samedi 12 avril 2014
Nuôi dạy trẻ
Nó hay bị thu hút bởi hai đối tượng là trẻ em và người gìa. Nên nó sẽ viết nhiều về hai đối tượng này:)) Bài này là giành cho trẻ em. Nó sẽ liệt kê những gì nó quan sát được về cách nuối dạy trẻ em ở pháp theo những gì nó cảm nhận được:
1. Chọn đồ chơi cho trẻ:
Nó ghé thăm ba nhà người pháp có trẻ em. Để ý là nhà họ có rất nhiều đồ chơi cho trẻ. Nhưng nhiều chẳng quan trọng bằng đó là loại đồ chơi gì? Đặc tính các trò chơi là giúp trẻ phát triển khả năng cảm nhận của tất cả các giác quan nghe, nhìn, sờ, tư duy.....Ví dụ: các đồ dùng chuyển động phát ra tiếng nhạc, những cuổn sách về hình ảnh động vật có đính kèm mẫu lông của động vật để trẻ sờ mó, hay có chỉ cần ấn nút từng trang là nghe tiếng động vật kêu; hay trò chơi lắp ghép, mô hình kích thích trẻ tư duy; rất nhiều gấu bông...Và không hề thấy một trò chơi mang tính bạo lực nào như kiếm, súng....
Mình có đọc được đâu đó nói, thông qua món đồ chơi trẻ yêu thích nhất có thể đoán được thiên khiếu của trẻ. Vì vậy việc chọn đồ chơi cho trẻ không được dễ dãi rồi:)
2. Dẫn trẻ đi chơi:
Trẻ ở đây chỉ vài ngày sau sinh là được bố mẹ dẫn lên labo, đi siêu thị... rồi. Hàng ngày, có thể dễ dàng nhận thấy cảnh bố mẹ dẫn trẻ đi dạo, chạy bộ; cuối tuần thì dẫn trẻ đến thư viện, bảo tàng. Thư viện, bảo tàng ở đây thường có không gian vui chơi giành riêng cho trẻ.
3. Nghiêm khắc với trẻ:
Mình tủm tỉm cười khi nhìn cảnh hai bà mẹ đang ríu rít nói chuyện với nhau khi đi dạo, còn đứa trẻ thì vòi vĩnh, khóc nhè bám đuôi theo bà mẹ, nhưng bà mẹ thì vẫn cứ làm lơ. Trẻ ngồi bệt khóc không thèm đi nữa, nhưng bà mẹ vẫn tiếp tục đi như thường. Và trẻ rồi lại phải lò mò tự đứng dậy, lẽo đẽo đi theo bà mẹ.
Trẻ khi làm nũng nếu chiều sẽ rất dễ hư. Khi trẻ làm nũng nghiêm khắc hay giả vờ làm lơ có lẽ là kế sách mà nó sẽ áp dụng! Nhưng khi trẻ ngoan rồi thì là cơ hội tốt nhất để thể hiện tình yêu với trẻ, thủ thỉ quyên bảo trẻ điều đúng điều sai!!!
4. Cho trẻ ăn:
Mình đã nhìn cảnh cho trẻ ăn của nhiều bà mẹ rất tốn thời gian. Còn trẻ ở đây hầu như được chỉ bảo tự ăn là chính. Trẻ được đeo tấm vải quanh cổ, để bát và thìa, tự múc ăn, tự vọc thức ăn nếu thích. Trẻ có làm bẩn đồ ăn ra áo quần hay nhà cửa cùng chẳng nề hà gì. Chỉ cho trẻ ăn khi trẻ đói và muốn ăn, hỏi ý kiến trẻ trước khi cho ăn. Nếu trẻ bảo chưa muốn ăn thì thôi. Mà tại trẻ cũng được vận động nhiều, nên thường chính trẻ bị đói và yêu cầu mẹ cho ăn nữa là đằng khác.
5. Đừng để việc chăm sóc trẻ ảnh hưởng đến thú ăn chơi, đàn đúp của bố mẹ:
Mình quên đôi vợ chồng pháp, mỗi lần nhóm labo mình tụ họp ăn chơi tại nhà ai đó, là y như rằng, hai vợ chồng vai nách xách mang trẻ, đồ chơi của trẻ, cũi để trẻ ngủ...đi theo. Đến nơi, cho trẻ chơi với mọi người chừng một tiếng, giúp trẻ mạnh dạn tiếp xúc người lạ. Đến khi trẻ mệt, muốn đi ngủ, hai vợ chồng soạn giường ra cho trẻ ngủ, trẻ được ru ngủ bằng thiết bị nhạc tự động. Chừng 10 phút là bà mẹ có thể quay lại tán phét cùng bạn bè.
Mình thấy nhiều bố mẹ hi sinh quá cho con cái, từ khi có con là không còn thời gian để tham gia các hoạt động khác. Thực ra, nếu biết chuẩn bị hợp lí, cho trẻ tham gia các hoạt động đó cùng bố mẹ là cơ hội tốt để trẻ phát triển kĩ năng, đồng thời bố mẹ vẫn có thể ăn chơi, đàn đúm:))
Inscription à :
Publier les commentaires (Atom)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire