Tuần vừa rồi đọc
bài báo về vai trò của Dược sĩ khi tư vấn các bệnh nhân trầm cảm, đọc
một thông tin mà chợt giật mình: 20% những người phỏng vấn ở Nhật trả
lời có ý tưởng tự tử ít nhất một lần trong đời họ. Tìm hiểu trên
Wiki thì thấy Hàn Quốc, Nhật là nước có tỷ lệ tử tử cao thật. Không
thấy Việt Nam trong danh sách top 107 nước có tỷ lệ tự tử cao nhất thế
giới. Chứng tỏ dân mình yêu đời chán:))))
Người ta ngại nói đến
cái chết, nói đến vấn đề tự tử vì sợ nó. Nhưng như Marie Curie nói
"Không có gì trong cuộc sống là đáng sợ, chỉ là vấn đề phải hiểu nó mà
thôi". Chạy trốn thay vì đối mặt với nó chẳng giúp ta xuyên qua nổi sợ
hãi đó và chuẩn bị tốt để xuyên quá nó.
Bản thân nó đã 4 lần
suýt chết, một lần thì suýt chết đuối vì trượt chân ngã khi còn nhỏ mà
không biết bơi, hai lần đều đang lái xe máy đi trong trời mưa, mặc chiếc
áo mưa kếnh cáng nên không nhìn thấy đường, nếu không lái xe theo "linh
cảm" thì nó đã hai lần suýt bị xe tải cán rồi, còn một lần thì nó sợ
hãi quá (nó chẳng thể kể rõ nguồn cội của nỗi sợ hãi này bây giờ, vì đơn
giản nó thấy chưa phải lúc) và nó đã có ý định tự tử. Ý nghĩ đó đeo bám
nó khoảng 2 tuần hay một tháng gì đó, và nó biết mình đang bị nỗi sợ
hãi khống chế, và nó quyết định đi gặp bác sĩ tâm lý, tìm đến Phật giáo,
làm từ thiện, tìm đến âm nhạc, tìm về tự nhiên, và quan trọng nhất tìm
về với chính mình để tìm lại tình yêu cuộc sống.
Sau cú sốc
tâm lý đó, đúng như tác giả của cuốn "Thức tỉnh mục đích sống" đã nói,
chính cú sốc tâm lý đó giúp nó nhạy cảm hơn khi nhìn nhận cuộc sống, nó
sống hết mình và thật với mình hơn.
Và con đường từ chuỗi ngày đó
đến tận hôm nay là một hành trình dài trưởng thành của nhận thức. Và vào
một ngày khi nó đọc cuốn "Hanh phúc tại tâm" nó đã phì cười khi tác giả
bảo "Nếu có một người mà thấy mình khi nào cũng hạnh phúc, đủ đầy-Người
khác sẽ coi đó là một người bất thường". Và nó thấy mình giờ mà một
người "bất thường" như thế. Bởi giờ với nó, nó cố gắng sống trọn vẹn
từng ngày một thôi, và nếu nó phải đón nhận cái "chết" ngay bây giờ nó
cũng thấy mình đã hạnh phúc và đủ đầy rồi.
Chia sẻ trên chỉ để làm lời mào đầu cho điều nó muốn chia sẻ về cách nuôi dạy trẻ:
Yêu thương và mong muốn được yêu thương thì ai cũng giống nhau. Nhưng
yêu thương thế nào mới là câu hỏi mỗi người cần phải tự tìm câu trả lời
cho mình. Sự sống là cái thiêng liêng nhất và nó cần được trân quý bằng
bất cứ giá nào. Vì vậy hãy dạy trẻ những kĩ năng sống cần thiết. Nuôi
dạy con cái nên người là kiệt tác của bố mẹ. Và nó là cả một khoa học và
cả một nghệ thuật mà các bậc làm cha, làm mẹ phải tìm hiểu. Đã qua rồi
cái thời "trời sinh con, trời sinh tính", "nuôi con theo kinh nghiệm cá
nhân, truyền miệng". Đã đến lúc những bậc làm cha, làm mẹ bổ sung vào tủ
sách nhà mình ngoài những quyển sách dạy trẻ thông minh , chăm sóc trẻ
khi ốm đau, bằng những quyển sách dạy kĩ năng sống, dạy tính cách cho
trẻ.
Khi hàng ngày tiếp xúc với cách giáo dục trẻ ở đây, và nhìn
những bạn trẻ ở đây nó hiều đơn giản rằng: chính cách nuối dạy của gia
đình đã tạo nên những tính cách đó khi đứa trẻ trưởng thành: tự lập,
trung thực, tự tin, tự tạo niềm vui cho mình, yêu đời...Đừng chỉ có yêu
thương thôi, yêu thương theo bản năng, kinh nghiệm, thói quen thôi - Mà
hãy học cách yêu thương trẻ đúng cách.
Hãy dạy trẻ như một người
trưởng thành thu nhỏ, bởi cuộc sống tương lai có quá nhiều khó khăn, thử
thách, cạm bẫy mà trẻ phải một mình đối mặt, giải quyết và vượt qua.
Ai dám bảo đảm vòng tay của ba mẹ có thể bao bọc, che chỡ cho trẻ mọi nơi, mọi lúc và đến khi trẻ đã trưởng thành.
Ai dám chắc cuộc sống ngày mai sẽ yên bình như ngày hôm nay
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire