Còn nhớ hình ảnh ám ảnh nhất khi mình đọc 1/3 cuốn "Tuổi
thơ dữ dội" không phải là sự cảm phục hay cảm động tinh thần yêu nước của
các em nhỏ theo chủ ý tác giả mà là hình ảnh việc đập phá một chiếc đàn piano
thành củi của một số người "chân quê" vì không hề biết đó là một dụng
cụ âm nhạc, cho đến khi họ được nghe âm nhạc diệu kì phát lên từ cái "dụng cụ
nhiều răng" đó, họ mới ngỡ ngàng vì âm nhạc đưa họ đến một cảm xúc mà trước đây
họ chưa từng được bước vào đó. Họ đáng trách hay đáng thương ? Sự thiếu hiểu biết
luôn là nguyên nhân dẫn đến những hành động có ý thức một cách vô thức !
Đến Berlin lần này, ngay từ đầu mình đã nghĩ đó là duyên may
hay một phần định mệnh của mình. Đây là chuyến du lịch cuối cùng mình có thể
tham gia cùng Campus France, một tổ chức giúp các sinh viên quốc tế du học tại
Pháp tổ chức các chuyến du lịch để sinh viên khám phá văn hóa Pháp và một
số nước châu Âu. Và thật tình cờ, chuyến du lịch cuối cùng này lại đến Berlin.
Trên chuyến bay đi Mỹ, cũng tình cờ mình xem một bộ phim tên là "Goodbye
Lenin" và tự nhiên mình lại chờ đợi chuyến đi này rất nhiều.
Đến Berlin vào tầm hơn 10h tối, xe bus đưa đoàn sinh viên gồm
28 người với đủ quốc gia Maroc, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Lyban,
Syria, Việt Nam....cùng hai người hướng dẫn người Pháp Eva và Stephanie, cùng một người
hướng dẫn du lịch người Đông Đức vào trung tâm thành phố Berlin.
Bức tường
Berlin: người hướng dẫn đã nói đúng, ở Berlin, mỗi viên gạch, mẫu vụn đất đều
chứa trong mình những câu chuyện thú vị để kể lại cho người du lịch từ xa tới.
Năm nay kỉ niệm 25 năm ngày bức tường Berlin sụp đổ hoàn toàn nên nhiều khách
du lịch đến Berlin hơn, người ta có cảm tưởng cá thế giới đều có mặt tại Berlin
vào cái ngày kỉ niệm trong đại này. Bởi đây không chỉ là sự kiện có ý nghĩa với
Đức mà còn với châu Âu và lời nhắn cho những nước còn lại của thế giới. Chính
con người đã dựng lên những bức tường để ngăn cách nhau, để chia rẻ nhau và hoài
nghi nhau, thì cũng chỉ có con người cùng với sự đối thoại, yêu thường, mong muốn
kết nối, hàn gắn mới có thể hạ đổ được những bức tường hữu hình và vô hình ấy.
Viện bảo tàng Checkpoint Charlie: là một điểm thông thương giữa hai vùng Đông Đức và Tây Đức cách đây 25 năm. Bảo tàng nhỏ nhỏ thôi, nhưng những tư liệu, hình ảnh, câu hỏi tái hiện trong bảo tàng bảo đảm sẽ khiến bạn tự làm sụp đổ những bức tường định kiến của những người kiên định nhất. Ở đó có hình ảnh của những còn người trí tuệ lớn, nổi tiếng như Luther King, Mỹ người tranh đấu cho sự bình đẳng của người da đen, đại sư Phật giáo Dat Lai Lat Ma, đại sự Hindu giáo Ấn Độ Mahatma Gandi... Thế giới sẽ ra sao nếu không có những con người tiến bộ, can đảm và giám dấn thân vì lẽ phải như họ... Nhưng rồi mình cũng tự hỏi, đâu là giới hạn của việc dấn thân với danh nghĩa vì người khác, vì tiến bộ xã hội ? Cũng chả phải chính những cá nhân như Hitler cũng lấy đúng danh nghĩa vì sự hùng cường của người Đức mà đẩy nước Đức vào thời kì đen tối và đáng hổ thẹn nhất lịch sử Đức đó thôi. Bản thân Hitler cũng đâu sống và hành động vì cá nhân ông, nếu ông ấy vì cá nhân ông ấy thì ông ấy ăn khỏe, ngủ khỏe, đi xem phim, nghe ca nhạc, làm tình....cho sướng cuộc đời riêng tư của ông ấy, chứ dại gì mà đau đầu, bể não vì những mưu tính vì đại nghiệp, vì sự nghiệp chung...Mình còn nhớ có ai đó đã từng bình luận chen ngang vào facebook khi tụi mình đang bàn luận về việc cần một "ai đó", một "lãnh tụ" hay một ngọn cờ nào đó để thay đổi thực tại nhiễu nhương hiện tại, anh ấy bảo đại ý là, hãy cẩn thận, vì lịch sử cũng đã chứng minh, đôi khi chính những vị lãnh tụ đó lại dẫn hàng triệu sinh mạng vào cái chết. Thời đại ngày nay người ta càng không cần một cá nhân lãnh đạo nào đó nữa rồi, khi mà tinh thần dân chủ, tự do đang được ủng hộ và hậu thuẫn khắp nơi, thứ người ta cần đó là tinh thần tự chủ của từng người. Nếu mỗi người tự biết yêu thương mình, chăm sóc cho cuộc sống của mình, tận hưởng cuộc sống cá nhân của mình, và đừng làm phương hại đến cuộc sống của người khác, thế là đã đóng góp lớn cho hòa bình thế giới, ổn định xã hội lắm rồi. Xin đừng hô hào những lý tưởng tuyệt đẹp và đẩy chính mình và những người khác xa rời hạnh phúc của chính họ.
Mình đã đi nhiều nơi, những thành phố giàu có, phát triển. Cuộc sống của họ nếu so sánh với mình thì quá ư đầy đủ, sung túc, văn minh và có đủ điều kiện để họ có những trải nghiệm mới mẻ cho bản thân mỗi ngày. Nhưng rồi cuộc sống của họ vẫn bộn bề với những vấn đề của riêng họ, và tựu chung vấn đề ấy liên quan đến nhu cầu hạnh phúc, triết lý sống sâu xa. Và họ vẫn bình đẳng với mình để đi tìm câu trả lời cho câu hỏi đó dù cho tâm thế đứng của họ có cao hơn mình về cả vật chất và nhận thức. Cũng giống như hành trình đi thiền bộ ở Làng Mai tối nọ, mọi người được hướng dẫn đi thiền đêm, đi càng chậm càng tốt, đi và cảm nhận. Chuyến đi cứ đi thế không có nơi bắt đầu và không biết điểm đến là đâu, mọi người được hướng dẫn duy nhất là đi đi và cảm nhận mỗi bước chân, mỗi hơi thở, một phút giây. Lúc đầu mình không quen, cứ thấy người ta đi nhanh dần, nhanh dần, và mình thì đi chậm quá, và cứ thụt dần về phía sau, nhưng có tiếng nói nào đó sâu bên trong bảo mình cứ đi chậm như thế đi, và đừng để ý hơn thua với người ta...Và sau 1-2h gì đó, cuối cùng hành trình cũng kết thúc, cuồi hành trình cũng chẳng có gì đặc biệt cả, mọi người ai hoàn thành trước thì đi làm việc cá nhân của mình, còn ai chưa xong thì hoàn thành tiếp, cuối con đường đó không có ai đợi sẵn ở đó để ban thưởng hay xếp hạng cao thấp cho bạn cả. Và chính cảm nhận trên chính con đường bạn đang đí mới là món quà của hành trình của bạn. Mình cũng đã chia sẽ suy nghĩa và cảm nhận này với nhóm gia đình này, qua hành trình thiền hành đó, mình hiểu ra một điều, cuộc sống của con người cũng tương tự như hành trình đó, bạn không được ai báo trước ngày giờ bạn xuất hiện ở thế giới này, cho đến khi 5-6 tuổi bạn bắt đầu cảm nhận về cái "tôi", cái "ta", rồi sau quá trình học hỏi trải niệm bạn tự gán, gắn cho mình báo nhiều là tính từ và danh từ để định hình cái tôi, cái ta đó như mình là nữ, dược sĩ, giảng viên, sinh ở Quảng Trị, yêu thơ văn, ca nhạc.....và càng lớn, bạn càng sở hữu càng nhiều danh từ, tính từ và mặc định nó là của mình, bất di, bất dịch, mình tự xây dựng cho mình các bức tường bằng các tính từ, danh từ đó để phân biệt mình với mọi người....và rồi bạn nhận ra càng lớn bức tường đó càng được xây dựng kiên cố, tỉ mỉ làm sao..... Nhưng cuối cùng, nếu mục đích của cuộc sống này của bạn là đi tìm ý nghĩa hạnh phúc là gì và làm thế nào để đạt được nó thì liệu bạn có đủ can đảm tự mình phá vỡ các bức tường đó nếu điều đó là cần thiết để bạn hạnh phúc hơn ? Và rồi, ai cũng biết sẽ có một ngày, hành trình cuộc sống này của bạn sẽ kết thúc, và cũng chẳng ai báo trước cho bạn ngày đó là ngày nào, vậy có nghĩa điểm đích đó chẳng ai có thể nắm bắt được, vậy suy cho cùng chỉ có hành trình hiện tại của bạn là quan trọng nhất. Sẽ có vô số ảo ảnh khiến bạn chạy theo hơn thua với người ta, nhưng cảm xúc chạy đua hơn thua với người ta không làm cho bạn thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn, mà là tinh thần hướng nội để cảm nhận sự phát triển cá nhân, sự thay đổi nội tâm, thay đổi góc nhìn nội tâm, từ đó thay đổi hành động theo chiều hướng tích cực lên mới là có ý nghĩa nhất với bạn. Bạn không cần thay đổi cả thế giới, bạn chỉ cần thay đổi chính bạn và làm cho chính bạn an toàn, hạnh phúc thì bản thân bạn đã vĩ đại lắm rồi.
Viện bảo tàng kĩ thuật Đức: đó là một viện bảo tàng lớn tại Berlin. Vào đó bạn sẽ hiều vì sao nước Đức lại phát triển đến thế. Chính tài năng, kiến thức, giáo dục đã giúp con người có thể chinh phục được gió, mây, mưa để làm được khối thứ xưa tưởng như không tưởng như xe máy, điện thoại, máy bay....Nhưng cũng chính trong không gian tri thức, kĩ thuật đó lại thấy con người sau khi chế tạo được máy bay để thỏa niềm mơ ước được bay như chim, một số người đã dùng máy bay làm vũ khí đắc lực phục vụ chiến tranh. Kiến thức, khoa học, giáo dục rồi sẽ dẫn con người đi đâu, chinh phục những cái gì nếu như nó không đi cùng với lòng nhân ái, tình yêu thương ? Kiến thức là vũ khí lợi hại nhất để phát triển nhưng chỉ có tình yêu là vũ khí lợi hại nhất để hạnh phúc, không phải vậy sao ? Nhưng ngược lại, nếu yêu thương mà hành động mù quáng không có tri thức thì cũng tồi tệ không kém, như thiền sư Thích Nhất Hạnh thường nói "Người ta thường lấy danh nghĩa tình yêu để làm khổ nhau". Quả đúng vậy, có chuyện tình lâm ly bi đát nào mà hai người không yêu nhau mãnh liệt, vậy sao họ lại làm khổ chính nhau ? Rồi, người dân của một đất nước có phải họ không yêu nước, họ cũng yêu nước lắm chứ nhưng sao vẫn cứ làm khổ nhau ? Vì họ chỉ biết yêu thương một cách bản năng thôi, mà lại chưa dám chịu khó nâng tầm tri thức, hiểu biết của mình.
Trong một xã hội mà tinh thần đám đông còn mạnh, thì có lẽ, mỗi người hãy sống tốt vì chính mình và không làm tổn hại đến người khác thế đã đáng được vinh danh lắm rồi.
Cảm ơn chị, một bài viết thú vị.
RépondreSupprimerp/s: Chị là một con người thú vị nữa. :3
Tình yêu và kiến thức
Rồi... Đạo đức và tri thức
RépondreSupprimer