Buổi sáng mình đã cảm động đến gần rướm nước mắt khi chứng
kiến cảnh đội ngủ y tế ở Grenoble, Pháp chăm sóc bệnh nhân. Mình bắt đầu đi thực tập tại
bệnh viện Grenoble từ thứ 2 trong khoa Huyết học – Ung thư. Là nơi có khá nhiều
bệnh nặng, đặc biệt là bệnh ung thư máu. Mình cứ tưởng ở nơi đây chắc sẽ tang
thương lắm chứ vì toàn là những bệnh nhân chờ chết mà. Nhưng không. Điều mình
thấy mà hoàn toàn trái ngược.
Về điều trị: Bệnh nhân bị ung thư được điều trị hoàn toàn miễn
phí. Bên cạnh các thuốc tốt và đắt tiền, bệnh nhân
còn có cơ hội ghép tủy cao vì Pháp có nhiều hội tình nguyện kêu gọi hiến tủy tự nguyện. Bệnh
nhân ngoài điều trị bằng thuốc, còn có các bác sĩ chuyên về vận động, về tâm
lý-tâm thần đến cùng hỗ trợ điều trị toàn diện cho bệnh nhân. Trong phòng thường chỉ có 1-2 bệnh nhân
mà thôi, có cả máy tập vận động cho bệnh nhân trong phòng.
Về thăm khám, chăm sóc bởi đội ngũ y tế thì quá tuyệt vời :
buổi sáng là bác sĩ cùng Dược sĩ, sinh viên y dược đi thăm khám bệnh nhân. Trước
khi vào khám từng bệnh nhân, bác sĩ chính đặt câu hỏi, thỏa luận rất nhiều với SV để đảm bảo
SV nắm chắc về chẩn đoán, điều trị. Thời gian này thường 20-30 phút trong khi
thời gian hỏi han bệnh nhân chỉ khoảng 5-10 phút. Nhìn cái cách bác sĩ thăm
khám bệnh nhân thì khỏi phải chê. Nhã nhặn, tận tâm và tất cả các điều trị đều được
bác sĩ cố gắng giải thích lợi hại, quy trình cho bệnh nhân để bệnh nhân hiểu về
bệnh, các lựa chọn điều trị và cùng quyết định với bác sĩ.
Về áp dụng công nghệ thông tin trong bệnh viên : các hồ
sơ bệnh nhân ngoài bản giấy, đều được lưu bằng hồ sơ điện tử trong máy tính, nhờ thế
mà bác sĩ chỉ cần đẩy cái máy tính laptop trên một cái xe đẩy để đi thăm khám bệnh
nhân. Cũng nhờ hồ sơ điện tử thế mà tất cả các cán bộ y tế khác như y tá, dược
sĩ đều có thể truy cập thông tin từ xa.
Về vệ sinh, tiệt khuẩn, chống nhiễm khuẩn chéo trong bệnh viện :
động tác rửa tay bằng cồn tiệt khuẩn có lẽ là cái động tác làm thường xuyên nhất.
Chỉ từ 9h đến 12h mà có lẽ mình phải rửa tay không dưới 30 lần. Cứ trước khi
vào và sau khi rời phòng bệnh nhân là rửa tay, hoặc bất cứ khi nào cảm thấy
chưa yên tâm. Có những phòng vô khuẩn giành cho bệnh nhân nặng, chỉ cho phép tối đa 3 người vào thăm khám 1 lần và phải mang áo quần, khẩu trang bảo hộ.
Các thiết kế khác của bệnh viện : tay vịn dọc
lối đi cho bệnh nhân, công viên trong khuôn viên bệnh viện, chế độ ăn của bệnh
nhân được bệnh viện phục vụ tại chỗ đến từng phòng cho bệnh nhân….Mình nhớ có lần ông giáo thăm bệnh viên Trường đại học Huế điều trị bệnh nhân đái tháo đường đã hỏi: thế bệnh viện không kiểm soát chế độ ăn cho bệnh nhân thì làm sao điều trị bệnh đường huyết!
Về bệnh nhân : thật kì lạ là khoa lâm sàng có gần 20 bệnh
nhân bị bệnh nặng thế mà thấy chỉ có 3 bệnh nhân có vẻ không hạnh phúc và tâm
trạng không được ổn. Còn lại các bệnh nhân khác rất vui vẽ. Vật không thể thiếu
bên giường bệnh nhân không phải là thuốc mà là những quyển sách dày cộm, trên
tường là dán những bức ảnh về người thân, gia đình. Dù bị ung thư máu và việc
nhập viện và thường xuyên, nhưng nhiều bệnh
nhân vẫn giữ nếp sống bình thường. Ở Pháp có dịch vụ "Bệnh viện 1 ngày", tức
giành cho bệnh nhân đến bệnh viện để nằm từ sáng đến chiều là xuất viện được.
Thường dịch vụ này thường dành cho bệnh nhân bị bệnh mãn tính và phải hay lui tới
bệnh viện để truyền dịch. Đối với bệnh nhân, dường như họ xem vài ngày ở bệnh viên như ở khách sạn
hay nhà nghỉ, vì họ được truyền thuốc, được chăm sóc tận tình, được tư vấn, và
sau đó họ lại rời bệnh viện để trở về với cuộc sống để được làm việc, để được đi
bơi, vận động, đi du lịch…Dù cái án bệnh ung thư máu với tiên lượng sống trên 5
năm không cao, nhưng thấy họ vẫn yêu đời chán. Bác sĩ còn kể cho tụi mình nghe
một đồng nghiệp là bác sĩ cũng bị bệnh ung thư máu, nhưng chỉ ở lại bệnh viện
vài giờ để truyền hóa chất, còn buổi chiều vẫn trở lại phòng khám của mình để
khám bệnh cho bệnh nhân. Cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi bạn làm những điều ý
nghĩa cho chính cuộc sống của mình và cho người khác chừng nào bạn còn hít thở.
Có lẽ họ biết vậy nên họ vẫn ham sống và ham làm việc, vận động.
Buổi chiều, mình lại một lần nữa rướm nước mắt khi lần đầu
tiên xem video về vụ Thiên An Môn tại Trung Quốc (http://hieuminh.org/2014/06/04/25-nam-thien-an-mon-trung-quoc-co-manh/). Những con người hoàn toàn
khỏe mạnh lại tự tìm đến cái chết. Tôi không biết ai đúng, ai sai trong cái
video đó, tôi chỉ biết rằng mọi cái chết cá nhân đều vô nghĩa giống nhau. Bạn
không thể hi sinh mạng sống của mình vì một điều gì đó. Bạn có thể thay đổi tư
duy, thay đổi hành động nhưng chỉ có bạn là đấng cứu rỗi, cứu thế của chính bạn.
Tôi không nghĩ cái sứ mạng cao quý của đời người là giải phóng loài người mà là
TỰ GIẢI PHÓNG CHÍNH MÌNH bởi tất cả mọi định kiến mà thôi. Cuộc sống này quá đẹp,
có quá nhiều điều nhỏ bé có thể làm cho người thân, gia đình và những người
không quen biết, những vật không quen biết, vũ trụ này còn quá nhiều điều bí ẩn
cần khám phá và một đời người 100 năm là quá ngắn ngủi để tìm lời giải đáp cho
ý nghĩa của cuộc sống này. Chính vì vậy, đừng bao giờ TỰ DẪN MÌNH ĐẾN CÁI CHẾT.
Những cái chết « oanh liệt » thường là hậu quả của một phút bồng bột,
máu nóng tức thời, thỏa mãn cái chí khí « nam nhi, bậc quân tử » tức
thời, nhưng làm người « chiến sĩ thầm lặng » và chiến đấu để nhân rộng
những điều tốt đẹp mỗi phút, mỗi giây, mỗi ngày, cái « chiến trường »
thầm lặng đó, không có bia đá ghi công, mà chỉ có cái tâm của từng người tự ghi
khắc. Đó mới là một cuốc chiến đích thực !
PS/ Mình đã rất muốn chụp ảnh rõ mặt các bác sĩ, sinh viên
Pháp sáng nay nhưng mình đành lén chụp bởi dân Pháp hay dân châu Âu rất « ghét »
chụp ảnh cá nhân như thế. Bởi họ đang làm việc mà. Họ không muốn ghi tên, ghi
dân.
QUYẾT SỐNG CHO TỔ QUỐC HÒA BÌNH - NHƯNG SỐNG THẾ NÀO ? MỖI NGƯỜI PHẢI TỰ TÌM CÂU TRẢ LỜI CHO MÌNH
Với cá nhân tôi, hiện tại chỉ biết tâm niệm:
- Cứ thấy người giỏi là học hỏi, thấy cái tốt thì khen, chia sẻ và áp dụng
- Cứ thấy người biết mà không dám nói thì tránh xa vì đó là hạng tiểu nhân nhất mà tôi biết
- Cứ thấy cái tiêu cực, không hay là tôi cố gắng tìm nguyên nhân tổng thể, hệ thống thay vì đổ lỗi cá nhân và cố gắng tìm giải pháp thay vì chỉ biết than phiền
Với cá nhân tôi, hiện tại chỉ biết tâm niệm:
- Cứ thấy người giỏi là học hỏi, thấy cái tốt thì khen, chia sẻ và áp dụng
- Cứ thấy người biết mà không dám nói thì tránh xa vì đó là hạng tiểu nhân nhất mà tôi biết
- Cứ thấy cái tiêu cực, không hay là tôi cố gắng tìm nguyên nhân tổng thể, hệ thống thay vì đổ lỗi cá nhân và cố gắng tìm giải pháp thay vì chỉ biết than phiền
Có bạn hỏi thế này: Vậy ra là lỗi của người tự tìm đến cái chết bởi họ muốn đấu tranh cho tự do và dân chủ sao ad...những người chỉ đạo việc xả súng vào dân thường không có lỗi gì à ?
RépondreSupprimerTheo quan điểm cá nhân với nhận thức hiện tai mình nghĩ thế này: mình thấy nếu một cuộc đấu tranh mà biết chắc người tốt sẽ chết và người xấu sẽ sống thì cuộc chiến đó dù mang danh nghĩa thế nào cũng là thất bại. Điều mình nói không phải người xấu không sai mà là người tốt để mình phải chết thì nghìn lần sai. Xưa nay cái tốt có vể như luôn yếu thế và thiệt thòi trước cái xấu, điều đó không nên và thưc tế không phải vậy. Chất lượng cuộc sống của người tốt hàng ngày đảm bảo cao hơn người xấu. Và người tốt có nhiệm vụ kéo dài cuộc sống đó và không được tự đặt dấu chấm hết. Đã là người tốt thì phải làm cho mình hạnh phúc hơn người xấu chứ. Nếu những người tốt đó không chết ngày hôm đó, mà kiên kì tuyên truyền, chiến đầu hàng ngày nhưng luôn phải biết tự bảo vệ mình. Để mỗi ngày người tốt đều được là chiến sĩ chiến đấu và cảm nhận hết ý nghĩa của cuộc sống. Người tốt phải chứng minh cho nguwoif xấu thấy là bản thân cuộc sống của người tốt hiện tại đã chiến thắng cái xấu rồi.