lundi 28 juillet 2014

Quý trọng thầy cô: đồng ý nhưng quý trọng thế nào ?

Tình cảm mà nó luôn trân quý là với thầy cô. Tuy nhiên, nó bắt đầu có những suy nghĩ mới về quan hệ thầy-trò. Dạo này nó đọc nhiều về "phương pháp giáo dục bệnh nhân" nên giúp nó thây đổi và mở mang ra được một tí xíu.

1. Vai trò của người thầy
Về truyền đạt kiến thức: Theo quan niệm truyền thống ngày xưa, người thầy thường là những bậc hiểu rộng, biết sâu, già rồi nên sinh thâm thúy. Người trò đôi khi lặn lội xa hàng vạn dặm tới tá túc nhà thầy để học cái chữ. Chính vì vậy, người thầy được cho là biết tất, và người trò học những gì mà người thầy truyền đạt "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư - Một chữ cũng nhờ thầy, mà nữa chữ cũng nhờ thầy". Nhưng đó là thời đại không có công nghệ máy in sách lậu, hay mạng internet nên việc truyền thông tin khó khăn. Nhưng thời đại ni đã khác rồi, thông tin, kiến thức dư thừa mọi nơi, mọi lúc. Thì vai trò của người thầy cũng phải thay đổi. Người thầy nay chỉ nên đóng vài trò như người đi trước, hướng dẫn, chỉ đường để giúp trò tự tìm tòi và tự học hỏi, và tự phát triển. Sự thây đồi này chuyển trọng tâm từ người thầy sang trong tâm người trò. Chuyển trọng tâm từ việc dạy sang viêc tự học.
Do đó, sẽ không xa lạ nếu trò giỏi hơn thầy, hay quan điểm của trò khác quan điểm của thầy...Nếu con hơn cha là nhà có phúc thì nay trò hơn thầy thì xã hội có phúc:)

Là hình mẫu về đạo đức, cách sống
Cái ni phương Tây không đặt nặng. Mình nghe một anh chia sẻ và thấy thú vị là: ở Tây, nghề giáo cũng được xem bình thường như các nghề khác, lương cũng tàng tàng, mà yêu câu về đạo đức của nhà giáo cũng tàng tàng như các ngành khác. Nghĩa là phải tuân thủ các yêu cầu chung của một con người tốt. Trong giờ giảng thì họ là người hướng dẫn của trò. Ngoài giờ học thì thầy và trò vẫn có thể đi bar như thường hay một ông thầy vẫn có thể yêu và lấy học trò của mình nếu lỡ may bị tình yêu sét đánh....
Thực ra, suy cho cùng, nghành gì mà chẳng cần đạo đức nghề nghiệp, nhà giáo hay nghề y cũng chỉ là một nghề như bao nghề khác thôi. Không đòi hỏi nhiều hơn hay kém đi. Nghề chỉ là một phần của cuộc sống. Rời bục giảng, cởi chiếc áo blouse, họ lại có cuộc sống riêng tư thú vị của họ! Khi đó, đừng đòi hỏi "tác phong" hay "đạo đức" nghề nghiệp từ họ!!
Mỗi người đều có nghĩa vụ tự hoàn thiện mình như nhau

2. Ngày nhà giáo Việt Nam
Vì họ xem nghề giáo cũng như bao nghề khác nên cũng không có ngày giành riêng cho nhà giáo. Và việc tặng quà cho thầy hầu như không có. Bạn nó bảo suốt 3 năm hướng dẫn luận án tiến sĩ, và kể cả hôm bảo vệ tiến sĩ. Nó chưa từng tặng ông giáo món quà nào.

Nó lại tự hỏi:
Việc tặng quà thầy cô trong quá trình học liệu có không ảnh hưởng đến sự thiên vị của thầy cô?
Và nếu có sự thiên vị vô hình nào đó, thì đó có phải là một hình thức "tham nhũng"?

Vì vậy, đối với nó, được tặng quà thầy cô sau khi thầy cô đã không còn dạy nó nữa, hay điện thoại hỏi thăm thầy cô vào ngày không phải là ngày 20/11 nó tự nhiên hơn!

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire