samedi 12 avril 2014

Nói với tuổi 20


Vừa đọc xong quyển sách của thiền sư Thích Nhất Hạnh "Nói với tuổi 20" nên viết cái "note"
này. Có một câu hỏi dạo này nó hay nghĩ đến. Đó là "Tại sao Việt Nam lại có một lịch sử với thời gian chìm đắm trong chiến tranh dài như vậy ?"

Hàng ngày, đạp xe đạp lên labo, hay ngồi trên tàu điện ngắm cảnh thanh bình ở đây. Cảnh thanh bình đó rất đơn giản: những con người im lặng đi, chạy, thì thầm trò chuyện; những tiếng ôtô đi trên đường cũng lặng lẽ, họ cũng chẳng thèm bíp còi bao giờ, xe trước đi chậm, họ cũng chỉ đi chậm lại mà thôi; tiếng chim hót còn rộn ràng hơn cả tiếng người, màu xanh của cây cối phủ khắp nơi, sống trong thành phố mà cứ tưởng đang sống ở vùng quê....

Cái cảnh đó diễn ra 24/24h, 7 /7 ngày làm nó hay liên tưởng, so sánh. Giá như Việt Nam không phải liên miên trong chiến tranh thì cuộc sống ở đó rồi cũng sẽ giống ở đây.

Như vây, câu hỏi lại trở về "Tại sao Việt Nam lại có một lịch sử với thời gian chìm đắm trong chiến tranh dài như vậy ?"
Nó chẳng có chút kiến thức gì về lịch sử để trả lời câu hỏi này. Tất cả những gì nó suy ngẫm chỉ là suy nghĩ cá nhân của nó.

Nó không nói đến các nguyên nhân ngoại cảnh như là vị trí Việt Nam quá hảo hảo nên nhiều nước muốn chiếm, hay Việt Nam nhiều tài nguyên, khoáng sản....Nó muốn nói đến các nguyên nhân về tính cách con người. Con người Việt Nam có gì khác so với những con người được sống trong hòa bình lâu dài hơn như dân châu Âu? Vì không muốn nói quy nạp, nó chỉ so sánh về bản thân nó với một người bạn Pháp của nó về sự khác biệt này:

1. Hợp tác - Cạnh tranh
Nó biết tỏng là nó ích kỉ và mang nhiều tính cạnh tranh hơn thằng bạn. Mỗi lần khoe với thằng bạn về một tin vui gì của nó như bài báo được đăng, dự Hội nghị, đi lâm sàng, tham gia khóa học.... điều đầu tiên nó lo sợ là sợ thằng bạn sẽ ghen tỵ với mình và sẽ ghét mình. Nhưng nó chỉ "lo bò trắng răng", thằng bạn chẳng may may quan tâm hay ghen tỵ. Thằng bạn vui vẻ chúc mừng rồi nó cắm cúi làm tiếp việc của nó. Còn mình mà nghe nó kể việc "nhỏ như con th"ỏ của nó thôi thì mình cũng đâm ra ghen tỵ và tự hỏi sao mình không được thế. Đơn giản như thằng bạn báo mai có cuộc họp với ông giáo thế là nó đã hạnh họe hỏi ngay là "Sao ông giáo bất công với nó, không họp với nó nhỉ ?"

Cái ý thức cạnh tranh cá nhân trong mình khi nào cũng quá lớn, mình thường ít tập trung vào hiệu quả công việc chung hay mục đích chung mà hay lấy cá nhân ra suy xét. Như hồi, còn học cấp 3, có một người bạn gái của nó tính rất tốt, học rất giỏi và cũng rất tốt với nó. Nhưng nó tự nhiện thấy ghét. Cô bạn gái chẳng làm gì có lỗi với nó cả nhưng nó ghét là ghét. Giờ đây mới nhận ra, nó ghét đơn giản là Cô bạn gái đó chiếm được cảm tình quá nhiều người và nó ghét chỉ vì nó đang ghen tỵ mà thôi.

Chừng nào nó hiểu tinh thành làm việc vì mục đích chung, mà không phải vì kèn cự cá nhân với một ai đó? Chừng nào thì nó hiểu, nếu nó không giỏi, người khác cũng không giỏi thì người nước khác sẽ sớm "đè đầu cưỡi cổ" lên dân mình mà thôi? Chừng nào thì nó hiều, nếu có một người giỏi hơn nó thì có nghĩa người đó đang phải dùng sức mạnh của họ để bảo vệ quyền lợi của nó nếu chẳng may "đất nước của nó" có chuyện gì?

2. Cục bộ - Toàn cục
Có nhiều câu hỏi liên quan đến vấn đề này.
Nếu mình thiên vị cho những người thân thuộc, bạn bè của mình mà không phải vì mục đích chung, đó có phải là cục bộ?
Các hội đồng hương của các tỉnh được lập ra để giúp đỡ các em cùng vùng miền, nhưng đó có phải cũng là một hình thức của phân biệt vùng miền, cục bộ ?
Một cô giáo luôn yêu thương một học sinh giỏi giang, ngoan ngoãn, còn ghét bỏ, không chăm sóc những em chưa ngoan, đó có phải là cục bộ, phân biệt?
Đằng sau cái câu, dân miền Nam, miền Bắc, miền Trung, dân Quảng Trị...là thế này thế nó, đó có phải là gốc rể của kì thị, phân biệt, cục bộ?

3. Tự ti - Tự tin
Cái làm nên sức mạnh thực sự là sự tự tin từ bên trong. Còn sự tự ti khoác vỏ bộc tự tin thì rất dễ đánh lừa thiên hạ, nhưng lại vô cùng mong manh, dễ vỡ.
Tự ti là khi bạn phải mặc một chiếc áo đẹp, đã trang điểm, chụp một bức ảnh thật hoàn hảo hay dùng photoshop cho nó hoàn hảo, có một chiếc xe đẹp, có một cô người yêu đẹp, có một công việc tốt....thì bạn mới thấy mình tự tin. Bạn dùng các vỏ bọc bên ngoài, các giá trị bên ngoài để làm bạn cảm thấy mình tăng giá trị. Nhưng khi các vỏ bọc mất đi, bạn lại trở về với bản tính "tự ti" vốn sẵn.

Còn tự tin là bạn tin giá trị sâu bên trong bạn. Là khi bạn dám đặt câu hỏi nếu bạn thực sự chưa hiểu và bạn muốn biết. Là khi bạn biết bạn chẳng giỏi giang gì, chẳng hoàn hảo gì nhưng bạn đang tốt lên, tiến bộ lên hàng ngày. Là khi bạn không còn chạy theo so sánh bạn với người khác, mà bạn so sánh bạn với chính bạn ngày hôm qua. Là khi bạn can đảm xin lỗi khi mình có lỗi và khắc phục nó. Là khi bạn biết im lặng nhiều hơn là nói ra tất cả những gì mình suy nghĩ. Là khi bạn biết bạn khác biệt, bạn biết bạn cần gì, muốn gì và can đảm thực hiệnn nó mà chẳng cần lăn tăn là người khác nghĩ gì. Là khi bạn không còn tự hỏi tại sao người ta lại yêu bạn mà tự hỏi còn thứ gì mình chưa yêu nhỉ.

Nếu sự tự ti bù đắp bằng các vất chất bên ngoài thì sự tự tin phải xây dựng bằng sự vững chắc trong tâm hồn, ý thức, lý tưởng sống của bạn. Và điều đó chỉ có thể học được qua sự trải nghiệm, xa chạm, nghiền ngẫm và ĐỌC. Xây dựng sự tự tin cần nhiều thời gian, kiên nhẫn và tự làm một mình. Nhưng khi bạn đã có nó thì nó sẽ chẳng bao giờ rời xa bạn cả. Nó sẽ giúp bạn nhìn mọi khổ đau, thấy bại trở nên nhẹ nhàng.

Nếu một người tự tin, nhiều người tự tin thì cả dân tộc sẽ tự tin.

Mình chỉ thấy lịch sử đã cứ lặp lại liên hồi: Trên đất nước mình, chiến tranh, hoàn bình rồi lại chiến tranh. Thời gian trong chiến tranh bao giờ cũng dài hơn thời gian trong hòa bình. Ai dám bảo hòa bình này là mãi mãi và lịch sự không lặp lại? Nếu không nghiên cứu lịch sử, chiến tranh như bài học để thay đổi tư duy sống, hành động thì chắc chắn bi kịch sẽ lặp lại. Chiến tranh chẳng có gì để tự hào, chết vì chiến tranh cũng chẳng có gì đáng tự hào, lý tưởng sống đáng sống nhất là "Sống, cống hiến vì hòa bình".

Link quyển sách http://xuthe.jimdo.com/sách-hay/

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire