mercredi 24 décembre 2014

Chia sẽ kiến thức chuyên môn




                                                Ảnh coppy từ Google

Khi nói đến nguyên nhân làm cho hệ thống y tế VN yếu kém, mọi người thường nhắc đến nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng mình lại thấy một nguyên nhân nội tại, tế nhị quan trọng là "sự hợp tác và chia sẽ chuyên môn" trong môi trường y tế còn yếu. 
Ở mình 
Nhà trường:
Với bạn bè: mình còn nhớ hồi còn là sinh viên dược, mình đã có ý tưởng thành lập một "Câu lạc bộ dược lâm sàng". Mục đích là tập hợp tất cả các tài liệu chuyên ngành mà mọi người có được và chia sẽ cho nhau, kiểu như một thư viện mở vậy. Nhưng ý tưởng chỉ nhen lên vài ngày rồi tắt ngúm. Quãng thời gian đại học chứng kiến không ít lần "mình và một số bạn bè" dấu diếm tài liệu chuyên ngành để ôn thi, đó có thể là đề thi của các năm trước, hay một tài liệu tham khảo quý nào đó vì ai cũng muốn mình đạt điểm cao nhất. Cái tâm lý không cơi mở để chia sẽ thông tin và tài liệu nhen nhóm và duy trì trong suốt quãng thời gian đại học.

Với thầy cô: giờ nhìn lại cách dạy của một số thầy cô mình vẫn nghĩ Thầy Cô không dạy tụi mình cách trở thành một sinh viên tự lập hay một "đồng nghiệp tự lập" trong tương lai. Càng học tụi mình càng phụ thuộc và tự ti. Phụ thuộc vì mọi cái đúng sai đều phải chờ thông tin, nhận định của Thầy Cô. Tự ti vì càng học càng thấy "Thầy Cô" đang ở trên trời, còn mình đang ở "dưới đất" ấy. Chẳng bao giờ mình có thể vượt qua cái bóng của Thầy Cô được. Đôi khi chia sẽ cũng không hết vì sợ "lộ nghề".

Với đồng nghiệp: tâm lý dấu nghề vẫn còn rất nặng. Sự trao đổi chuyên môn cởi mở, mang tính học thuật cao, học hỏi vẫn còn ít.

Môi trường học thuật y học của phương Tây
Nhà trường: kiến thức được rải la liệt ở khắp nơi: thư viện, internet, các câu lạc bộ, các hội chuyên ngành, các forum trao đổi. Ai thích học bao nhiêu, chuyên sâu bao nhiêu, có sức học đến đâu thì tự học, tự bơi đi. Không che dấu "tài liệu riêng, tài liệu lưu hành nội bộ". Sinh viên học không nhằm mục đích là đứng thứ mấy của lớp hay hơn thằng A, B, C nào đó mà là học để chinh phục điều mình chưa biết, học để thách thức năng lực của bản thân. 
Thầy cô: Thầy cô giảng dạy coi sinh viên, tôn trọng sinh viên như "đồng nghiệp tương lai" của mình. Rất tôn trọng mọi phát biểu, ý kiến cá nhân của sinh viên. Dạy cho sinh viên phương pháp tư duy độc lập để tự đi tìm câu trả lời chuyên môn cho mình thay vì chỉ tay dắt việc. Nên càng học, sinh viên càng tự lập, tự tin thể hiện bản thân. Nhìn bề ngoài cứ tưởng vai trò của người thầy giáo trở nên mờ nhạt nhưng thực ra chính cái lúc người thầy giáo rút lui khỏi sân khấu vào hậu trường để sinh viên tự biên tự diễn trên sân khấu, lại chính là lúc người thầy giáo làm tròn vai trò của mình nhất và lúc người thấy giáo cho thấy đẳng cấp sư phạm, bản lĩnh sư phạm và nghề nghiệp của mình. 

Đồng nghiệp: bên này, cứ mỗi chủ đề, chuyên ngành có rất nhiều hội nghề nghiệp hoạt động độc lập, có chuyên môn cao và hợp tác chặt chẽ. Báo chí, hội nghị, seminar chuyên ngành cũng nhiều hơn. Và hình như mình không hề thấy xí nào về hiện tượng "giấu nghề". Ai có kiến thức, kinh nghiệm thì viết báo chia sẽ, tham gia hội nghị để chia sẽ, hay tham gia viết hướng dẫn điều trị. Tất cả đều để chia sẽ, để trao đổi. Và họ chứng minh bản thân qua những gì họ chia sẽ, qua những gì họ cống hiến cho cộng đồng chuyên ngành của họ. Chứ không chỉ đơn thuần là họ có thể chăm sóc nhiều bệnh nhân hơn hay họ điều trị "mát tay" hơn đồng nghiệp. 

Chừng nào mà đào tạo sinh viên y khoa xem sinh viên là trọng tâm, đòa tạo và đối xử tôn trọng sinh viên như "đồng nghiệp tương lai độc lập" của mình và tinh thần chia sẽ kiến thức, kĩ năng chuyên môn công khai, rộng rãi (không dấu nghề) thì chất lượng cán bộ y tế tương lai mới tiến bộ được. 


Đó cũng chính là lí do vì sao mình và một số đồng nghiệp và SV dược đang xây dựng nhóm "Nhịp cầu Dược lâm sàng" (https://www.facebook.com/nhipcauduoclamsang?ref=hl) để thực hiện việc hợp tác và chia sẽ. Chỉ có thông qua hành động thì mới thay đổi được tận gốc thói quên và văn hóa trên! 

Không có sự chia sẽ nào hữu hiệu hơn là chia sẽ chuyên môn bởi đó là cái mình nắm chắc nhất, hiểu biết nhất.




  

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire