mardi 2 décembre 2014

Thuyền lá



Hạnh phúc không phải là đích đến mà là con đường đi đến
Hành trình du học là một sự lột xác thật sự, giống như bạn là một chiếc thuyền nhỏ, chưa được rèn dũa nhiều vì sự hạn chế của môi trường giáo dục lúc còn nhỏ và cả lúc trưởng thành để rồi đôi khi bạn đã lớn trong hình hài người lớn nhưng kĩ năng sống chưa đủ lớn. Rồi một ngày gió đẹp, gió đẩy con thuyền đi thật xa, để tới những miền đất mới, nhưng kèm với nó là không biết bao nhiêu bảo tố giữa đường. "Đi du học không là con đường rải hoa hồng", câu nói này đã củ rích lắm rồi nhưng chưa chắc đã có nhiều người thực sự thấu hiểu.
Những phút giây sóng gió có thể là:
- Tự ti vì rào cản ngoại ngữ
- Không thích hợp vì khẩu vị ăn, môi trường sống
- Cách sống và làm việc của Tây nó khác mình: độc lập và tự chủ quá, họ hay để mình tự bơi lấy

+ Có những người du học được vài tháng hay vài năm khi thấy sóng gió to quá, hay gặp những khó khắn bất khả kháng, đành bỏ mặc tất cả để trở về.
+ Cũng có những người mang tiếng du học nhưng chỉ cố kiếm được cái chứng chỉ, cái bằng còn thực chất là đi làm thêm để kiếm tiền
+ Cũng có người du học chỉ toàn tâm toàn trí hoàn thành cho được chương trình, kiếm tấm bằng rồi về nước, họ có thể mua vài món quà, sử dụng đồ ngoại nhưng họ lại không có hứng thú tìm hiểu văn hóa, hay lối sống của nước sở tại, họ vẫn sống như vốn họ vẫn thế, vẫn ăn đồ Việt, nói tiếng Việt, gặp toàn người Việt, suy nghĩa và phương pháp làm việc như cũ.
+ Cũng có những người du học tuy không hoàn thành chương trình học nhưng bản thân họ thì học được khối thứ "ngoài đời": khi va chạm với cuốc sống ở đây, khi đi du lịch, khi tham gia các hoạt động dã ngoại. Chỉ cần nghe cách họ nói chuyện, cách họ thay đổi suy nghĩ và hành động, họ đã không còn họ của ngày hôm qua nữa. Họ học được cái tinh thần "bất cần đời" của bọn Tây. Học được cách tự xây dựng nội lực bên trong mình để chống lại búa rừu dư luận hay những suy nghĩ hời hợt của đám đông. Như trong cuốn "Tâm lý học đám đông" đã nói, cái đám đông nó có tính ngẫu hứng, a dua, hoang dã, thô bạo lắm. Hay như trong quyển "Bàn về Tự do" cũng bàn về cái sức mạnh vô hình nhưng mạnh mẽ và ác nghiệt của đám đông đó. Nó tìm mọi cách hủy diệt cái riêng biệt của mỗi cá nhân. Mỗi con người, mỗi số phận có một con đường đi riêng; tựa như vân tay trên mỗi người, hơn 9 tỷ người dân trên trái đất nhưng hiếm có ai có dấu vân tay trùng nhau; thì cớ sao lại luôn đòi hỏi mọi người phải có con đường đi giống nhau. Tại sao lại luôn mặc định là đã dong buồn ra khơi là phải cập bến một hòn đảo nào đó. Hạnh phúc không phải là đích đến mà là con đường đi đến. Chỉ cần trên đường đi, người ta giỏi tay lái để chèo chống, người ta được thỏa mắt ngắm biển trời bao la cho thỏa cái ước nguyện được một lần giong buồn ra khơi cũng đáng tự hào lắm rồi. Nhưng có một đặc điểm chung của đám đông là nó cũng rất dễ đổi hướng, thay đổi và hay quên. Nên cứ hãy làm lơ, xem đám đông như không tồn tại và làm những gì mà bản thân mong muốn. Hãy trở về với chính mình, lắng nghe, yêu thương, nâng niu, trân trọng bản thân. Chẳng có ai chăm lo và yêu thương bản thân ta như chính ta cả. Đó cũng là câu mình nhớ mãi khi sống ở Làng Mai. Có một Thầy bảo mình "Nhiệm vụ duy nhất của con là làm cho chính con được hạnh phúc".

Yêu thương không điều kiện
Khi đã quyết yêu thường ai đó bạn có hai mức độ:
+ Anh yêu Em
...nếu Em biết nấu ăn ngon
....nếu Em xinh đẹp
...nếu Em tốt bụng
...nếu Em giỏi giang
...nếu Em tâm lý
...nếu Em nhạy cảm
...nếu Em chung thủy....
Nếu khi tình yêu có điều kiện như thế xảy ra, thì khi đó cũng nên đặt lại các câu hỏi tương tự:
Anh sẽ bỏ em
....nếu Em không còn xinh đẹp
...nếu Em không còn tốt bụng
...nếu Em không còn giỏi giang
...nếu Em không còn tâm lý
...nếu Em không còn nhạy cảm
...nếu Em không còn chung thủy....

Còn nếu tình yêu của bạn là tình yêu vô điều kiện, thì nó sẽ là:
Anh yêu em
....cho dù Em không còn xinh đẹp nữa
... cho dù Em không còn tốt bụng nữa
... cho dù Em không còn giỏi giang nữa
... cho dù Em không còn tâm lý nữa
... cho dù Em không còn nhạy cảm nữa
... cho dù Em không còn chung thủy nữa
....
  
Vì vậy, chỉ cần tự đặt các câu hỏi đó rồi can đảm trả lời nó hay để các sóng gió trong thực tế thử thách sẽ biết tình yêu của bạn thuộc loại nào. Người ta thường né tránh trả lời các câu hỏi này, để rồi đến khi kết quả không như ý mình lại trở nên hụt hẩng. Còn nếu bạn thực sự có ai đó dám yêu bạn vô điều kiện, hãy hết sức nâng niu họ, và nổ lực để khiến cho cô ấy/anh ấy phải tự hào vì quyết định của mình. Cô ấy/anh ấy đã chấp nhận yêu bạn vô điều kiện nhưng điều đó chỉ có nghĩa bạn lại phải cho đi, phấn đấu vô điều kiện vì cô ấy/anh ấy và ngược lại. Đó là sự hợp lý trong cái tưởng chừng như rất vô lý. Nếu đạt đến trạng thái đó, bạn sẽ cảm nhận được một tình yêu sâu đậm, sâu sắc, tự do. Đó là một quá trình không ngừng phấn đấu chứ không đơn giản là một trạng thái hai cực Có hay Không.



Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire