Hôm ni theo chân một em nghiên cứu sinh năm 2 về ngành kĩ
thuật đi.... làm vườn. Đó là ý tưởng khởi nghiệp của em ấy nhằm xây dựng một
thương hiệu Việt trồng rau sạch bio để bán cho cộng đồng châu Á và có thể mở rộng
ra cộng đồng Pháp nói chung. Cùng đi với mình là một bạn nam khác cũng đang làm
nghiên cứu sinh. Băng qua con đường ven sông đầy cây xanh quen thuộc, băng qua
công viên Parc d'Ile d'Amour, là đến mảng đất canh tác rau sạch. Khi nghe em T.
giới thiệu đó là mảnh vườn của một "ông nông dân Pháp" mà em ấy đang
có ý định hợp tác. Trong đầu đã tưởng tượng ra hình ảnh những "ông già
Pháp" đáng yêu mà mình từng ngựt râu trước đây. Nhưng thật bất ngờ, ở đó tụi
mình làm quen và được hôn má với khoảng 6-7 anh chàng trai Pháp còn trẻ, ngời sức
trẻ, cơ bắp cũng bình thường đang đào đất, băng bạt cho mảnh đất cùng với một
cô bạn Pháp duy nhất. Trong số đó, cũng có một số người đang làm nghiên cứu
sinh và chỉ tham gia làm vườn để "thay đổi không khí". Họ kể rằng, mỗi
người đều có mảnh vườn trồng rau sạch riêng, và họ thường luân phiên giúp nhau làm vườn như thế. Vì thấy
dáng vẻ "nông dân thực thụ" của mình, họ giao cho công việc "vất
vả" nhất, phân loại rễ bạc hà và rễ cây dại...
Trong quá trình làm vườn, mình thỏa luận với em T. chi tiết
hơn về kế hoạch Start-Up của em ấy. Mình ủng hộ kế hoạch này ngay từ đầu biết
tin vì từ lâu mình ngắm nghía nền nông nghiệp Pháp đã mơ hồ nhận thấy, những
người nông dân Pháp đã dùng cái đầu ốc công nghiệp - quản lý để làm nông nghiệp
từ lâu chứ bản thân họ không còn là "nông dân cổ điển" nữa rồi. Trên
những cánh đồng rộng mênh mông của Pháp, bạn sẽ thấy hệ thống tưới nước tự động,
thấy các máy móc rải rác, thấy mọi thứ trên cánh đồng gọn gàng, sạch sẽ vô
cùng...cây cối tươi tốt, ngay hàng thẳng lối..mà rất hiếm thấy bóng người...Rồi
sản phẩm nào người ta cũng đăng kí thương hiệu, đăng kí bản quyền...Rồi người
ta thành lập nhiều hội, dịch vụ áp dụng ý tưởng chia sẽ kinh nghiệm hay sản phẩm
lẫn nhau...
Rồi trong thành phố, nhu cầu làm vườn của người dân để giải
trí càng ngày càng cao. Thành phố hiểu rõ nhiều hộ gia đình chung cư không có đất
làm vườn nên có nhiều dịch vụ "làm vườn chung". Tức đó là một mảnh đất
chung, ai muốn đăng kí làm vườn thì đăng kí một mảng đất nhỏ trong khu vườn
chung đó, họ sẽ được hướng dẫn về kĩ năng làm vườn, chăm sóc, thu hoạch này nọ...
Quay lại ý tưởng khởi nghiệp đó, mình đã từng tự hỏi nhiều lần
đi siêu thị Pháp có rất nhiều mặt hàng đặc sản của Việt Nam nhưng hình như
không có mặt hàng nào hoặc rất ít mặt hàng "made in VN" kể cả gạo, nước
mắm, bánh tráng, nem...cũng đều là Thái Lan, Indo, China làm. Các doanh nghiệp
Việt đang kèn cựa, cạnh tranh bán sống bán chết trong nước mà không thèm tấn
công thị trường này ? Hay các doanh nghiệp có tư tưởng muốn đánh mạnh ngành
công nghệ cao mà coi thường nông nghiệp ?
Dù sao, không biết VN có làm được con ốc vít gì đó hay không
? Điều mình biết chỉ là 60% dân Việt là nông dân, nhìn xung quanh mỗi người, mỗi
gia đình có 60% người làm nông. Chừng nào không thay đổi cách thức sản xuất
nông nghiệp, cái nền tảng thế mạnh ban đầu đó, thì những ngành dịch vụ khác như
kinh tế, ngân hàng, vận chuyển, ...y tế cũng đều đói meo râu:)
Vì vậy, nếu về nhà, mình cũng cố gắng có một mảnh vườn nhỏ,
để sau này thất nghiệp, chắc sẽ chuyển nghề làm nghề nông dân mới.