Pháp thông qua "Luật về người tàn tật" năm 2005 (1). Với 3 mục tiêu chính: khả năng tiếp cận 100% các tòa nhà công cộng và phương tiện công cộng (như thang máy, xây dựng bậc thang nghiêng không có bậc cấp...); tăng khả năng có việc làm; và tăng khả năng đi học cho người tàn tật.
Sau 10 năm, kết quả chỉ có 40% tòa nhà cộng cộng có thể tiếp cận được bởi người tàn tật. Và chính phủ phải gia hạn thêm 3-10 năm để đạt được đích 100%. Điều này khiến cho các hội bảo vệ người tàn tật giận giữ.
Tỷ lệ thất nghiệp của người tàn tật là 22% , cao gấp đôi so với người lành lặn. Do đó, luật 2005 quy định "Tất cả các doanh nghiệp công/tư có hơn 20 nhân viên bắt buộc phải thuê ít nhất 6% là người tàn tật". Tuy nhiên, trong thực tế tỷ lệ này chỉ đạt khoảng 5% ở cơ sở công và 3% ở cơ sở tư.
Về việc đi học, trong vòng năm năm từ 2005 đến 2010, tỷ lệ trẻ tàn tật đi học đã tăng 33%. Năm 2011, có hơn 210.000 trẻ tàn tật được đi học ở trường giành cho trẻ lành lặn.
Nhân kỉ niệm 10 năm thông qua Luật cho người tàn tật, Pháp đang tổ chức rất nhiều hoạt động hội thảo, văn hóa, nghệ thuật...để tổng kết kinh nghiệm cũng như đề ra các giải pháp mới để cải thiện cuộc sống cho người tàn tật. 9/7/2015, Trường đại học UJF, Grenoble sẽ tổ chức một buổi thảo luận, hội thảo quanh chủ đề "Người tàn tật ở nơi công sở". (2)
Tài liệu tham khảo:
1. http://www.20minutes.fr/societe/1537391-20150211-loi-handicap-bilan-amer-dix-ans-apres-vote
2. https://www.ujf-grenoble.fr/actualites/2015-06-17/handicap-au-travail-sommes-tous-concernes
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire