samedi 31 mai 2014

Bài học nào từ Nhật Bản cho Việt Nam ? Ghi chép từ Quyển sách Nhật Bản cận đại



Mình đang muốn giải mã cho câu hỏi vì sao Nhật Bản và Việt Nam từng cùng ở vạch xuất phát giống nhau mà bây giờ Nhật Bản đang ở top đầu của thế giới còn Việt Nam đang ở nguy cơ bị gạch tên.

Đọc quyển sách Nhật Bản cận đại góp phần tìm câu trả lời ấy. Quyển sách đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi sau : Đâu là những nét căn bản trong lịch sử Nhật Bản ? Những di sản văn hóa, chính trị, kinh tế của Nhật Bản trước Minh Trị Duy Tân 1868, và những cải cách nào đã tạo nền móng đưa nước Nhật tiến lên hàng cường quốc trong khoẳng 50 năm sau đó ? Tại sai trong các nước Đông Á chỉ có nước Nhật sớm trở thành cường quốc ? Xã hội Nhật Bản đã biến dạng như thế nào trong hơn một trăm năm qua ? Nguyên nhân nào đã đưa Nhật Bản đến con đường xâm lược Đại Đông Á tuyệt vọng để rồi bị phá sản hoàn toàn năm 1945 ? Làm sao giải thích sự phục hồi và phát triển kinh dị của kinh tế Nhật sau thế chiến thứ hai ? Những vấn đề nào cấp bách nhất đối với cường quốc kinh tế Nhật Bản ngày nay.

Mình xin tóm tắt một số điểm thú vị của quyển sách theo ghi nhận cá nhân :
-        
         _ Nhật Bản lúc đầu bị ảnh hưởng của Khổng giáo, Nho giáo của Trung Quốc như Việt Nam nhưng có một số khác biệt : (1) Nhật Bản coi trọng giới vũ sĩ (tức các võ sĩ, quan võ) thay vì Việt Nam coi trọng quan văn, (2) giai đoạn tiếp xúc với văn hóa Phương Tây, người Nhật đã tích cực loại bỏ rất nhiều tư tưởng ấu trĩ, lạc hậu của đạo Khổng, Nho và du nhập các tư tưởng tiến bộ của Phương Tây trong khi ở Việt Nam, những tư tưởng này vẫn còn bén rễ rất sâu cho đến bây giờ, và hiện tại vẫn không có dấu hiệu có một cuộc « tẩy não » nào quy mô quốc gia, chính vì vậy, không khó để nhận thấy tính cách của người Việt đến 70-80% là giống với Trung Quốc. Vì Trung Quốc là cái nôi sản sinh ra các triết lí này, nên cái tự phụ của Trung Quốc rất lớn, nên so với Trung Quốc, Việt Nam vẫn dễ « tẩy não » hơn so với Trung Quốc, đó là hi vọng sống còn của Việt Nam. Chỉ còn là câu hỏi, ai sẽ tự nguyện xin tẩy não và tẩy những cái gì, khi nào ?

-        _  Dân Nhật Bản có tính hiếu kỳ và nhạy cảm với văn hóa nước ngoài. Họ rất cởi mở tiếp thu cái mới. Ít có dân tộc nào là thích đọc sách như Nhật Bản. So với Nhật Bản, Việt Nam cũng là một dân tộc rất hiếu kì, nhưng chỉ có khác là, hình như dân mình cũng có học hỏi nhưng thường học hỏi không đến nơi đến chốn mà thôi J

-       _   Nhật Bản rất coi trọng văn hóa dân tộc. Chính hai trào lưu chủ đạo là cởi mở học hỏi văn hóa, tri thức nhân loại, và giữ gìn văn hóa dân tộc lại giúp Nhật Bản vẫn rất manh, nhưng vẫn rất Nhật Bản.
_
-       _    Phong cách làm việc vì tập thể, có mục đích vì quốc gia, đại cục : minh chứng cụ thể như các triều đại phong kiến Việt Nam sau mỗi cuộc lật đổ chế độ cũ, thì thường « phá », giết hại những người thuộc chế độ cũ, rồi mới bắt tay xây dựng chế độ mới, nhưng Nhật Bản thì thường trọng dụng, thu phục những người thuộc chế độ cũ để xây dựng chế độ mới. Ví dụ thứ hai là các tướng lĩnh hay những nhà lãnh đạo có thể thay đổi ý kiến rất nhanh vì đại cục chứ không vì sĩ diện hảo của bản thân, như có thể trước đó họ phản đối việc hợp tác với Phương Tây, nhưng sau nhận thấy hợp tác với Phương Tây là con đường duy nhất cứu đất nước, họ liền hợp tác ngay với « đảng đối thủ của Nhật Bản » để cùng làm. Cái này thì Việt Nam còn thua xa, ngay hiện tại, nguy cơ mất nước đến chân mà các đảng còn « bảo thủ vì đảng riêng » mà không dám bắt tay nhau vì lợi ích chung của dân tộc. Liệu các ông có đọc và hiểu về lịch sử Nhật bản và rút ra bài học cho mình ?
-       
        _   Người làm việc là một nghệ sĩ :  dù làm việc gì họ rất tận tâm, người ngoài nhìn vào như có vẻ họ khổ tâm, lao lực quá, nhưng đối với họ làm việc không chỉ là trách nhiệm mà còn là niềm vui. Cái này mình hoàn toàn hiểu được vì bản thân mình cũng chưa bao giờ thấy làm việc là vất vả cả, chỉ thấy làm điều mình thích thì còn hạnh phúc nào bằng.

     Mọi người có thể mua sách bản đọc online giá rẻ chỉ vài chục ngàn, thanh toán bằng thẻ ngân hàng qua trang sau http://m.alezaa.com/

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire