lundi 28 juillet 2014

Chỉ có một cuộc sống và câu hỏi là phải sống thế nào cho khỏi không sống hoài sống uổng ?

Viết tiếp note "Chiến tranh và hòa bình" http://langnhincuocsongmuguet.blogspot.fr/2014/04/chien-tranh-va-hoa-binh.html
Em viết cái đó lâu rồi, nên giờ không muốn vực nó lại. Có những điều em suy nghĩ giờ khác nhiều lắm, mà chính em còn không nhận ra. Và nó cứ thay đổi hoài nên có nói ra hôm nay, ngay mai lại nghĩ khác rồi, nên nói ra để làm gì. Nhưng hiện tại em nghĩ, sự thật không nằm ở những gì được nói nhiều, viết nhiều, được tung hô là hi sinh, cao cả này nọ. Đôi khi sự thật lại đang im lặng đâu đó, hoặc lên tiếng nhưng yếu ớt ở đâu đó hoặc có nhiều sự thật thế hệ trước đã mang đi theo họ mất rồi.

Một người mẹ thương con sẽ luôn biết nuôi dạy con cái sông sao cho không phải chết, mà phải sống đẹp, sống có ích, và sống hạnh phúc. Nếu người mẹ đó chỉ biết hô hào con cái phải hi sinh tính mạng, tôn vinh những cái chết thì người mẹ đó là mẹ ruột hay mẹ ghẻ ? Có những nhạc sĩ sáng tác những bài hát cỗ vũ lên đường nhưng sau một thời gian dài sau đó, họ lại bị dặn vặt vì chính vì những bài hát của họ mà cả thể hệ phải hi sinh? Và khi họ dằn vặt đó, mọi người lại muốn họ im lặng. Giờ thì em hiểu tâm trạng của Trịnh Công Sơn rồi, vì sao ông chọn con đường khác với các nhạc sĩ khác. Không thể có hạnh phúc nào được xây dựng trên sự hi sinh của người khác, đặc biệt là cái chết.

Một cuộc chiến, một câu chuyện, một bài lịch sử, một sự kiện chỉ trình bày đơn giản: ngày X, quân X đánh quân Y và n người bị chết. Chấm hết. Thế giới vẫn vậy, trái đất vẫn quay, thời gian vẫn trôi. Mỗi người chỉ là hạt cát và đôi khi chỉ là quân bài trên tay kẻ khác. Nhưng nếu đặt là chính mình, hay người yêu thương mình vào một trong những cái chết đó. Anh sẽ thấy anh đã đánh mất cả thế giới. Một người chỉ là một hạt cát của thế giới nhưng đối với người khác đôi khi họ chính là cả thể giới.

Bao thế hệ đã hi sinh nhưng thế hệ sau có biết vì thế mà sống tốt hơn, không hề, và chẳng thể có điều đó. Thế hệ sau càng trở nên hư hỏng mà thôi. Cũng như nuôi dạy con mà người mẹ chỉ biết hi sinh, làm hết mọi việc cho con thì đứa con này sau đó sẽ chỉ trở nên ích kỉ, thụ động, ỉ lại, nhát gan mà thôi. Chỉ có cách bà mẹ đó biết bảo vệ mình, làm cho mình hạnh phúc nhất, thì bà mẹ đó mới có thể dạy con cái sống hạnh phúc được.

Quý trọng thầy cô: đồng ý nhưng quý trọng thế nào ?

Tình cảm mà nó luôn trân quý là với thầy cô. Tuy nhiên, nó bắt đầu có những suy nghĩ mới về quan hệ thầy-trò. Dạo này nó đọc nhiều về "phương pháp giáo dục bệnh nhân" nên giúp nó thây đổi và mở mang ra được một tí xíu.

1. Vai trò của người thầy
Về truyền đạt kiến thức: Theo quan niệm truyền thống ngày xưa, người thầy thường là những bậc hiểu rộng, biết sâu, già rồi nên sinh thâm thúy. Người trò đôi khi lặn lội xa hàng vạn dặm tới tá túc nhà thầy để học cái chữ. Chính vì vậy, người thầy được cho là biết tất, và người trò học những gì mà người thầy truyền đạt "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư - Một chữ cũng nhờ thầy, mà nữa chữ cũng nhờ thầy". Nhưng đó là thời đại không có công nghệ máy in sách lậu, hay mạng internet nên việc truyền thông tin khó khăn. Nhưng thời đại ni đã khác rồi, thông tin, kiến thức dư thừa mọi nơi, mọi lúc. Thì vai trò của người thầy cũng phải thay đổi. Người thầy nay chỉ nên đóng vài trò như người đi trước, hướng dẫn, chỉ đường để giúp trò tự tìm tòi và tự học hỏi, và tự phát triển. Sự thây đồi này chuyển trọng tâm từ người thầy sang trong tâm người trò. Chuyển trọng tâm từ việc dạy sang viêc tự học.
Do đó, sẽ không xa lạ nếu trò giỏi hơn thầy, hay quan điểm của trò khác quan điểm của thầy...Nếu con hơn cha là nhà có phúc thì nay trò hơn thầy thì xã hội có phúc:)

Là hình mẫu về đạo đức, cách sống
Cái ni phương Tây không đặt nặng. Mình nghe một anh chia sẻ và thấy thú vị là: ở Tây, nghề giáo cũng được xem bình thường như các nghề khác, lương cũng tàng tàng, mà yêu câu về đạo đức của nhà giáo cũng tàng tàng như các ngành khác. Nghĩa là phải tuân thủ các yêu cầu chung của một con người tốt. Trong giờ giảng thì họ là người hướng dẫn của trò. Ngoài giờ học thì thầy và trò vẫn có thể đi bar như thường hay một ông thầy vẫn có thể yêu và lấy học trò của mình nếu lỡ may bị tình yêu sét đánh....
Thực ra, suy cho cùng, nghành gì mà chẳng cần đạo đức nghề nghiệp, nhà giáo hay nghề y cũng chỉ là một nghề như bao nghề khác thôi. Không đòi hỏi nhiều hơn hay kém đi. Nghề chỉ là một phần của cuộc sống. Rời bục giảng, cởi chiếc áo blouse, họ lại có cuộc sống riêng tư thú vị của họ! Khi đó, đừng đòi hỏi "tác phong" hay "đạo đức" nghề nghiệp từ họ!!
Mỗi người đều có nghĩa vụ tự hoàn thiện mình như nhau

2. Ngày nhà giáo Việt Nam
Vì họ xem nghề giáo cũng như bao nghề khác nên cũng không có ngày giành riêng cho nhà giáo. Và việc tặng quà cho thầy hầu như không có. Bạn nó bảo suốt 3 năm hướng dẫn luận án tiến sĩ, và kể cả hôm bảo vệ tiến sĩ. Nó chưa từng tặng ông giáo món quà nào.

Nó lại tự hỏi:
Việc tặng quà thầy cô trong quá trình học liệu có không ảnh hưởng đến sự thiên vị của thầy cô?
Và nếu có sự thiên vị vô hình nào đó, thì đó có phải là một hình thức "tham nhũng"?

Vì vậy, đối với nó, được tặng quà thầy cô sau khi thầy cô đã không còn dạy nó nữa, hay điện thoại hỏi thăm thầy cô vào ngày không phải là ngày 20/11 nó tự nhiên hơn!

Đi chơi bảo tàng có chán?


Ở đây, bảo tàng nhiều kinh khủng, ngoài chục cái bảo tàng chính thống của thành phố ra, đi thăm địa điểm du lịch nào như hồ sinh cảnh, lâu đài, địa điểm lịch sử...chổ đó lại có riêng một bảo tàng nhỏ để giới thiệu nơi đó.
 
Hình thức và cách bày trí, truyền tải thông tin của bảo tàng cũng rất phong phú: từ ảnh, đến các video ngắn, có thiết bị thuyết minh cá nhân, mỗi người tự ần nút để nghe như một chiếc điện thoại ấy, nên mọi người cứ lặng lẽ bước đi theo dòng người mà không gây ồn ào cho xung quanh, có phòng giành riêng cho trẻ con chơi để cảm thụ thông tin phù hợp với lứa tuổi của chúng....
 
Lúc đầu, nó cũng thấy đi thăm bảo tàng là cái chán nhất trên đời, trong khi người ta đi chậm rãi để nhìn ngắm, để lắng nghe, để chia sẻ, bàn luận với nhau....thì nó lướt vèo cái là xong chuyến đi thăm bảo tàng. Nhưng do tình thế bắt buộc, tại tụi bạn nó hay người Pháp rất hay đi bảo tàng, mà nó thì không thể từ chối được, sau quá nhiều lần lẻo đẻo đi thăm các bảo tàng, giờ nó lại trở nên thích thú mỗi khi đi thăm bảo tàng nào đó.
 
Nó cũng chẳng hiểu được nhiều vì vốn tiếng Pháp của nó có hạn, nhưng điều nó cảm nhận rõ nhất là: bảo tàng là cách người ta khơi gợi trí tò mò, và trưng bày khả năng sáng tạo, sự phong phú, đa chiều của cuộc sống để nhìn ngắm, lắng nghe, chiêm nghiệm.

Cải cách giáo dục, cái gốc nằm ở đâu?

Sự khác biệt về văn hóa hàng ngày nó thấy, rồi những kiến thức nó mới đọc được về lí thuyết giáo dục. Nó hiểu ngô nghê là:

1. Gốc của giáo dục nằm ở chổ TỰ HỌC: tiếng Pháp là một ngôn ngữ có tính logic được cả thế giới công nhận, cũng chính vì thế mà tiếng Pháp thường được sử dụng khi viết các văn bản về luật quốc tế. Trong tiếng Pháp, có từ HỌC (apprendre) mà không có từ DẠY dành riêng cho nó mà phải dùng lại từ apprendre để nói về việc dạy là (faire apprendre).
Thực ra, cuộc sống là luôn là một quá trình tự học, tự thân. Dù cho người thầy có giỏi giang, tâm huyết, sách vở, điều kiện có đầy đủ đến đâu mà một người không muốn học thì cũng thành công cốc. Nên khơi gợi sự hứng thú TỰ HỌC là cái gốc vậy!

2. Gốc của giáo dục nằm ở GIA ĐÌNH: Giáo dục VN đang quá chú trọng về cải cách giáo dục tại nhà trường, trong khi lại chẳng ngò ngàng gì đến giáo dục trong gia đình. Những quyển sách dạy nuôi con, dạy làm chồng, làm vợ, làm ông, là bà, làm người yêu, làm người tình....lại ít được quan tâm.

3. Gốc của giáo dục nằm ở MẦM NON, TIỂU HỌC thay vì bậc đại học, cao học: cái triết lí này phương Tây hiểu khá rõ. Hay như tại Nhật, những cô giáo mầm non lại được đòi hỏi khắt khe hơn nhiều lần các giảng viên đại học về kĩ năng, tố chất, kiến thức....Nếu một đứa trẻ hình thành tính cách từ độ tuổi càng nhỏ, thì tính cách đó càng có tính bền chặt và không bị môi trường thay đổi. Thế nên, nếu như tâm lí càng xem thường giáo viên mầm non và giáo dục bậc mầm non và tiểu học, thì cải cách phía trên, phí ngọn sẽ khó hiệu quả.

Phán đại thế, không trúng thì trật vậy:)

samedi 19 juillet 2014

Cuộc đời là một trò chơi, hay chơi để tận hưởng



Tối qua đi chơi pic-nic ở công viên cùng mấy đứa bạn Pháp ở công viên Paul Mistral từ 8h tối đến tận 11-12h. Cũng như mọi khi, mỗi người tự phân công mang đồ ăn, người thì mang nước uống, người khác mang bánh gateau, bia…Mình thì vốn lười nấu ăn, nhưng để chuẩn bị, tối hôm trước đã phải đi chợ để làm món cơm chiên mang tới. Đối với mình nấu món đó là cả một niềm tự hào lớn, thế nhưng với tụi nó, nó biết nấu vô số món, không những chỉ món ăn Pháp mà còn món ăn của các nước khác…Mình còn nhớ có hai sinh viên dược sang thực hành trong mùa hẹ tại bệnh viện Trung Ương Huế trong hai tháng, thế mà tụi nó cũng cố gắng tranh thủ theo học khóa nấu ăn ngắn hạn tại Việt Nam để nấu món Việt….

Nhìn ra xung quanh công viên, vẫn như mọi khi, rất nhiều nhóm. Nhóm gia đình tổ chức sinh nhật cho một bà hơn năm mươi mấy tuổi. Nhóm khác thì thấy toàn dân guitar, mỗi đứa mang một chiếc đàn đến, đàn hát cho đên khuya. Mà tụi bên này rất nhiều đứa biết chơi các nhạc cụ khác nhau. Chính vì vậy mà cứ vào lễ hội âm nhạc hàng năm, dọc trên các con đường là vô số các ca sĩ, nhạc sĩ tự biên, tự diễn…rất say mê…Mình đã từng nhận thấy, tụi nó ham tự vận động thể thao, ham tự chơi nhạc cụ.. đến độ quên việc thần tượng người khác là cái gì. Sân vận động lớn nhất Grenoble thấy khi nào cũng vắng vẻ, từ hơn hai năm mình ở đây mà chưa bao giờ mình đi qua đó lại thấy có trận đấu gì ở bên trong !

Hôm qua lại được thử thêm một loại bia mới màu xanh, uống rất ngon, tưởng rất nhẹ, uống hơi nhiều xí, thế là đầu ốc cứ xoay xoay…

Có bạn đã mang bi sắt "Pétanique" để chơi, nhưng rồi mọi người lại quyết định chơi bài tên là "Saboteur". Một trò chơi với hai đội, một đội tìm vàng và một đội ngăn cản kẻ tìm vàng. Một trò chơi rất vui. Mình đã từng tròn xeo mắt khi thấy tụi bạn trên labo hàng ngày rủ nhau chơi đủ các thể loại bài khác nhau, có nhiều kiểu bài và luật của nó rất khác nhau. Như bài "Uno" mình đã từng chơi và đã phải hét toáng lên rất nhiều lần vì tính gay cấn của nó….Mình lại nhớ quảng thời gian hơn 2 tuần ngắn ngủi mình ở nhà hè năm ngoái. Kỉ niệm nhớ nhất có lẽ là một tối, cả nhà quyết định chơi bài ăn tiền, đã lâu rồi, cả nhà mình không chơi trò chơi chung nào như thế. Đúng là chỉ có chơi những trò chơi chung thế mới là cơ hội tuyệt vời mang đến những tiếng cười trong veo, bất ngờ đến kì lạ.

Nhìn ra xung quanh, khi trời đã tối, vẫn còn rất nhiều nhóm vui chơi vui vẻ trong công viên…Một cảm giác yên bình vô cùng. Mình đã nghĩ, hơn năm nữa, mình sẽ rời nơi đây…Tụi nó, những con người may mắn sẽ tiếp tục sống cuộc sống hồn nhiên, yên bình như thế, biết cách làm việc, vui chơi, du lịch, tận hưởng cuộc sống như thế….Và nếu có nơi nào xảy ra xung đột, thì tụi nó sẽ nghĩ, « ôi một lũ điên rồ, hoang dại » và tụi nó sẽ tiếp tục cuộc sống hàng ngày của tụi nó như thế
Mình tin rằng, từ khi châu Âu tạo nên khối liên minh châu Âu, thì nguy cơ chiến tranh xảy ra ở châu Âu giờ là rất rất thấp…và họ sẽ có điều kiện để hoàn thiện chất lượng cuộc sống của người dân hàng ngày….

 Chỉ cần bay 12 tiếng đồng hồ, trở về bên kia địa cầu, lại là một cuộc sống khác….Dù cuộc sống ở đó còn quá nhiều điều bất cập...và còn phải thay đổi cách tư duy và hành động của từng cá nhân rất nhiều thì mới có thể một ngày có một chất lượng sống tương đương như vậy.

Nhưng dù cuộc sống ở đó còn nhiều bất cập thế nào, thì mình vẫn yêu đến lạ kì, vì toàn bộ trái tim minh đều hướng về đó. Có nhiều khi đi chơi hay nói chuyện với bạn Pháp mà tâm hồn mình thì lại đang hướng về nơi đó...Bởi, đôi khi bạn yêu chỉ biết mình yêu mà chẳng biết lí do là từ đâu !!

,   

jeudi 17 juillet 2014

18 điều mà một người Mỹ ngưỡng mộ người Việt Nam và cái nhìn ngược lai

Nhân độc bài báo "18 điều mà một người Mỹ ngưỡng mộ người Việt Nam" trên http://www.yan.vn/18-dieu-ma-nguoi-my-nguong-mo-nguoi-viet-nam-30529.html  mình viết cái note này từ một gốc nhìn khác để chia sẽ và bàn luận.


1. Tôi ngưỡng mộ sự cần cù chăm chỉ của người Việt Nam. Nhiều người làm việc cật lực từ 6 giờ sáng đến nửa đêm hàng ngày, dù thành quả chỉ là một vài USD.
Có một sai lầm là thế hệ người lớn lao động chân tay cực khổ nên họ chịu đựng mọi vất vả để con cái chỉ tập trung học hành. Nhưng chính vì bố mẹ không dạy cho con cái biết độc lập, coi trọng đồng tiền và kiếm tiền nên đa phần các em sau khi học xong, cầm cái bằng mà thụ động không thể kiểm được tiền từ cái bằng đó. Đôi khi sự chăm chỉ, hi sinh thái quá của thế hệ đi trước lại làm cho thế hệ mới trở nên thụ động và lười biếng. 

2. Tôi ngưỡng mộ sự bẽn lẽn và ngây thơ như trẻ con của nhiều thanh niên. Các chàng trai và cô gái trong lứa tuổi 20 tán tỉnh và đùa cợt với nhau theo cách mà bạn không bao giờ nhìn thấy ở Mỹ nữa. Người ta mất thời gian để tìm hiểu nhau hơn và có thể hẹn hò nhiều tháng trước khi có một mối quan hệ yêu đương chính thức.
Đã đến lúc người Việt học cách tự tin, hành xử trưởng thành chứ không phải tự hào vì mình « bẽn lẽn », « ngây thơ ». 
3. Tôi ngưỡng mộ việc người Việt Nam có thể ăn một loại trái cây bốc mùi khủng khiếp như sầu riêng. Đối với tôi, nó có mùi như thuốc đắng trộn với… nước đái mèo.
Trái sầu riêng chả ăn thua gì so với hai món mà thế giới nể người Việt nhất là món trứng vịt lộn và thịt chó…Nếu phương Tây họ đang văn minh, giàu có, tiến bộ đến độ đang dần sống hòa hợp với thiên nhiên, tôn trọng thiện nhiên thì mình vẫn còn cả một con đường dài để làm được điều đó. Sẽ đến lúc con người hiểu, người bạn chung thủy nhất với con người là thiên nhiên chứ không phải chính con người
4. Tôi ngưỡng mộ việc rất nhiều người dân ở đây có thể mặc chiếc áo khoác dày cộp khi trời nóng 35 độ C và nói rằng đó là cách làm “mát”. Rõ ràng nó không mát theo cách thông thường mà người Mỹ hiểu, nhưng có lẽ nó làm họ dễ chịu hơn là bị mặt trời đốt cháy.
Tây thì nó thì tắm nắng, phơi nắng mà, và tác phong của nó cũng rất tự nhiên. Khi đi dự hội nghị hay dạ hội, họ ăn mặc rất sang trọng, nhưng đi chơi, đi học hay đi làm việc, họ ăn mặc rất thoải mái, tự do, cá tính….mùa hè đến thì váy và quần ngắn, áo phong, áo dây đi làm….bạn phải được tự do, thoải mái trong hình thức thì bạn mới thoải mái trong tình thần được chứ nhỉ ? 
5. Tôi ngưỡng mộ cách những người đàn ông say xỉn và nằm lăn quay trên phố. Điều này tốt hơn là nửa tỉnh nửa say và đâm phải ai đó bằng chiếc xe của mình.
Cái này thì ok. Nhưng chả tự hào chút nào khi người Việt tiêu thụ bia hàng đầu thế giới mà lại rất ít hiểu biết về văn hóa uống bia.

6. Tôi ngưỡng mộ sự kiên nhẫn của mọi người trong sự ùn tắc giao thông. Nếu là dân Mỹ như tôi, hẳn họ sẽ không ngớt chửi rủa và rên rỉ khi ngồi trong một chiếc xe máy lạnh mát mẻ của mình.
Người Việt cần học cách phản kháng, thay vì cam chịu. Học cách phàn nàn, để tìm nguyên nhân, và giải pháp để thay đổi tình hình. 
7. Tôi ngưỡng mộ cách các bậc cha mẹ ở Việt Nam chăm chút các đứa trẻ của mình. Họ nói chuyện và chơi với con của họ liên tục và chạy sau lũ trẻ để đảm bảo rằng chúng không bị ngã. Ở Mỹ, hầu hết các bậc cha mẹ dường như không mấy vồ vập khi thấy đứa trẻ của mình sau một ngày dài làm việc.
Phương pháp dạy con của người Việt quá bao bọc con cái, hay sống và làm thay mọi việc cho con. Điều đó đánh mất cơ hội tự trưởng thành của trẻ.
8. Tôi ngưỡng mộ cách người dân hành xử trong các vụ va chạm giao thông. Họ có thể bị ngã, nhưng vẫn bỏ qua cho nhau và ngồi lên xe đi tiếp, không gọi cảnh sát và nhờ luật sư kiện tụng như ở Mỹ.
Người Việt cần học cách phản kháng, thay vì cam chịu. Học cách tôn trọng pháp luật và đề nghị người khác tôn trọng pháp luật thay vì « độ lượng bỏ qua ».

9. Tôi ngưỡng mộ cách người Việt Nam có thể có vẻ ngủ bất cứ nơi nào. Đàn ông thường xuyên ngủ trên xe máy hoặc trên mặt đất, trẻ nhỏ thì ngủ khi ngồi giữa bố mẹ trên xe máy, và tất cả mọi người đều có thể ngủ trên chiếc xe buýt xóc như rang ngô trên chuyến đi Gia Lai, ngoại trừ tôi.
10. Tôi đặc biệt ngưỡng mộ những người phụ nữViệt Nam. Họ có thể làm những công việc khó khăn và kéo dài, nhưng vẫn mong muốn được tự tay chăm sóc những đứa trẻ và chuẩn bị các bữa ăn gia đình.
Người phụ nữ đã tự nguyện « hi sinh » quá nhiều, và thực sự họ đã tự tước đi cơ hội hạnh phúc của chính họ. Sự « hi sinh » quá mức chẳng bao giờ đồng nghĩa với hạnh phúc. Đã đến lúc người phụ nữ Việt cần sống vì chính mình nhiều hơn, làm cho mình hạnh phúc hơn. Khi bản thân họ hạnh phúc, họ mới có khả năng mang hạnh phúc thực sự đển cho chồng, con và gia đình. 
 
11. Tôi ngưỡng mộ cách mọi người có thể “ngồi xổm kiểu châu Á” trong nhiều giờ. Tôi đã thử ngồi như vậy một vài phút, và nó đã làm lưng tôi tê liệt.
Cái này thì đúng thật

12. Tôi ngưỡng mộ người Việt Nam vì họ có thể ngủ bất kể xung quanh ồn như thế nào. Đó có thể là tiếng ồn của xe cộ, các công trình xây dựng hang tiếng nhạc từ phòng karaoke nào đó.
Ô nhiễm lớn nhất ở Việt Nam không phải là ô nhiễm nước, đất, thực phẩm….mà là ô nhiễm tiếng ồn. Thật kì là ở đây, tại Grenoble này, ngay giữa chốn công cộng như trường, bệnh viện, trên xe bus, tàu điện ngầm…luôn yên lặng và trật tự. Mình đã từng tham gia lễ hội Ánh sáng tại Lyon, lúc đó rất đông người đổ về thành phố Lyon để xem lễ hội đó, thế nhưng cả thành phố không vì thế mà trở nên ồn ào, hỗn độn. Thành phố sắp xếp các luồng đường di chuyển cho người dân, và mọi người cứ bình tĩnh, yên lặng, nhẹ nhàng di chuyển, nhìn ngắm, chuyện trò…Khi mà tiếng ồn bủa vây mọi lúc, mọi nơi làm sao tâm con người có thể tĩnh lặng để nghĩ suy ? để tâm bình an hơn được ? 
13. Tôi thậm chí còn ngưỡng mộ những con chóViệt Nam. Chúng chắc chắn là một trong những động vật thông minh và bền bỉ nhất trên thế giới. Những chú chó ở Việt Nam tránh ô tô và xe máy rất giỏi, đồng thời cũng phải đủ khôn ngoan để không bị biến thành bữa ăn của ai đó.
Chỉ vì chó là loài động vật thân thiện và gần gũi với con người nhất nên người Tây khó hiểu và khó chấp nhận thói quen ăn uống này của mình. Mình thì tự hỏi, ngay loài động vật là bạn gần gũi nhất với người Việt, họ còn giết hại thì họ có thể chung sống với loài động vật nào ? 
14. Tôi ngưỡng mộ đức tin đặc biệt của của những người tham gia giao thông. Nó giống như việc các tín đồ Do Thái băng qua Hồng Hải nhờ vào phép màu của nhà tiên tri Moses.
Ở nhiều thành phố phương Tây họ đang cổ vũ và quay lại dùng nhiều xe đạp để di chuyển. 
15. Tôi ngưỡng mộ việc những đứa trẻ và người già đi bán vé số thay vì chỉ đi ăn xin. Tôi luôn luôn cố gắng giúp đỡ họ bất cứ khi nào có thể.
 Chỉ hi vọng cách em chỉ làm nghề này là nghề phụ và học một cái nghề khác "thanh cao" hơn. Mọi cái "cá độ" thái quá đều không tốt. Cả cuộc đời này mà một trò chơi lớn, một canh bạc lớn, vì vậy đừng vì các cuộc cá độ tức thời mà để "thua cuộc" chính cuộc đời của mình. 

18. Trên hết, tôi ngưỡng mộ tình yêu và sự kính trọng mà người Việt Nam dành cho người thân, tổ tiên và bạn bè. Hầu hết các gia đình sẽ cầu nguyện, thắp hương và dâng cúng không chỉ cho ông bà cha mẹ đã mất của mình mà cả các thế hệ trước đó và thậm chí là cả các mối quan hệ xa xôi. Tôi đã thấy người thân đi xa hàng trăm dặm chỉ để tỏ lòng tôn kính với ông bác quá cố của tôi trong dịp Tết. Con cái có thể thay mặt cha mẹ đến và tỏ lòng tôn kính với những người mà họ chưa bao giờ gặp trong đời. Đây chỉ là danh sách của tôi bây giờ. Tôi chắc chắn rằng còn rất nhiều điều khác để những người ở nước khác ngưỡng mộ về người Việt Nam.
Cái này thì mình trình bày quan điểm cá nhân của mình trong bài viết khác (http://langnhincuocsongmuguet.blogspot.fr/2014/06/thoat-trung-hay-thoat-ta.html). Người Việt quá lo lắng cho người chết mà lại quên đi việc tập trung giải quyết các vấn đề thiết thực trong cuộc sống hàng ngày của họ. Nếu họ hiểu rằng, ở bên kia địa cầu, người ta sống đầy đủ về vật chất, tự do và phong phú về tinh thần biết bao nhiều, và họ hoàn toàn có thể rũ bỏ các tập quán lạc hậu để tận hưởng cuộc sống hiện tại này thì họ có thay đổi ? Chẳng ai biết có kiếp sau, có thiên đàng hay không ? nhưng chúng ta chắc chắn một điều là cuộc sống hiện tại là thật và cuộc sống này có vô số những điều mới mẻ, thú vị cần khám phá.



mardi 8 juillet 2014

Một phút khoe sách 3: Sex, Tiền và Bên thắng cuộc...


Dạo này cuối tuần, lại lười đọc sách tiếng anh và pháp, mà lại toàn đọc sách tiếng Việt. Nhưng tại vì mấy cuốn đó hay quá.

1. Sex và những thứ khác của Tâm Phan.
Quyển sách viết bởi cô gái trẻ, giỏi giang mang tư tưởng hiện đại về sex, tình bạn khác giới, an toàn tình dục….Nếu ai đi dọc còn đường Giải Phóng ở Hà Nội để nhìn hàng loạt các cơ sở HÚT PHÁ THAI không khai, đầy rẫy…mới hiểu được vì sao không bất ngờ khi Việt Nam có tỷ lệ phá thai cao nhất thế giới. Lý do tại đâu ? Vì lãng tránh ? Lãng tránh chưa bao giờ giải quyết được vấn đề. Và các bạn nữ luôn nghĩ điều đó chẳng bao giờ xảy ra với mình ? Và các bạn nam vô tư nghĩ mình vô tội, vô can ?

2. Dạy con làm giàu
Mình chưa từng coi trọng tiền bạc. Nhưng càng ngày mình càng coi trọng những con người biết làm giàu một cách chính đáng. Bởi suy cho cùng, một cuộc sống sung túc về vật chất sẽ hỗ trợ đắc lực cho một cuộc sống phong phú về tinh thần (đi xem hòa nhạc, triễn lãm tranh, đi du lịch bốn phương, tham gia các hoạt động thể thao, tham gia các khóa học phụ như nấu ăn, khiêu vũ….). Và ngược lại, để đạt được thành công về vật chất đó họ cũng đã phải rèn luyện về tinh thần, nghị lực rất nhiều. Ở ta luôn sợ con cái tiếp xúc với tiền bạc sẽ hư thân, nhưng sao phương Tây lại dạy con cái trân trọng tiền bạc từ khi nó còn nhỏ. Để rồi tụi nhóc lớn lên luôn biết tiết kiệm chi tiêu, tự làm thêm…để kiếm tiền du lịch và tận hưởng cuộc sống. Trong khi, ở ta, nhiều trẻ đến 24 tuổi còn ăn bám cha mẹ, nếu thất nghiệp còn ăn bám tiếp, thậm chí khi lấy chồng, lấy vợ rồi vẫn còn tiếp tục ăn bám….

3. Bên thắng cuộc của Huy Đức
Đây là cuốn sách kể về lịch sử Việt Nam từ năm 1975 đến nay hấp dẫn nhất mà mình từng đọc cho đến nay. Và nó cũng là quyển bán chạy nhất trong chuyên mục lịch sử Đông Nam Á trên Amazon tháng 12/2012. Những quyển sách về lịch sử trước đây mình đọc luôn là một cái nhìn một chiều. Và đây là một quyển với rất nhiều góc nhìn mới. Tất nhiên không thể khẳng định mọi chi tiết hay nhận định của quyển sách đều đúng (vì mình nghĩ chẳng có quyển sách nào làm được điều đó). Tuy nhiên, quyển sách làm mình hốt hoảng thực sự bởi càng đọc càng buộc mình đặt thêm nhiều câu hỏi cho bản thân :
+ những người lãnh đạo, quyết định cuộc sống của hạng chục triệu người, họ là ai ? năng lực của họ thế nào ? vì sao họ được chọn ở vị trí đó ? (vì họ có công hay vì họ tài giỏi ?), họ bao nhiêu tuổi ? trình độ ngoại ngữ ? (trong khi các nước phát triển thường đội ngũ lãnh đạo thường rất trẻ, giỏi giang, thông thạo ngoại ngữ…Thậm chí ở Pháp họ còn được đào tạo ở một Đại học đặc biệt để sau này đi làm chính trị). Nhưng may thay, thế hệ đó đang hết dần, và đang chuyển giao sang một thế hệ trẻ hơn, giỏi giang hơn (hi vọng là thế).
+ Trong đội ngũ lãnh đạo đã từng có những người có tư tưởng tiến bộ như Fukuzuma, nhưng họ quá đơn lẻ. Nếu họ mà được hỗ trợ nhiều hơn, đồng tình nhiều hơn thì lịch sử có thay đổi ? Và hiện tại, trong hàng ngũ lãnh đạo có mấy ai có tư tưởng tiến bộ như Fukuzuma đó ? Dân chúng có tìm hiểu để biết đó là ai, để ủng hộ kịp thời ? Hay dân chúng cũng chỉ thờ ơ, bỏ mặc, hoặc cứ chửi bới, lên án toàn bộ ? Giờ thì mình hiểu tại sao báo Tuần Việt Nam chỉ đăng mỗi bức ảnh của "Võ Văn Kiệt" với dòng chữ ngắn gọn "Một tư tưởng lớn".
+ Trung Quốc đã thực hiện chính sách ngu dân ví dụ như họ dạy dân Trung Quốc là Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc, điều đó in trong Sách giáo khoa của họ. Vậy, nếu người dân Trung Quốc biết sự thật thì họ sẽ thay đổi hành động ? Đó là một minh chứng cụ thể cho sự thật, hiện tại mình còn quá ít thông tin để đưa ra bất cứ quyết định sáng suốt nào cho bản thân, gia đình và dân tộc.
 

Nếu bạn được một lần đặt chân đến các nước phát triển, bạn sẽ hiểu thế nào là văn minh thực sự, và văn minh chỉ giành cho dân tộc nào mà mỗi người dân dám đâu tranh hàng ngày để đạt được điều đó.

Link: Bên thắng cuộc http://daohieuvn.wordpress.com/van-hoc-vn-05/

vendredi 4 juillet 2014

Yêu các anh cảnh sát giao thông



Nhân đọc bài báo về các anh cảnh sát giao thông đưa thí sinh đi thi (http://baoduhoc.vn/bai-viet/11987/cac-nu-sinh-viet-thu-cam-on-csgt-dua-di-thi.bdh) mình viết cái note này. Hồi mình về Việt Nam chơi một tháng. Vì để quên bằng lái xe ở Pháp, trên đường lái xe máy về nhà nội, lại bị mấy anh công an cùng cảnh sát giao thông « túm ». Lúc đầu run kinh khủng. Nhưng sau không biết sao mình bình tĩnh lại. Mình nghĩ mình sai rồi, chừ để xem họ xử lý sao. Mình cùng với một người thân nữa ngồi chờ trong khi các anh ấy làm thủ tục với những người bị bắt khác.

Có hai mẹ con nọ đang van xin các anh bỏ qua, vẻ mặt nhún nhường, khớp nớp, lo sợ…Em gái luôn thanh minh là các anh tha cho hai mẹ con, vì sợ trễ tàu vào Huế. Mình giả vờ làm nhân vật tư vấn khách quan với cô bé. Khuyên cô gái có thể đón đi nhờ xe khác để lên bến tàu cho kịp, để bà mẹ ở lại làm thủ tục. Mình cố ý nói to to xí cho các anh nghe….Nhưng chiến thuật đó có tác dụng, các anh không biết suy nghĩ thế nào, sau vài phút cho cả hai mẹ con đi.

Còn mình, mình biết mình sai nên các anh nói gì mình cũng dạ. Các anh bảo đúng luật là phạt mấy trăm nghìn đó, rồi giam xe nhiều ngày lắm (cụ thể mấy ngày mình cũng không nhớ). Lúc đó cũng không biết sao mình đã nghĩ thử một lần bị phạt như luật định, mình nhớ mình vẫn cười nói, và tỏ thái độ rất lịch sự và bình đẳng. Lúc đó mình chỉ nghĩ, mình phạm một lỗi nhỏ này, nhưng lỗi đó không thể đẩy mình xuống làm kẻ tội lỗi phải van xin này nọ được. Đặc biệt khi các anh cũng còn trẻ, đẹp trai thế, nhục lắm. Anh ấy có nghề của mình. Mình cũng có nghề của mình. Bình đẳng nhé. Rồi chắc các anh cũng lạ lạ vì hiếm gặp cô bé tỉnh như mình nên các anh lại trò chuyện cởi mở hơn, chủ động hỏi mình làm gì, ở đâu…Mình kể qua một chút bản thân. Và kể lí do, lí trấu (sự thật nhé) vì sao mình quên bằng. Rồi tự nhiên chính các anh lại tự giảm án cho mình. Chỉ phạt với lỗi khác là không có bảo hiểm xe nên chỉ phạt 100 nghìn, nhưng không phải bị giam xe. Mình đi cùng một người nữa, nhưng trái với mình, người đó rất ác cảm với cảnh sát giao thông nên ăn nói hơi mất lịch sự với họ, và tỏ thái độ ghét họ ra mặt. Và họ cũng cảm nhận được điều đó. Mình đã phải « giả vờ » lớn tiếng nạt người đó trước mặt họ.

Mình chỉ nghĩ, nghề nào cũng có người xấu, người tốt. Và một người có thể tốt lúc này nhưng lại xấu lúc khác. Đằng sau mỗi con người là cả một trời tâm tư tình cảm. Xin đừng áp đặt cái xấu phổ biến lên những con người cụ thể.

Nếu bạn đối xử với họ tôn trọng như họ đáng phải trở thành, tin tưởng họ tốt đẹp như họ vốn nên trở thành như thế. Tự nhiên sự tự tôn, tự trong, ham muốn vươn đến sự tốt đẹp trong họ được đánh thức, và những điều may mắn, tuyệt vời, bất ngờ sẽ xãy ra.


Ăn Uống Hút Ở Đi Khám Sex

Những cái nhất không đáng tự hào của Người Việt Nam và Giải pháp!

Vừa độc bài báo "Những cái nhất không đáng tự hào của Người Việt Nam"( http://baoduhoc.vn/bai-viet/11614/nhung-cai-nhat-khong-dang-tu-hao-cua-viet-nam.bdh). Đọc bài báo này cũng hay để biết mình cần tập trung viết về chủ đề gì. Thế giới nó tiến bộ. Mà Việt Nam đang ở đội sổ của thế giới. Thế có nghĩa cái gì nhất của mình cũng có thể là "bất thường", "ngu dốt", "hoang dã"... so với thế giới.Những vấn đề có rồi, tìm giải pháp thôi. 

Hãy sống hạnh phúc với hiểu biết.

1. Việt Nam tìm kiếm từ khóa "sex" nhiều nhất thế giới

2. Tỷ lệ nạo phá thai lớn nhất thế giới
Sex là nhu cầu thiết yếu của con người. Là một phần rất quan trọng làm nên hạnh phúc « mê ly » của cuộc sống. Nếu bạn không trị được nó, nó sẽ trị lại bạn. Còn chần chừ gì nữa mà không trạng bị kiến thức cho mình về sex. Hãy tìm hiểu về nó thay vì mê muội vì nó. Sex là nhu cầu sinh lý cần thiết, và hãy biết thõa mãn nó đúng cách, đừng bằng ảo giác.
Sách hay về sex : "Sex và những thứ khác" của Tâm Phan, "50 sắc thái"
Note của mình về chủ đề này: http://langnhincuocsongmuguet.blogspot.fr/2014/04/sex-lo-hang-thu-dam.html
Video trên Youtube truyền kiến thức về sex, love, có rất nhiều video giáo dục, dạy kĩ năng hay, hay những video đẹp tăng thêm cảm xúc....: https://www.youtube.com/watch?v=XiHz9iK_HZg
https://www.youtube.com/watch?v=mpGyu2ZuUh0
 Tuy nhiên, lời khuyên của mình là hãy đọc quyển của Tâm Phan trước khi dấn thân vào nó. Hãy có bản lĩnh, tôn trọng bản thân, và sex không thể đạt được đỉnh nếu không có một tình yêu sâu đậm. Tình yêu và tình dục phải giao thoa, hòa hợp với nhau.
  
 3. Ăn 5 triệu con chó/năm
Cái này mình không dám bàn. Nhưng bản thân mình không được phép (bố mẹ bảo thế). Mà mình thấy tụi Tây quý chó quá, mà mình lại không muốn tụi Tây nhìn mình như người tiền sử.

4. Uống 3 tỷ lít bia/năm 
Note này mình đã trình bày quan điểm của mình về chủ đề này ở note http://langnhincuocsongmuguet.blogspot.fr/2014/04/nhau-voi-vo.html

5. Giá thuốc lá rẻ nhất thế giới
Thuốc lá có nguy cơ gây ung thư phổi cao, tốn tiền…đặc biệt gây hôi miệng. Mà hôi miệng thì làm sao hôn nhau nồng nàn được (lí do quan trọng nhất với mình đấy) Mình nghĩ nếu mình hôn ai hay hút thuốc lá chắc cảm giác sẽ giống hôn hoàng tử ếch cũng nên, nhớt nhớt, hôi hôi J. Nói không với thuốc lá để có nụ hôn trong mơ

6. Ăn 5 tỷ gói mì/năm
 Chỉ cần gõ Google về "tác hại của ăn mì tôm/mì gói" sẽ biết có nên ăn hay không. Link ví dụ:

 Mình lười nấu ăn, nên cũng rất mê mì tôm vì nó tiện. Nhưng chắc phải lăn vào bếp rồi. Mà lăn vào bếp biết đâu, mập ra, xinh ra, rồi lại được yêu nhiều hơn.

7. Thịt lợn, thịt bò đắt nhất , giá sữa cao nhất, giá đất đắt nhất, giá xe cao nhất : Cái này mình không có ý kiến. Vì mù tịt kiến thức về thị trường.

8. Phí bệnh viện cao nhất : cái này vì đụng đến chuyên môn xí nên sẽ viết "note" khác sau khi đã có chút kiến thức.