Nếu bạn bước ra khỏi nhà gặp hàng xóm, họ sẽ hỏi bạn tên gì, con cái nhà ai ? Nếu bạn chuyển sang sống ở một thành phố lớn, gặp người lạ, bạn sẽ bị hỏi « Bạn tên gì, bạn quê ở đâu ? ». Còn nếu bạn có cơ hội ở « tạm bợ » ở một nước khác thì khi gặp người lạ, bạn lại phải đối diện với câu hỏi « Bạn tên gì ? Bạn từ đất nước nào ? ». Chính vì vậy, cái câu « Mình là Hà, mình là người Việt Nam » là hai câu đầu tiên thường nó giới thiệu bản thân với bạn bè ở đây !!!
Chính vì vậy, nó nghĩ khi ai phải sống xa nhà, càng xa, sẽ càng thấy dù mình chỉ là con tép giữa biển khơi, nhưng hàng ngày mình tự nhiên thấy mình lớn hơn, suy tư nhiều hơn về hai chữ Việt Nam…
Mình không muốn nói những điều to tát, sáo rỗng, mình chỉ muốn nhắc đên những phút « suy tư » gắn liền với hai chữ Việt Nam ấy. Đó là lúc :
- Thấy mấy bạn Tây ở labo mua đồ ăn sẵn ghi là « Nem Việt Nam », « Phở Việt Nam »…..mình tự hào đến nức lòng, nhưng khi nhìn kĩ bao gói thì thấy là Thái Lan và Indonesia sản xuất
- Đó là khi thấy trong đêm tổ chức Tết do Hội Sinh viên Grenoble tổ chức, trong khi các bạn nam sinh diện sơ mi, vest đẹp mê li thì hình ảnh hai ông Tây mặc chiếc áo dài truyền thống Việt Nam lại làm nó trăn trở.
- Hay khi nghe thằng bạn người Pháp tự nhiên bảo mình « Mày chuẩn bị về Việt Nam đi nhé ». Mình hỏi tại sao. Nó trả lời đơn giản « Chiến tranh ở Ukraine rồi ».
- Hay là lúc uất ức không thể chịu nổi khi tụi Tây khi nào cũng nhầm mình là người Trung Quốc. Rồi khi kể về truyền thống Việt Nam như đồ ăn, lịch âm, Tết….tụi Tây khi nào cũng phán câu : Cũng giống Trung Quốc nhỉ.
- Hay là những lúc nói chuyện với bạn Pháp, có cơ hội là nó lại muốn tụi bạn biết một điều là « Có một số quần đảo của Việt Nam, nhưng đang bị Trung Quốc chiếm đóng ».
- ….
Nó vẫn còn nhớ trước khi sang Pháp nó có nghe một số bài nói chuyện của Nữ ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh, đại ý bà bảo « Đừng nghĩ ngoại giao là công việc của những người thuộc bộ Ngoại giao, mà ngoại giao là công việc của từng cá nhân.»
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire