tổ trưởng trở đi.
"tay chân thay thế đầu như hiện nay rồi mai kia thay thế tay chân là đuôi. Sau đuôi đến gì vén lên sẽ thấy…"
"Ý là chửi … cường điệu đấu tranh địch - ta, nhìn đâu cũng ra địch để kêu gọi chiến tranh, bạo lực."
Lúc ấy trong tôi cái “tôi tin” vẫn lớn hơn cái “tôi biết.”
"Giải phóng con người là một thứ ngoa ngôn sặc mùi tâm thần. Giải phóng cho bản thân bình đẳng với dân còn làm không nổi"
Gandhi kịch liệt phản đối bạo lực
Một là sự sống chắc chắn tiến lên chứ không hãm tài thế này mãi
Đâu không có hy vọng thì hãy phát minh ra hy vọng ở đấy...
 "Chúng tao bảo giá nước chúng mày dọn ra một hòn đảo giữa Thái Bình Dương rồi cả thế giới cung phụng cho mà sống thì gọn được biết bao nhiêu là chuyện cho chúng mày và thế giới."
« Đã thấy con cung quăng trong vũng nước chưa? Nó giống mày. Quẫy khỏe đấy nhưng câm miệng thì vẫn chỉ là cung quăng.”
Thứ nhất, .. tiếp tục tha hoá, biến chất, ... càng ngậm miệng ăn tiền. Thứ hai ..vẫn chưa hiểu kinh tế, sản xuất tiếp tục trì trệ, chủ yếu nhờ vào chi viện bên ngoài. Thứ ba, về sinh hoạt vật chất, ... xa cách với nhân dân quá xá.
Tôi đã lỡ thấy cái thứ vô giá, không thể mặc cả.
Mẹ con cũng không nên tin nhau mù quáng. phải nhìn thế giới với các con mắt,
Bà hay nói đến chiến tranh thế giới thứ ba: - “Sẽ là một cuộc chiến tranh nguyên tử, giống người tồi tàn này khó tránh được sự hủy diệt...”
 


...Sẽ viết tiếp sau... 

Album ảnh về chuyến đi Annecy: https://www.facebook.com/vothiha86/media_set?set=a.10152709255199036.1073741880.807044035&type=1&comment_id=10152710792914036&offset=0&total_comments=2&notif_t=photo_album_comment

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire