samedi 17 janvier 2015

Một số ý kiến cá nhân gửi Chuyên mục thảo luận: "Bạn muốn Việt Nam phát triển như thế nào vào năm 2035 và làm sao để hiện thực hóa điều này?"



Một số ý kiến cá nhân gửi Chuyên mục thảo luận: "Bạn muốn Việt Nam phát triển như thế nào vào năm 2035 và làm sao để hiện thực hóa điều này?" (Link: http://dsi.mpi.gov.vn/vietnam2035/thao_luan_theo_chu_de/1.html#.VK7YNLJi6rY.facebook)



Nghiên cứu Khoa học:
+ Thiết kế xây dựng mạng lưới tổ chức nghiên cứu theo mô hình các nhóm nghiên cứu.
+ Khuyến khích các giảng viên ở các trường đại học tham gia vào các nhóm nghiên cứu. Các nhóm nghiên cứu này có thể thuộc hay không thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST). 
+ Có một cơ sở dữ liệu công khai, tập trung về các cơ sở nghiên cứu, nhân lực, các dự án cụ thể, các cơ sở vật chất.....để các nhà nghiên cứu/tổ chức/đơn vị nghiên cứu khác tìm thông tin để hợp tác. 
+ Việc cung cấp tài chính có thể phối hợp nhiều dạng: cung cấp theo các dự án/đề tài quốc gia, hoặc thông quá lương. Ví dụ, một giảng viên của một trường đại học kí hợp đồng nghiên cứu với VAST để làm bán thời gian để làm nghiên cứu, sẽ được trả lương thêm 50% số lương công chức.

 

Giáo dục

+ Khuyến khích các trường đại học thành lập các Hội các trường đại học theo từng chuyên ngành/lĩnh vực. Ví dụ: Hội các trường đại học về kinh tế, Hội các trường đại học về Dược, Hội các trường đại học về Dược lâm sàng....Hội các trường đại học theo từng chuyên ngành sẽ soạn thảo các tiêu chuẩn đánh giá trường/giảng viên/sinh viên + giáo trình giảng dạy + đánh gia, thẩm định các trường, theo yêu cầu của Bộ Giáo dục.

+ Khuyến khích thành lập các hội nghề nghiệp độc lập. Ví dụ hội các doanh nhân, hội các dược sĩ, hội các bác sĩ, hội các luật sư....Các hội nghề nghiệp sẽ soạn thảo về các tiêu chuẩn hành nghề/quyền hành nghề, theo yêu cầu của chính phủ.

+ Hội nghề nghiệp hợp tác, bàn luận chặt chẽ với Hội các trường đại học để thay đổi chương trình đào tạo cho phù hợp với nhu cầu thực tế.

+ Khuyến khích thành lập nhiều Hội độc lập về nghiên cứu giáo dục, bên cạnh các Hội chính thức mạnh do chính phủ hỗ trợ.

+ Tiến hành dịch và xuất bản nhiều sách giáo dục trên thế giới.

+ Giáo quyền chủ động cho các trường nhiều hơn.


Bảo hiểm xã hội
+ Chia làm 2 loại hình bảo hiểm: có thể tham khảo mô hình bảo hiểm của Pháp. Gồm 2 loại hình bảo hiểm chính: bảo hiểm xã hội bắt buộc (sẽ thanh toán khoảng 60% chi phí điều trị tại bệnh viện cho bệnh nhân) + bảo hiểm tư nhân không bắt buộc (có nhiều gói khác nhau, đại khái là gói ít tiền thì bảo hiểm tư nhân sẽ chi trả 20% chi phí còn lại, gói nhiều tiền nhất thì bảo hiểm tư nhân sẽ chi trả toàn bộ chi phí còn lại).
+ Cần tăng lương cho cán bộ y tế để cán bộ y tế hoàn toàn yên tâm cho công tác điều trị. Như thế sẽ giảm nguy cơ, bác sĩ phân biệt đối xử với bệnh nhân có bảo hiểm và không có bảo hiểm.

Y tế
+ Kiểm soát chất lượng đầu vào và đầu ra để bảo đảm cán bộ y tế có trình độ cao.
+ Tiến hành các kì thi để cung cấp chứng chỉ hành nghề cho bác sĩ, dược sĩ, y tá. Tức sau khi sinh viên tốt nghiệp do trường đại học đào tạo. SV phải trải qua một kì thi cấp chứng chỉ nghề nghiệp do Hội nghề nghiệp bác sĩ, dược sĩ, y tá phối hợp với Bộ y tế + Bộ giáo dục tổ chức.
+ Khi đã áp dụng cấp chứng chỉ hành nghề thì có thể cân nhắc bỏ yêu cầu Dược sĩ phải có 5 năm kinh nghiệm mới được mở quầy thuốc. Vì hàng năm, số lượng DS làm trong các cơ quan nhà nước rất ít, trong khi DS phải đợi 5 năm mới được mở quầy thuốc nên đa số các DS phải đi làm trình dược viên trong khi chờ có thể mở quầy thuốc. Đến khi đủ năm kinh nghiệm thì DS đã quên những gì đã học về dược nên tiếp tục làm trình dược viên và chỉ đứng tên quầy thuốc mà thôi (còn thực chất là các dược tá đứng quầy).

Chính sách cho người nghèo, chính sách an sinh xã hội
Có rất nhiều các vấn đề an sinh xã hội cần có sự ủng hộ, góp sức của nhân dân, như ủng hộ các bệnh nhân bị bệnh hiểm nghèo, các gia đình có công, các trường hợp khó khắn, ủng hộ sinh viên.....Trong khi nguồn lực của chính phủ thì có hạn. Do đó, khuyến khích thành lập các Hội từ thiện tự phát trong nhân dân. Ví dụ về Mô hình Cơm có thịt, một chương trình hoàn toàn tự phát nhưng lại có sức lan tỏa rất lớn, và giúp giải quyết 2 vấn đề cụ thể cho trẻ em miền núi.




Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire