samedi 17 janvier 2015

Giới thiệu về CNRS - Trung tâm quốc gia về nghiên cứu khoa học của Pháp



Giới thiệu về CNRS (Centre national de la recherche scientifique)
Trung tâm quốc gia về nghiên cứu khoa học của Pháp
Giới thiệu chung (1)
- Là trung tâm nghiên cứu có số lượng xuất bản lớn nhất thế giới với 43.000 bài báo/năm
- Đây là một trung tâm nghiên cứu của nhà nước, dưới sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục + Bộ giảng dạy và nghiên cứu cao cấp (Tức ở Pháp, Bộ Giáo dục chỉ quản lý từ mẫu giáo đến cấp 3, còn từ cao đẳng, đại học là Do bộ giảng dạy và nghiên cứu cao cấp quản lý).
- Nhân lực: có 33.000 người trong đó 11.204 nhà nghiên cứu + 13.751 kĩ sư, kĩ thuật viên, nhân viên + 7.965 nhân viên khác.
- Tài chính: ngân sách năm 2013 là 3.4 tỷ EURO, trong đó riêng tiền chi trả cho lương là 829 triệu EUR

Cơ cấu
+ có 1.144 đơn vị (1028 đơn vị nghiên cứu + 116 đơn vị dịch vụ). Mỗi đơn vị nghiên cứu (hay còn gọi là một labo nghiên cứu, thường có thể từ vài trăm người, được chia thành các nhóm nghiên cứu (thường khoảng hàng chục người) tập trung vào một chủ đề nghiên cứu cụ thể). Mỗi đơn vị nghiên cứu có một mã số riêng biệt để tiện quản lý. Ví dụ: labo TIMC, có khoảng chục nhóm nghiên cứu.  
+ 95% các đơn vị nghiên cứu là có sự hợp tác với các trường đại học, các cơ quan khác, và các doanh nghiệp pháp và trên thế giới

Tổ chức (2)
+ CNRS được quản lý bởi một Hội đồng quản lý với một chủ tịch. Và có một Hội đồng khoa học đóng vai trò tư vấn.
+ Chủ tịch trung tâm chịu trách nhiệm về sự thống nhất hoạt động của CNRS.  Chủ tịch được bầu chọn cho nhiệm kì 4 năm, và làm không quá 2 nhiệm kì liên tiếp.
+ Giúp việc cho chủ tịch còn có các giám đốc chung, do chủ tịch chỉ định.

Chủ tịch và Giám đốc giúp việc cho chủ tịch
+ Các giám đốc chung được chỉ định bởi Chủ tịch CNRS. Trong đó có ít nhất một giám đốc có năng lực về khoa học.
+ Các đại biểu theo vùng: được chỉ định bởi Chủ tịch CNRS, và chịu trách nhiệm điều phối hoạt động của các đơn vị nghiên cứu trong vùng.

Hội đồng quản lý
Gồm các thành viên
- 3 thành viên của chính phủ (1 từ Bộ giáo dục, 1 từ Bộ giảng dạy và nghiên cứu cao cấp, 1 từ Bộ tài chính)
- 1 thành viên phó chủ tích của Hội các trường đại học do Hội các trường đại học chọn.
- 4 người được bầu chọn từ các labo nghiên cứu do các labo bầu chọn: trong đó 2 người là thành viên nghiên cứu + 2 người là dại diện cho kĩ sư, nhân viên hành chính. Nhiệm kì 4 năm. - 12 người khác cũng có nhiệm kì 4 năm gồm:
4 người có năng lực về nghiên cứu
4 người đại diện cho những người làm các công việc khác
4 người có năng lực về lĩnh vực kinh tế + xã hội
Chủ tịch CNRS, chủ tịch hội đồng chuyên môn, các giám đốc giúp việc có thể đưa ra lời khuyên, tư vấn về nên chọn ai. Nhưng quyền chọn ai thì trong từng mục trên đã quy định rõ. Nếu trong trườn hợp tử vong, từ chức hay phẩm chất không đạt thì thay bằng người khác.

Các hoạt động của Hội đồng quản lý (3)
Dưới sự tư vấn từ Hội đồng khoa học, HĐQL quyết định các chính sách chung của CNRS, bao gồm
1. Các biện pháp chung về tổ chức và hoạt động của trung tâm, bao gồm cả việc thành lập các viện, các phòng ban hoặc các dịch vụ ban hành các chương trình liên ngành.
2. Phân bổ Ngân sách cho các labo nghiên cứu.
3. Sau khi có ý kiến của Hội đồng khoa học, các kế hoạch chiến lược và hợp đồng kéo dài nhiều năm với các labo được tiến hành.
4. Báo cáo hoạt động hàng năm;
5. Báo cáo tài chính
6. Các chính sách an sinh xã hội
7. Vay vốn
8. Mua sắm, thanh lý, trao đổi cơ sở vật chất
9. Thuê và cho thuê cơ sở vật chất
10. Chuyển nhượng cơ sở vật chất
11 Nhận tài trợ

...
- Hội đồng quản lý họp ít nhất 4 lần/năm. Họp chỉ tiến hành khi có hơn một nữa thành viên tham gia, và có thể họp qua video-conference.

Hội đồng khoa học
- Giúp việc cho chủ tịch còn có các giám đốc phụ trách các lĩnh vực khác nhau về quản lý và Một hội đồng khoa học của CNRS giúp đánh giá chất lượng hoạt động của các đơn vị nghiên cứu.
- Nhiệm vụ:
+ Đưa ra ý kiến về các hướng nghiên cứu lớn của CNRS
+ Các tiêu chuẩn/nguyên tắc chung để đánh giá chất lượng nghiên cứu/nhà nghiên cứu
+ Ý kiến về các chương trình nghiên cứu của các viện/đơn vị nghiên cứu.
+ Đề cử các ứng cử viên cho chức giám đốc nghiên cứu  
- Hội đồng khoa học do các thành viên nghiên cứu của CNRS bầu chọn.
- Hội đồng khoa học được bầu chọn từ đại diện các chuyên ngành, các viện/labo nghiên cứu.
- Thành phần:
(a) 11 người được bầu chọn trực tiếp từ các thành viên của CNRS.
(b) 11 người (trong đó có 3 người chuyên về kinh tế) do khả năng khoa học của họ dưới sự đề nghị của Chủ tịch CNRS.
(c) 8 người khoa học nước ngoài (trong đó ít nhất 5 người ở châu Âu) theo đề nghị của các thành viên ở mục (a) và (b).
- Nhiệm kì 4 năm. Không quá 2 nhiệm kì liên tiếp.
- Không ai được phép là thành viên hội đồng khoa học nếu họ là thành viên của Hội đồng quản lý hay thuộc Hội đồng quốc gia khác.
- Chủ tịch hội đồng khoa học do các thành viên trong hội đồng bầu chọn.
- Hội đồng khoa học họp ít nhất 3 lần/năm. Chủ tịch CNRS tham gia vào các buổi họp này. Các giám đốc của các viện có thể tham gia vào các cuộc họp này khi Hội đồng khoa học yêu cầu.
- Chủ tịch CNRS có thể mời người khác tham gia vào các buổi họp này nếu chủ tịch thấy là cần thiết.

 Cách thức hoạt động CNRS (4)
+ CNRS kí hợp đồng với chính phủ theo thời hạn 5 năm về các vấn đề tập trung nghiên cứu + cách thức tổ chức thực hiện. Sau đó CNRS lại kí hợp đồng với từng labo theo nhiệm kì 5 năm để chia lại công việc cho các labo/đơn vị nghiên cứu.
+ Cuối mỗi hợp đồng 5 năm, chính phủ sẽ thành lập nhiều hội đồng các chuyên gia độc lập để tiến hành đánh giá kết quả của mỗi labo/đơn vị nghiên cứu làm được theo hợp đồng đã kí. Dựa theo kết quả đánh giá, mà chính phủ sẽ quyết định thay đổi nội dung kí hợp đồng cho 5 năm tiếp theo (đặc biệt ngân sách cũng sẽ bị thay đổi).

Viện nghiên cứu
CNRS được tổ chức theo các viện nghiên cứu.
Các viện nghiên cứu sẽ quản lý, điều phối các đơn vị nghiên cứu trong một lĩnh vực nghiên cứu nhất định.
Chủ tích CNRS chịu trách nhiệm ra quyết định thành lập, sát nhập, chuyển đổi các viện.
Mỗi viện lại có một hội đồng khoa học riêng.
Mỗi viện được lãnh đạo bởi một chủ tịch viện, do Chủ tịch CNRS chỉ định. Chủ tịch viện có quyền chọn các giám đốc viện để phụ giúp mình.

Đơn vị nghiên cứu
+ Việc thành lập đơn vị nghiên cứu do Chủ tịch CNRS quyết định với sự tư vấn từ Hội đồng quản lý + Hội đồng khoa học + và các cơ quản khác
+ Giám đốc của đơn vị nghiên cứu do Chủ tịch CNRS quyết định với sự tư vấn từ Hội đồng quản lý + Hội đồng khoa học + và các cơ quản khác. Nhiệm kì 4 năm, và làm không quá 3 nhiệm kì liên tiếp.
+ Trong trường hợp Giám đốc đơn vị nghiên cứu thiếu trách nhiệm, Chủ tịch CNRS có quyền cách chức.

Hội đồng y đức
+ Hội đồng quản lý quyết định về thành phần và điều kiện hoạt động của Hội đồng y đức.
+ Hội đồng quản lý và hội đồng khoa học có thể yêu cầu Hội đồng y đức đưa ra ý kiến của mình về các vấn đề y đức liên quan đến nghiên cứu.
+ Các thành viên của hội đồng y đức do Chủ tịch CNRS chỉ định theo đề nghị của Hội đồng quản lý.

Tài liệu tham khảo:


Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire