dimanche 8 février 2015

Tâm lý học xã hội


Hôm trước xem một video về "Bên trong trí não của Hitler" (https://www.youtube.com/watch?v=xypIFPNim74) thật là thú vị! Video giải thích về những ảnh hưởng của lý thuyết tâm lý lên hành động của Hitler. Hồi về Làng Mai của Thầy Thích Nhật Hạnh, nhìn chồng sách ở đó, có rất nhiều sách về Tâm lý bằng tiếng Pháp, thử đọc nhưng sách đó không dễ đọc chút nào vì nó nói nhiều về "ý thức", "lý tính", "cảm xúc"...này nọ. Những sau đọc thêm sách của Thầy, rồi thấy cái cách Làng Mai thu phục nhân tâm của bọn Tây, đã thấy ở Thầy có một điều gì đó rất khác với những nhà Phật Giáo phương Đông khác. Vì sao Phật Giáo rất ít biết đến tại các nước Phương Tây trong khi triết lý của nó thì không tồi xí nào ? Đó là do những người lãnh tụ tinh thần của Phật Giáo không hiểu biết tâm lý của người phương Tây để thay đổi cách thực hành Phật Giáo sao cho nhẹ nhàng và tự do, phù hợp với người phương Tây hơn. Mình nghĩ thành công của Làng Mai, vai trò không nhỏ là tủ sách về "tâm lý học" mà Thầy đã ứng dụng.

Hình như chuyện con ruồi gì đó đang nổi sóng thì phải, mình chưa đọc bất kì một status dài của bất cứ ai về nó. Vì mình chỉ nghĩ thời gian của mình không có nhiều, và mình muốn đi tìm hiểu cái cơ chế, cái lý thuyết về phản ứng tâm lý xã hội trước. Kiểu như mình muốn có một kiến thức cơ bản và nâng kiến thức của mình lên trước khi phí phạm thời gian vào những hiện tượng như thế.

Trích dưới đây một số câu hay trong cuốn sách "Tâm lý học xã hội" của
"Lòng tự trọng nghèo nàn là một trong những nguồn chủ yếu gây ra các vấn đề về tâm lý."
"Những kẻ hay bắt nạt người khác, những người xinh đẹp, những người hay khoe khoang là những người có lòng tự trọng nghèo nàn."
"chúng ta cảm thấy lo lắng khi sự việc không tốt và vui vẻ khi sự việc được cải thiện nhưng chẳng cảm thấy thế nào khi sự việc tiến triển đúng hướng."
"đôi khi thực hiện thói quen và nghi thức một cách vô thức, không mang bất cứ sắc thái tình cảm nào"
"động cơ cao hơn là sự sáng tạo và lòng trắc ẩn"
"khoảng khắc đưa cái tôi của chúng ta ra ngoài và đồng nhất nó với cái gì đó lớn hơn bản thân chúng ta"
"chỉ những người phụng sự mới thực sự hạnh phúc"
"tự do chính là ở sự tự do được lựa chọn"
"hiệu ứng vòng hào quang"
"nhà tâm lý học thấy rằng các giáo viên thích và trông đợi nhiều ở những đứa trẻ xinh xắn hơn những đứa trẻ không xinh xắn."
"M-time và P-time
P-time là đặc trưng của nền văn hóa mang tính truyền thống hơn -- chẳng hạn như nền văn hóa Châu Mỹ La Tinh và Trung Đông. M-time đòi hỏi phải có các kế hoạch: Thời gian được coi như dảy băng hay con đường, và nó được chặt nhỏ thành từng khúc, mỗi một khúc được phân công cho một mục tiêu nhất định. Mỗi một đoạn đã được phân rõ thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc: mau lẹ; sự chậm chạm được coi là thói xấu nếu không muốn nói là tội lỗi.
M-time rất có hiệu quả, chúng ta sẽ không thể xây dựng một xã hội công nghệ cao mà không có nó. Nhưng nó cũng bị ghét bỏ. Nó biến chúng ta thành thứ gì đó giống với những cái máy"
"Cha đẻ của học thuyết về sự quy kết Harold Kelley"
"Thành kiến tự nhận; chúng ta còn có xu hướng coi nguyên nhân dẫn đến thành công của chúng ta là chính bản thân chúng ta, nhưng nguyên nhân của thất bại lại là do các sự kiện bên ngoài."
"học thuyết về sự cân bằng"
"học thuyết về sự bất hòa"
"chúng ta nói dối bản thân."
"Hãy nghĩ đến việc chúng ta khuyến khích bọn trẻ học để dành những ngôi sao vàng, những cái tem hình mặt cười, và điểm số như thế nào. Hãy nghĩ đến việc chúng ta khiến cho công việc trở nên đáng giá hơn bằng cách trả lương cao hơn như thế nào. Có thể phần thưởng bên ngoài mà chúng ta cung cấp cho cái gì đó càng lớn thì phần thưởng bên trong tự nhiên lại càng yếu hơn."
"những người nghĩ rằng bản thân mình là tốt thậm chí còn có xu hướng "làm nhục" các nạn nhân của mình hơn những người khác."
Freud có nói rất nhiều về vấn đề này: Cái tôi nghèo nàn ("Tôi") được bao quanh bởi những đòi hỏi thường xuyên xung đột của ba thực thể có sức mạnh: thực tế, xung động bản năng (đại diện cho xu hướng sinh lý), và cái siêu ngã (đại diện cho những đòi hỏi cha mẹ -- có nghĩa là xã hội).
Berne giải thích chi tiết cái tôi bằng cách coi chúng có ba "trạng thái của cái tôi": Mặt mạnh của người lớn là lý trí; mặt mạnh của đứa trẻ là sự vui chơi, mà điều này có thể trở thành sự từ bỏ chủ nghĩa khoái lạc; và mặt mạnh của cha mẹ là đạo đức, điều này có thể trở thành việc lúc nào cũng tự cho mình là đúng.
"Khi một nhóm có quyền lực đối với nhóm khác, quyền lực đó có thể bị lạm dụng. Với kết luân bi quan này, mà xã hội Mỹ được hình thành. Tất cả các đoàn thể, ngay cả tôn giáo và chính phủ đều có thể phạm sai lầm, cho nên cần có một thể chế kiểm soát lẫn nhau."
"Nhưng ngày nay, do sự liên lạc và giáo dục, chúng ta thấy bản thân mình phải đối mặt ngày càng nhiều với vô số những chuẩn mực đa dạng -- cái mà Bronfenbrenner gọi là tính đa nguyên. Những cuộc cãi vã vặt vãnh không ngớt trong xã hội chúng ta là một triệu chứng."
"Trong những nền văn hóa đơn giản, các chuẩn mực được tất cả mọi người biết và tuân theo. Nhật Bản là nước có nền văn hóa đơn giản hay có phạm vi cao hơn văn hóa Mỹ. Nền văn hóa của Hoa Kỳ, là nền văn hóa có tính đa nguyên"
"một cá nhân có thể bị lẫn lộn với những vai trò của anh ta/cô ta. Trong ví dụ về người cảnh sát, điều gì sẽ xảy ra nếu anh ta bắt đầu cư xử nhân từ như một người cha đối với tất cả những kẻ phạm tội ở lứa tuổi vị thành niên mà anh ta bắt gặp khi đi tuần tra? Hay điều gì sẽ xảy ra nếu như ở nhà anh ta cư xử với vợ và con mình như một cảnh sát cứng rắn? Nhiều người gặp vấn đề trong việc này, họ không có khả năng vứt bỏ mọi công việc ở cơ quan, không đem chúng về nhà."
"quyền lực cũng có thể bắt nguồn từ sự hợp pháp. Họ được người khác thừa nhận là có uy quyền, và do đó có quyền lực,
"quyền lực có nguồn gốc từ sự kính trọng. Đây là "uy quyền" được trao cho bạn bởi người khác, người mà bạn có ảnh hưởng; họ tuân theo bạn không phải vì họ sợ hay hám danh lợi mà họ theo bạn bởi vì họ khâm phục bạn."
"cơ sở cuối cùng của lòng kính trọng là sự đáng tin cậy, có nghĩa là sự trung thực của một người, nghĩ đến lợi ích của người khác"
"địa vị thấp có nghĩa là tự do thấp"
"Văn hóa Á Châu, chúng ta có Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Trong bài tâm lý học này, để có được địa vị, chúng ta cần có sự kính trọng (respect), uy quyền (power), truyền thống (tradition), sự tinh thông (expertise) và sự đáng tin cậy (trustworthiness). Có bạn nào thấy được sự quan hệ giữa Nhân và respect, Nghĩa và power, Lễ và truyền thống, Trí và sự tinh thông, Tín và sự đáng tin cậy"
"Có một điều gì đó trong đám đông khiến người ta không còn ý thức hay thậm chí mất nhân cách: Bạn không còn ý thức về cá nhân và để quần chúng mang bạn đi."
"người Na-uy tuân thủ hơn người Pháp: Người Na-uy nhấn mạnh vào trách nhiệm xã hội truyền, Người Pháp có truyền thống xa xưa về chủ nghĩa cá nhân mang màu sắc đặc biệt."
"Sự phục tùng quyền lực và những hành động hung bạo thường đi cùng với nhau"
Theo nghiên cứu của Milgram: 65% người tham gia thử nghiệm sẽ phục tùng mệnh lệnh của người khác dù mệnh lệnh đó là giết người khác một cách vô cớ.  "đây là 1 tiêu đề rất quan trọng, cho nên tôi xin phép được nói rộng thêm. Xã hội Mỹ tự hào về sự tự do cá nhân, nhưng nghiên cứu của Tiến Sĩ Milgram chỉ ra rằng 62% số người Mỹ có khuynh hướng phục tùng. Và dù con số đó không chính sác, hay giả như con số chính sác là 10%, thì nó có nghĩa rằng, khi chính phủ Mỹ ra 1 quyết định gì đó (bất luận đúng hay sai) thì có ít nhất 25 triệu người Mỹ sẽ thi hành. Và nếu quyết định của chính phủ Mỹ là sai và tàn ác, thì nó có nghĩa rằng 25 triệu người thi hành điều ác. Và hãy áp dụng thống kê này vào nước khác, như Trung Quốc. Nếu chính phủ Trung Quốc ra 1quyết định sai lầm, thì có ít nhất là 100 triệu người Trung Quốc thi hành chính sách sai lầm.)

"Hầu hết chúng ta, trong những lúc khó khăn, thích nghĩ rằng chúng ta là những người tranh đấu trong bóng tối cho sự tự do, hay là những người tuần hành ủng hộ nhân quyền, hay là những người có nguyên tắc. Nhưng thật không may, những người ở trong tình huống đó sẽ nói với bạn rằng bạn không thực sự biết bạn sẽ hành động như thế nào cho đến khi bạn ở trong những tình huống đó. Đối với hầu hết chúng ta, sự không phục tùng quyền lực hay không tuân thủ các áp lực xã hội là rất khó."
"khi một nạn nhân bị đau và chủ thể cảm thấy rằng họ có thể làm điều gì đó để làm giảm nỗi đau, thì khi nạn nhân càng bị đau, phản ứng của chủ thể sẽ càng nhanh. Nhưng khi nạn nhân bị đau và chủ thể không biết mình sẽ phải làm gì, thì khi nạn nhân càng bị đau, chủ thể phản ứng càng chậm."
"Ở liên bang Xô Viết cũ, những người có quan điểm chính trị bất đồng được coi là kẻ mất trí, vì những quan điểm chính trị, hay ít ra là một phần các quan điểm chính trị đã được hình thành dựa trên những hoàn cảnh điều kiện lâu dài. Hơn nữa, bản thân văn hóa cũng là một vấn đề liên quan đến hoàn cảnh, điều kiện lâu dài. Và những người có nguyên tắc -- Saint Francis là một ví dụ tiêu biểu về kiểu người này, hay người sinh viên đứng trước những cái xe tăng trên quảng trường Thiên An Môn -- thường hành động theo cách mà hầu hết chúng ta coi là điên rồ."
"sự gia tăng hoạt động của phái tân Nazi hay hoạt động của bọn đầu trọc ở Đức, bọn chúng hoạt động mạnh hơn khi tình trạng thất nghiệp và dòng người lao động nhập cư tăng lên."
"Những người thể hiện đầy đủ tiềm năng đấu tranh cho (1) sự tự chủ và độc lập, và họ (2) chống lại đồng hóa văn hóa, có nghĩa là những áp lực xã hội mà hầu hết chúng ta dường như không thể chống lại. Họ không dễ bị gây ấn tượng bởi quyền lực và sự thịnh hành. Thay vào đó, họ dựa vào chính bản thân mình, vào những giá trị, lương tâm, lý lẽ và kinh nghiệm của chính họ. Họ có (3) những giá trị dân chủ, có nghĩa là họ cởi mở và cảm thấy thoải mái với những khác biệt về văn hóa hay những khác biệt cá nhân. Họ không chỉ khoan dung mà họ thực sự bị thu hút hướng tới những sự đa dạng, khác biệt. Và họ (4) chấp nhận người khác và chấp nhận bản thân mình chứ không như ai đó nói họ nên thế này, nên thế kia. Những dấu hiệu tinh tế hơn của việc bất tuân thủ của họ là sự thiên vị của họ đối với (5) sự cởi mở, không tính toán, cân nhắc trước, và (6) sự đơn giản hơn là sự giả vờ và không tự nhiên. Họ có khả năng (7) ngộ được những điều mà người khác coi đó là việc đương nhiên, và khả năng (8) sáng tạo cho phép họ ở trên những điều trần tục. Họ cũng tận hưởng (9) những mối quan hệ thân mật nồng ấm với một vài người bạn, và họ có khả năng tuyệt vời về (10) quan tâm xã hội. Trên thực tế, song song với nhân tố bất tuân thủ trong nhân cách của họ là nhân tố thậm chí còn quan trọng hơn, đó là tình thương, lòng trắc ẩn."
"Từ quan điểm lãng mạn về tình yêu và hôn nhân trong nền văn hoá của chúng ta, thật thú vị khi để ý thấy rằng trong hầu hết các nền văn hoá việc thất bại trong đêm tân hôn là căn nguyên của sự ly dị hay đổ vỡ. Trong nền văn hoá của chính chúng ta, sự khô khan và chứng bất lực thường là nguyên nhân của việc li dị. Sinh sản dường như có vai trò quan trong hơn chúng ta thừa nhận."
"Các nhà sinh học xã hội cho rằng sự giúp đỡ giảm dần theo mức độ xa cách trong quan hệ họ hàng. Lòng vị tha dựa trên tính ích kỷ di truyền"
"Tuy nhiên, con đực đánh nhau chủ yếu vì "gái". Nhưng cần chú ý rằng ở hầu hết các loài, những cuộc giao tranh "vì" con cái ít khi kết thúc bằng cái chết hay thậm chí là vết thương nghiêm trọng. Đó là bởi vì thi đấu chỉ là thi đấu."
"Lãnh thổ và vị trí thống trị -- đã từng được xem là cốt lõi của hành vi hung hăng"
"Sư tử tức giận bởi một điều gì đó xảy ra với bản thân nó. Còn chúng ta tức giận về những điều xảy ra với chiếc ô-tô, căn nhà, cộng đồng, quốc gia, tổ chức tôn giáo của chúng ta... Chúng ta mở rộng "cái tôi" của mình vượt ra ngoài giới hạn bản thân và những người thân yêu của mình, đến tất cả mọi vật mang tính biểu trưng. Phản ứng đối với việc đốt cờ là ví dụ gần đây nhất."
"bất lực xã hội dẫn đến bệnh trầm cảm"
"Vậy lời khen từ một người xa lạ có hiệu quả hơn lời khen của bạn đời, người khen bạn suốt cả năm."
"Nếu một người được nhận phần thưởng nhiều lần cho sự hung hăng, và/hoặc bị trừng phạt vì không hung hăng, anh ta sẽ thực hiện điều này nhiều hơn!"
"Người ta chỉ thị cho giáo viên lờ đi những hành vi hung hăng ở sân chơi trong khi họ khuyến khích những người có tinh thần hợp tác bằng cách chú ý và tán dương. Sự hung hăng ở sân chơi giảm đột ngột trong vòng hai tuần."
"Hầu hết các nhà tâm lý học không tán thành việc trừng phạt các hành vi mang tính hung hăng"
"Bởi việc trừng phạt chỉ làm đè nén hành vi mang tính hung hăng, chứ không phải là giải quyết tận gốc vấn đề này, chúng có thể sẵn sàng "bùng phát" bất kỳ lúc nào khi việc trừng phạt không còn."
"nghiên cứu này chỉ ra rằng xem hành vi bạo động trên ti vi dẫn tới (1)sự bắt chước cụ thể ở mức độ cao những hành vi hung hăng thậm chí khác thường, (2) "giảm khả năng kiềm chế"[8] chung đi và (3) sự chai l, có nghĩa là khả năng chịu đựng tốt hơn trước hành vi kích động của người khác trong xã hội"
"Những gì chúng ta nhìn thấy sau đó là sự thiết lập các liên minh - khi người chơi yếu hơn, liên kết để trở nên mạnh hơn. Đây thực chất là những điều mà tất cả những xã hội cộng hoà và dân chủ đang thực hiện."
"Một người dũng cảm là người làm việc bởi anh ta cảm thấy đó là việc đúng cần phải làm. Anh ta có được sự cảm nhận thông qua trực giác, kiến thức xã hội, hay lý do đạo đức, nhưng miễn là anh ta nhận thấy nó là việc đúng cần làm, và không có gì hơn, đó là lòng dũng cảm."
"Nhưng có một số công việc và khía cạnh của công việc có giá trị thực chất: Kỹ năng, phẩm chất, sự lành nghề, sáng kiến, khám phá, óc sáng tạo, cống hiến, nghĩa vụ... Những thứ này thoả mãn ý thức của bạn về bản thân, đề cao cuộc sống của bạn, đề cao cuộc sống của người khác, và nói chung để cải thiện thế giới. Nói cách khác, công việc có thể là một dạng hiện thực, có một giá trị trong bản thân nó, một thứ khiến cho cuộc sống có ý nghĩa."



"Thường thì chúng ta nhìn cái mà chúng ta muốn nhìn chứ không phải nhìn cái thực sự có ở đó.
Dưới đây là một danh sách những lý lẽ nguỵ biện tuỳ tiện không nghi thức, phỏng theo tác phẩm "Với lý luận giỏi" của S. Morris Engel. Đầu tiên là các nguỵ biện giả định: 1. Khái quát hóa. Ở đây chúng ta cố gắng áp dụng một quy tắc chung cho những trường hợp đặc biệt: "Là một thành viên trong hội các nữ sinh giàu có nhất trường đại học, do đó Susan phải là một trong những phụ nữ trẻ giàu có nhất ở trường đại học." Có phải như vậy không?
2. Khái quát vội vàng. Ở đây, một trường hợp đặc biệt được sử dụng như là cơ sở cho một quy tắc chung: "Tôi biết một người đại diện của hiệp hội và anh ta là một người kinh khủng. Tôi sẽ không tin tưởng bất kỳ ai trong số họ." Tại sao không?
3. Tách đôi ("đen hay trắng"). Ở đây, chúng ta phải chọn một hoặc trong hai sự phân biệt: "Chúng ta phải lựa chọn giữa an toàn và tự do. Và bản chất của những người Mỹ tốt đẹp là nhận lấy nguy cơ của sự tự do." Chúng ta có phải lựa chọn không? Tại sao chúng ta không thể có cả hai?
4. Lập lại vấn đề (chu kỳ xấu xa, lý lẽ vòng quanh). Thay vì đưa ra những minh chứng thực tế, chúng ta có thể nói lại kết luận mà chúng ta định đưa ra, và hy vọng rằng người nghe không chú ý: "Sở hữu chính phủ đối với ngành dịch vụ công cộng là nguy hiểm, bởi vì nó thuộc chủ nghĩa xã hội." Việc chính phủ sở hữu ngành dịch vụ công cộng là chủ nghĩa xã hội. Bạn vừa mới nói rằng điều đó là nguy hiểm bởi nó là như thế.
5. Ngôn ngữ cường điệu hay thành kiến (sự vu khống, gọi tên, nhồi nhét khẩu hiệu, ngôn từ xúc động,...). Nhắc lại kết luận trong ngôn ngữ "nóng": "Tên tội phạm bị kết án với một tội ác xấu xa nhất mà con người biết đến." Điều này chứng minh được cái gì hay không, hay chỉ là vấn đề làm người ta ghét hắn?
6. Phức tạp hoá vấn đề (vấn đề bịp bợm, dẫn dắt vấn đề,...). Hỏi một câu hỏi để dẫn dắt người khác tin rằng câu hỏi trước đã được trả lời theo một cách thức nào đó. "Trả lời có hoặc không: Bạn đã bao giờ từ bỏ những đường lối xấu xa của bạn chưa?" Nếu bạn nói rồi, điều này cho thấy bạn đã từng có những đường lối xấu; nếu bạn nói chưa, điều này cho thấy bạn sẽ có những đường lối xấu xa. Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn chưa bao giờ có chúng?
7. Biện hộ đặc biệt. Ở đây, chúng ta sử dụng cách nói có tiêu chuẩn kép: "Chiến thuật độc ác của kẻ địch, sự cuống tín, tấn công tự sát đã bị chặn đứng bởi các phương sách lạnh lùng của những người chỉ huy và sự tận tuỵ hy sinh quên mình của những người lính." Chiến thuật độc ác này có khác biệt với phương pháp lạnh lùng hay không? Người cuồng tín, tấn công tự sát có khác với sự hy sinh quên mình hay không?
8. Tương đồng giả tạo. Sự tương tự hay phép ẩn dụ để minh họa không chứng minh được điều gì: "Người Mỹ da đỏ cần phải hy sinh cho con đường đến với nền văn minh phương Tây; sau cùng bạn không thể làm món trứng ốp lếp nếu không đập vỡ một vài quả trứng." Cuộc sống và nền văn hoá của hàng triệu người có thể được so sánh với những quả trứng hay không? Điều gì khiến tương tự giữa món ốp-la phải làm cùng với lịch sử và đạo đức?
9. Sai nguyên nhân (post hoc ergo propter hoc). Ở đây chúng ta giả thiết các quan hệ nguyên nhân chưa được biểu thị. Cụm từ Latinh có nghĩa là "sau điều này, do đó bởi vì điều này." "Bạn nên vào trường Harvard, bởi vì tốt nghiệp Harvard kiếm được nhiều tiền hơn." Hay có thể họ có nhiều tiền hơn trước khi họ vào trường?
10. Luận đề không liên quan (kết luận không liên quan, bỏ qua vấn đề, làm mờ nhạt vấn đề, làm trệch hướng, tung hoả mù đánh lạc hướng, ...) Bày tỏ một điểm khác chứ không phải tập trung vào vấn đề. "Tôi không thấy lý do tại sao lại coi việc săn bắt là tàn bạo trong khi nó đem lại sự thú vị cho nhiều người và nó thậm chí còn tạo ra nhiều việc làm hơn." Vậy chúng ta nên dừng việc bàn luận về sự tàn bạo và bắt đầu nói về sự thú vị và công việc nha?
Nhữngnguỵ biện tiếp theo được gọi coi là sự nguỵ biện liên quan:
11. Công kích cá nhân (gồm có hình thức lăng mạ, hình thức suy diễn, đầu độc nguồn nước và hãy xem ai đang nói). Trong sự công kích cá nhân, chúng ta yêu cầu người nghe không đếm xỉa đến lý lẽ, mà xem xét xem chúng xuất hiện từ đâu: "Đây là lý thuyết về cách chữa ung thư mới được một người giới thiệu, người này được biết đến vì những quan điểm đồng tình với chủ nghĩa Mark của anh ta. Tôi không hiểu tại sao chúng ta lại dành cho anh ta sự quan tâm nhã nhặn của mình. "Tu quoque" (Tiếng Latinh có nghĩa "hãy xem ai đang nói!") là từ được dùng rất phổ biến: "Nếu bạn nghĩ cuộc sống công xã là một ý tưởng tuyệt với, tại sao bạn không sống trong chế độ công xã?" Các bậc cha mẹ thường đưa ra sự nguỵ biện này để khuyến khích con cái không mắc phải những sai lầm giống như họ.
12. Kêu gọi đám đông (yêu cầu đối với số đông). Điều này liên quan tới những lời thỉnh cầu điệu bộ đối với những bản năng thấp kém nhất của chúng ta, ví dụ tính ích kỷ, thói tham lam, đố kỵ hay tự phụ. "Bởi vì bạn là một thính giả của trường đại học, tôi biết tôi có thể nói với bạn về những vấn đề khó khăn một cách nghiêm túc." Ôi, cám ơn nhiều, hãy tiếp tục đi!
13. Kêu gọi lòng trắc ẩn. Đây là lời thỉnh cầu đối với những cảm xúc mềm yếu, sự đồng cảm của bạn: Hãy nghe, bạn có thể chịu đựng những chương trình từ thiện trên truyền hình? Hay lắng nghe những quảng cáo bán máy tính cho các bậc cha mẹ: "Bạn không muốn những đứa trẻ bị bỏ lại đằng sau xa lộ thông tin, đúng không? Bạn làm bố mẹ kiểu gì thế?".
14. Kêu gọi quyền lực. Đây là cách chúng ta dùng những người nổi tiếng, những nhóm liên quan, khoa học, truyền thống, tôn giáo,... "Thuốc lá đầu lọc Camel. Chúng không phải để dành cho tất cả mọi người." "Thức ăn dành cho mèo nhãn hiệu Meow. Những con mèo gọi tên nó!" "Sony. Hãy hỏi bất cứ ai." Điều này bao gồm công nghệ nổi tiếng được gọi là lời thỉnh cầu hợm hĩnh.
15. Đánh vào sự không biết. Địa vị của tôi hiện giờ là đúng bởi vì không có bằng chứng nào chống lại nó cả: "Có tồn tại những sinh vật thông minh sống ngoài trái đất vì không có ai có thể chứng minh điều là này sai." Sự thật của vấn đề này là, bạn không thể chứng minh sự không tồn tại của cái gì đó. Cho dù bạn trông có nghiêm khắc đến thế nào thì tôi vẫn luôn luôn có thể nói rằng bạn trông chưa đủ nghiêm khắc. Hãy tiếp tục: Chứng minh với tôi rằng kỳ lân biển không tồn tại xem.
16. Đánh vào sự sợ hãi. Đừng tức giận với tôi, điều này rất nguy hiểm: "Nếu bạn không kết tội kẻ giết người này, một trong số các bạn sẽ là nạn nhân tiếp theo của hắn." Điều này thường được sử dụng trong quảng cáo chất khử mùi."

"Tẩy não
Bước đầu tiên là tấn công vào sự đồng nhất, được biết tới nhiều hơn dưới thuật ngữ "phá vỡ" một con người hay "làm họ mềm ra." Có nhiều kỹ thuật khác nhau:
1. Làm giảm sức chịu đựng của cơ thể[14]. Khiến cho một người không ngủ được trong một khoảng thời gian dài -- đó là một kỹ thuật rất mạnh, sử dụng trong các trại tù binh và trong sự truyền bá hệ thống thờ cúng tôn giáo. Làm cho họ nóng bức, khó chịu, tù túng, vắt kiệt sức, ...
2. Môi trường dễ thay đổi[15]. Làm cho họ bối rối. Không bao giờ cho họ biết điều gì đang xảy ra. Không cho họ thấy cửa sổ, đồng hồ, lịch. Không cho họ biết khi nào (hay liệu) bữa ăn tiếp theo sẽ tới, hay không cho họ biết cơ hội được nghỉ ngơi hay ngủ tiếp theo. Những sinh viên Iran giữ những con tin người Mỹ, họ thậm chí bắt những con tin đi ra trước khi đội xử bắn đến, con tin chỉ nghe thấy tiếng hét "bắn," tiếng lách cách của súng trường hết đạn.
3. Đánh đổ lòng tự trọng[16]. Cho phép họ chỉ mặc những bộ quần áo nhục nhã (ví dụ những bộ quần áo ngủ kẻ sọc như của người tù ngày xưa -- và áo choàng bệnh viện!), hay không mặc gì. Cạo đầu họ (chúng ta dùng tóc để phân biệt bản thân và cảm thấy tự trọng -- do đó mới có chuyện cạo đầu gái điếm Pháp đã ngủ với Nazis). Gán cho họ một con số hay tên của ai đó, hay một số tính ngữ kinh tởm.
4. Tự phản bội[17]. Khiến một người tù "bán rẻ" bạn bè, người thân, kẻ đồng phạm... Tội lỗi giống như một chiếc vòng ở mũi -- bạn có thể khiến ai đó cảm thấy tội lỗi ở bất kỳ đâu một khi tội lỗi đã được xác lập. Ví dụ, Tiến sĩ Vincent, một bác sĩ Tây ở Thượng Hải, một ngày nọ ông bị bắt bởi năm người đàn ông có vũ trang và bị đưa đến "trại cải tạo" (tức là nhà tù), ông ta đã ở đó ba năm rưỡi. (Xem cuốn sách của J.C.C. Brown để có hình dung đầy đủ). Đầu tiên ông bị dẫn tới xà lim số 8 trong 12 xà lim, trong buồng giam có 8 người tù khác. Những người này là những người có "nhiều tiến bộ" trong việc cải tạo, và họ sẵn sàng "giúp đỡ" Vincent. Bị vây quanh bởi những người khác, Vincent bị "hành hạ" -- họ bắt ông phải thừa nhận rằng chính phủ không bắt người vô tội, và .... Điều này kéo dài trong 10 giờ. Nó được gọi là "đấu tố."[18] Sau đó, ông ta bị đưa vào phòng thẩm vấn -- một căn phòng nhỏ có một cái bóng đèn, một chiếc ghế cứng, một người thẩm vấn, một phiên dịch và thư ký. Người ta nói với ông ta rằng ông phạm tội chống lại nhân dân, rằng họ biết tất cả điều đó và bây giờ là lúc ông phải thú nhận. Vincent đã chịu đựng sự chất vấn trong 10 tiếng. Ông bị xích tay, bị trói và phải trở lại buồng giam cho những cuộc chiến tiếp theo. Ông không được phép ngủ, bắt buộc phải ăn bốc trong tư thế quỳ, và khi đi tiểu cũng cần phải có người giúp đỡ. Nói cách khác, ông ta bị tước bỏ toàn bộ phẩm giá. Trong cuộc thẩm vấn tiếp theo, ông ta bịa ra lời thú tội. Tất nhiên nó bị bác bỏ. Sự thú tội cho dù có đúng thì nó cũng bị từ chối -- họ không cần lời thú tội! Sau đó họ gửi ông ta lại phòng giam cho những cuộc chiến tiếp theo. Trong cuộc thẩm vấn thứ ba, ông ta kể lại mọi chi tiết trong cuộc đời mà ông ta có thể nhớ. Sau đó, họ ra lệnh cho ông ta kể lại những gì anh ta đã nói trong cuộc thẩm vấn với một trong những người bạn tù khi trở lại buồng giam. Tất thảy, ông mất tám ngày đêm để trải qua chu kỳ không ngủ này. Trong suốt tháng tiếp theo, sự thú tội được chắp nối lại với nhau. Trong suốt thời gian đó, ông ta hoảng sợ vì đã "phản bội" lại các bạn tù, bạn bè và họ hàng -- bởi vậy bây giờ ông cảm thấy tội lỗi, và nó chỉ còn là vấn đề liên quan đến việc hướng đến tội lỗi đó. "Bước" tiếp theo được gọi là sự khoan dung hay cơ hội -- có nghĩa là củng cố thêm. Mọi việc sẽ tốt đẹp hơn khi ông ta hợp tác với mọi người, và mọi việc sẽ xấu đi nếu ông ta không làm vậy. Những người tù thường quay sang yêu người thẩm vấn mình, vì đơn giản cai tù là người tù nhân thường nói chuyện, cai tù là người tháo dây trói ra, cai tù cho anh ta ăn, cai tù đưa cho anh ta điếu thuốc lá... Và "bước" tiếp theo là cải tạo: nhóm tội phạm ở trong cùng một phòng giam, "trưởng phòng" đọc một bài báo hay một cuốn sách và mỗi một thành viên phải thảo luận bài báo đó rồi chỉ trích lẫn nhau. Việc này được gọi là "học cách thể hiện bản thân từ quan điểm của người khác." Khi các quan điểm của bạn dường như "không đúng," bạn được yêu cầu "nhìn vào trong bản thân tìm ra căn nguyên của các xu hướng phản ứng của bạn." Nói cách khác, bạn không chỉ học để tranh luận với những người tù khác, và bạn còn học cách tranh luận với chính bản thân mình. Ở đây không có một sự bắt buộc bằng quyền lực nào cả. Mọi việc được thực hiện thông qua thảo luận. Nó không khác mấy so với những dạng thức lành mạnh của phương pháp trị liệu nhóm. Sự thẩm vấn lại được diễn ra một năm sau đó để sự "tinh chế." 14 tháng sau, một cuộc phỏng vấn để xem xét lại các vấn đề. Và cuối cùng, ông đã ký nhận vào bản thú tội trước ống kính camera. Sau đấy, ông bị trục xuất khỏi Trung Quốc. Đầu tiên, ông rất nhớ nhà tù và rất sợ chủ nghĩa tư bản. Nhưng cuối cùng ông đã bình tĩnh lại. Hầu hết mọi người đều bình phục lại khi có được cơ hội. Nhưng cần chú ý rằng, phần đông các nạn nhân của việc tẩy não đều không có cơ hội. Họ vẫn sống ở đất nước của mình, ở đó việc tẩy não của họ được những người xung quanh họ cũng cố. Họ không thể hồi phục."
 

Link tải sách ebook về sách tâm lý học: http://tuhieuminh.blogspot.fr/p/sach-tam-ly-hoc-tieu-thuyet-truyen-nuoc.html



Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire