lundi 16 mars 2015

Giới thiệu sách "Tổ Quốc Ăn năn"


Từ những ngày tập tành nhìn ngắm cuộc sống trời Tây, rồi ngây ngô đặt đủ mọi câu hỏi, rồi lần mò tự đưa ra những giả thiết, rồi nhiều câu hỏi mới lại phát sinh, rồi mò mẩm viết blog từ những suy tưởng hoàn toàn độc lập, manh mún, vụn rời. Những câu hỏi có thể túm lại là: vì sao X lại có một lịch sử đau thương như vậy ? Nguyên nhân sâu xa nhất là do đâu ? Những biện pháp nào là cứu cánh ? Những từ khóa, gợi ý mà mình mơ hồ nhận ra, đó là: giáo dục, văn hóa, tâm lý xã hội, góc nhìn khác về lịch sử...

Tình cờ biết đến quyển sách "Tổ Quốc Ăn Năn" cách đây 2 ngày. Có lẽ nó sẽ là quyển sách khó nuốt nhất mà một người Việt có thể đọc viết về dân tộc mình. Khi mọi giá trị tưởng như "chân lý" bị chiếu yêu nhìn theo một góc nhìn đối nghịch, mới lạ. Nhưng một quyển sách hay đôi khi không cần là một quyển sách bạn phải đồng ý với nó, mà là một cuốn sách gai góc buộc bạn phải động não đến tột cùng để quyết định hấp thụ cái gì, chối bỏ cái gì. Nếu bạn chỉ nhìn một góc duy nhất để nhìn một thứ, thì cơ hội bạn tiếp cận đến sự thật luôn kém hơn bạn được thả sức nhìn ở nhiều góc nhìn khác nhau và cuối cùng tự pha trộn thành cách nhìn tổng hòa cho riêng mình. Đó cũng là một phương pháp được áp dụng trong giáo dục: là cho hai nhóm sinh viên có ý kiến trái ngược nhau, tự đổi vai cho nhau để tiếp tục tranh luận. Nên mình giới thiệu quyển sách này cũng với ý tưởng đó. Giới thiệu không đồng nghĩa với tán thành.
sách có thể tải free trên mang.

Quyển sách chứa một khối lượng thông tin khổng lồ (649 trang) nhưng thiết yếu. Ngôn ngữ viết rõ ràng, khúc chiết và mạnh mẽ. Gạt qua những chi tiết, nhưng danh từ, tính từ "nhạy cảm", quyển sách đưa ra nhiều nhận định mới mẻ và giá trị để thảo luận một cách bình tĩnh, trong sáng.
A. Khẳng định dân tộc X có thời gian hòa bình quá ngắn
"Xét ra, trong 2500 năm lịch sử nước ta, chúng ta chỉ có được khoảng 400 năm vừa có độc lập vừa có hòa bình tương đối. Thế nhưng ngay cả khi có hòa bình tương đối, chung tá cũng luôn luôn phải chịu đựng những chế độ hà khắc. Chúng ta rất ít có hòa bình và chưa bao giờ có tự do."
B. Điểm yếu của X từ đó giải pháp là làm điều ngược lại
1. Thiếu triết gia, thiếu tư tưởng, thiếu óc sáng tạo, thiếu lãnh đạo có tầm nhìn.
Mình đọc một quyển nổi tiếng về kĩ năng lãnh đạo cũng như các quyển về tâm lý xã hội, họ nói rằng, người muốn lãnh đạo tốt phải là người có trí tưởng tượng để hình dung, định hình và lên kế hoạch cho tương lai của tổ chức.
"dân tộc chúng ta không có những triết gia, tư tưởng gia nên dân tộc chúng ta không chủ động tạo ra lịch sử hay quyết định số phận của chúng ta. "
"Nhu cầu nghệ thuật và sáng tạo hầu như thiếu vắng ở dân tộc ta. "
"Đất nước mà ý niệm đi rất sau thực tiễn, hành động đi trước ý thức: luôn thụ động để cho thực tế xô đẩy chứ không chủ động việc tổ chức tương lai của mình. "

2. Thiếu tự do
"Người phương Tây hơn phương đồng vì họ có óc sáng tạo. Chỉ có tự do mới nuôi dưỡng sáng tạo."

3. Bị trói buộc bởi văn hóa Khổng giáo tiêu cực
"Văn hóa nào chế độ ấy."
"Văn hóa ta khác văn hóa trung hoa không phải vì ta thực sự khác mà ở chổ ta chưa bằng."
"khi một quốc gia thua kém mặc dù những điều kiện địa lý không đến nỗi quá bất lợi thì chỉ có thể giải thích, một là con người tồi, hai là văn hóa tồi mà thôi. "
"Trung Quốc thời Xuân Thu Chiến Quốc cũng có những nhà tư tưởng tiến bộ, nhưng khoa học thực nghiệm thì không phát triển, nên tư tưởng triết học đó không ăn sâu vào đời sống được. "

4. Học để làm quan, để làm lính, chứ không phải vì phục vụ tổ quốc
"Tôi vẫn tin tính hiếu học là hy vọng lớn nhất của dân tộc ta để vươn lên. Nhưng nguyên nhân của tính hiếu học không trong sáng. "

5. Ít kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm:
"Chúng ta đã tự cho mình vai trò quá cao, bởi vì trí tuệ chúng ta quá thấp. "
"Các chế độ độc tài không cần người dân thương yêu họ mà chỉ cần người dân dừng thương yêu nhau và đừng kết hợp với nhau."

6. Có xu hướng ưa bạo lực
"Người ta chỉ nhân danh tổ quốc để giết nhau chứ có bao giờ nhân danh tổ quốc để tha thứ, nhường nhịn nhau đâu. Có thể nào tưởng tượng được một gia đình, ai cũng yêu gia đình nhưng lại dễ dàng xâu xé, chém giết nhau hay không. "
"Anh hùng của Việt Nam thường là võ tướng, và phải thắng trận. Sự hấp dẫn bạo lực với ta quá mạnh, rồi tự thấy ta là nạn nhân của bạo lực. "

7. Ngại thay đổi, hay hoài cổ, lấy người xưa làm gương:
"Những ý kiến mới có thể sai nhưng những suy nghĩ cũ, hành động cũ không giúp chúng ta tìm ra lối thoát."
"Thích lấy người xưa làm khuôn mẫu. Chỉ có những hào kiệt thời nay mới giúp được chúng ta. "
"Lấy những giải pháp xưa cho những vấn đề hôm nay còn vụng về hơn là áp dụng những khuôn mẫu bên Tây bên Tàu cho nước ta. Lầm thời đại nghiêm trọng hơn lầm không gian. "

8. Quan niệm sai lầm về "Kẻ sĩ" - tầng lớp tri thức
"Nếu quì là thái độ của kẻ sĩ thì chờ đợi là triết lý của kẻ sĩ."
"Di sản nặng nề nhất của kẻ sĩ là triết lý ở ẩn, tránh hiểm nguy và chờ thời."
"Chúng tôi được đào tạo để làm những con người sống ngoài lề xã hội hay, nếu may mắn hơn, sống trên xã hội chứ không hội nhập và sống trong xã hội. "

9. Thiếu phương pháp làm việc
"Người Việt thiếu phương pháp"
"Điều mà các nước nhỏ cần học nhất không phải là kỹ thuật mà là tâm lý, tổ chức và phương pháp làm việc. "

10. Kĩ năng giao tiếp, truyền thông kém
"Chúng ta không biết truyền thông. Truyền thông tốt là yếu tố quan trọng của hòa bình. "
"Một người mệt mỏi chỉ có thể nói chứ không thể nghe, vì nghe đòi hỏi sức khỏe và sự tỉnh táo. "

11. Tâm lý - xã hội học nhiều khiếm khuyết
"Tâm lý và các giá trị là tất cả đối với một dân tộc; địa lý, tài nguyên thiên nhiên và ngay cả bối cảnh quốc tế chỉ là thứ yếu. "
"Kiến thức dễ tiếp thu và cũng dễ thay đổi: tâm lý, trái lại, là cái mà chúng ta không ý thức được và do đó không cảnh giác. "
"Cách tiếp cạnh đúng để tìm hiểu Việt Nam là tâm lý học và xã họi học chứ không phải là khảo cổ học."
"Con người Việt Nam là cả một bí mật chưa được khám phá, nhưng điều chắc chắn là nó mang một tiềm năng rất lớn chưa phát huy được vì một số bế tắc tâm lý. Khai thông được bế tắc này chúng ta sẽ giải tỏa một nguồn năng lượng vô cùng lớn và sẽ vươn lên rất mãnh liệt. "

12. Cần Hòa hợp, hòa giải
"Chúng ta cần ý thức được rằng Hòa Giải và Hòa Hợp Dân tộc là một vấn đề vô cùng nặng nề và gai gốc, cho nên cần được thực hiện với tất cả quyết tâm, với tất cả tâm hồn và với tất cả kiên nhẫn. "

13. Nên theo giá trị Tây hay Ta ?
"Mọi giá trị, tốt cũng như xấu, đều hiện diện trong mọi nền văn minh, hay cũng như dở. Điều khác biệt là tầm quan trọng tương đối của các giá trị trong mỗi nền văn hóa. Các nền văn hóa khác nhau không phải vì chúng chứ đựng những giá trị khác nhua mà vì chúng dành cho các giá trị những trọng lượng khác nhau. "
"khi chúng ta nói cần thay đổi văn hóa là chúng ta muốn nói cần thay đổi trọng lượng tương đối của các giá trị dựa trên kinh nghiệm của những dân tộc tiến bộ chứ không phải là cần nhập cảng giá trị này, loại bỏ giá trị kia. "
"Thế giới đang nhỏ lại và các dân tộc đang đến gần nhau. Không có những giá trị phương Đông và những giá trị phương Tây, chỉ có những giá trị tốt và những giá có hại. Những giá trị tốt là hòa bình, tự do, dân chủ, bình đẳng, nhân quyền, nhà nước pháp trị, đối thoại, hợp tác, lợi nhuận, lên đới và môi trường. "
"Chính quyền nhẹ, tự do và dân chủ, kinh tế thị trường, ham mê làm giàu, trọng thương mại và cởi mở với thế giới bên ngoài là những yếu tố đem tới sự giàu có. "

14. Tự do ngôn luận kém
"Nền tảng của tự do là sự hiểu biết, quyền tự do căn bản nhất là quyền được thông tin đầy đủ. "

15. Coi thường thương nghiệp
"Kỹ nghệ tiêu dùng thúc đẩy kỹ nghệ nặng. "

16. Giải thích mối liên hệ giữa độc quyền - bạo lực và văn hóa phù sa, sống gần các dòng sông lớn
"Vì vấn đề cần tập trung sự đoàn kết để làm công tác thủy lợi nên không phải là một sự tình cờ mà tất cả các chệ độ được xây dựng bên cạnh những con sống lớn đều là những xã hội cực kỳ chuyên chế, dù là Trung Hoa, Việt Nam, Cam-pốt, Ấn Độ, Ethipia, hay Ai cập..."

17. Nhấn mạnh vai trò của biển
"Ta có một bờ biển dài và đẹp, mở thênh thang ra một đại dương hiền hòa những ta vẫn chỉ sống đời này qua đời khác với đất như một dân tộc lục địa. "

18. Nhiều định nghĩa chưa nắm rõ  
"Muốn lý luận chính trị một cách đúng dắn cần qua một giai đoạn "nhập môn" nghiêm túc. Đó là giai đoạn nhập tâm những khái niệm căn bản của chính trị: quốc gia, dân tộc, nhà nước, chủ quyền, nhân quyền, tự do, dân chủ, văn hóa, phát triển...và nhất là tìm ra mối liên hệ giữa các khái niệm đó."
"Quốc gia và lòng yêu nước là những ý niệm rất mới với chúng ta"
"Quốc gia Việt Nam không thể định nghĩa như một chủng tộc mà cần được quan niệm như là một sự chia sẻ một tương lai chung. Không có dân tộc nào trên mặt đấy này chịu nhiều chiến tranh như chúng ta. Chiến tranh đã đầy đọa chúng ta suốt dòng lịch sử để rồi trở thành một bản năng của chúng ta. Quyết định chiến tranh ....chỉ thể hiện một chứng bệnh tâm thần tập thể của chúng ta mà thôi. "
"Nhân quyền và dân chủ là hai cách nhìn của cùng một vấn đề. Nhân quyền là dân chủ dưới góc nhìn cá nhân, dân củ là nhân quyền dưới góc nhìn quốc gia."
- mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa lạm phát, thất nghiệp
- sự khác nhau giữa "quốc gia", "dân tộc", "chính quyền"
"Triết học phân biệt đạo lý hay đạo đức (éthique, ethic) và luân lý (morale, moral). Đọa lý là những giá trị có căn bản triết học, được phân tích rõ ràng, được biện luận đến nơi đến chốn và sau cùng được chấp nhân như là kết quả của một cố gắng suy tư. Luân lý, trái lại, chỉ là những điều được áp đặt và trở thành thói quen và qui luật trong một xã hội. Không thể coi việc người Do Thái cấm ăn thịt heo.... là một đạo lý được."

19. Cần Ăn năn
Nếu biết nhỏ lệ xót thương cho số phận của đất nước ta, biết dứt khoát tiêu diệt cái bản năng chiến tranh trong con người của mỗi chúng ta, biết lấy đối thọai, tương kính, tương nhượng làm căn bản dựng nước mới là chúng ta đã rút được bài học lịch sử quí giá nhất và đã vượt được trở ngại kinh khủng nhất.
Tổ quốc ăn năn thì tổ quốc sẽ hồi sinh, sẽ đẹp và mạnh. Và mỗi người sẽ đều được phúc lợi. Cọp lại có rừng để vùng vẫy, đứa trẻ lại có mẹ để hôn.


Một quyển sách khó nuốt và thách thức trí óc nhất mà mình từng đọc. Cảm giác như khi xem bộ phim "A beautiful mind" (http://langnhincuocsongmuguet.blogspot.fr/2015/03/gioi-thieu-phim-beautiful-mind.html) vậy:) 
 

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire