Hôm qua đi dự bảo vệ thèse (tiến sĩ) của một chị học chuyên ngành kiến trúc, đề tài về kiến trúc Huế. Muốn ghi nhắn gọn một số suy nghẫm bản thân.
(Ảnh coppy từ Google)
1. Hoa
Có rất nhiều sự khác nhau về cách chơi hoa của miềng với cách
chơi hoa của bọn Tây.
- Hoa ở trời Tây không
là thứ xa xỉ như ở mình. Hoa trở thành vật trang trí công cộng hết sức đỗi bình
thường, bạn có thể thấy những bông hoa đẹp, quý giá trên vỉa hè, chậu hoa công
cộng, ban công nhà của mọi người, công viên, thập chí là trong mỗi văn phòng làm
việc (chậu hoa chứ không phải bó hoa, bình hoa nhé).
- Xu hướng tặng hoa bọn Tây cũng giảm dần theo thời gian, mà
nếu có tặng họ cũng tặng rất giản đơn. Họ thích tặng chậu hoa, chậu cây hơn là
bó hoa to đùng. Mình có chia sẽ sự khác nhau về cách chơi hoa của mình và người Pháp.
Bà giáo người Pháp kể, trước đây mấy chục năm, dân Pháp cũng chơi hoa kiểu cũ
như mình thôi, nhưng theo thời gian, mọi người thay đổi dần. Ví như người ta kêu
gọi thay vì viếng vòng hoa to đùng vào đám tang ai đó, mà nên chuyển tiền
đó để ủng hộ các tổ chức thiện nguyện, các tổ chức giành cho bệnh nhân hiểm nghèo. Do đó , không khó hiểu chút nào khi Đại sứ quán Bỉ tại HN nhân một ngày lễ của mình đã gửi thư cho các khách mời là có đến thì không nên tặng hoa, mà nên giành tiền đó để ủng hộ cho Chương trình Cơm có thịt. Nên hiện nay, rất hiếm còn tồn tại các lẵng hoa to đùng vào đám tang. Hay ngay
trong lễ lược, việc tặng những bó hoa to đùng đã trở thành lạc mốt, lạc lõng và
trở nên khoa trương.
2. Huế
Mình đến muộn nên không hiểu rõ đề tài của chị ấy. Nhưng qua
cách đặt câu hỏi, nhận xét của các ông bà Pháp mình thấy một số thú vị là: họ bảo
là nên xem các giá trị văn hóa Huế không phải là cái gì "tĩnh", cái gì cổ xưa mãi
mãi không thay đổi, mà nên xem các giá trị văn hóa đó một cách "động" nghĩa
là luôn thay đổi để phù hợp với cuộc sống.
Và cùng một giá trị văn hóa hay kiến trúc văn hóa nên nhìn nó
từ nhiều góc độ, và tìm hiểu các quan điểm của những người dân khác nhau.
3. Kiến trúc
Trường kiến trúc nhìn bên ngoài cũ kĩ thôi rồi, chỉ có mỗi cái
cổng là sơn màu đỏ cho nổi, còn lại bên trong thì là khá cũ. Nhưng nhìn kĩ thì
không khó để nhận ra những đặc điểm khác biệt của một ngôi trường kiến trúc
- Mỗi lớp học như một xưởng, công trường thu nhỏ nơi các bàn
ghế trở thành bàn ghế để hí hoáy vẻ, khắc, trổ gì đó
- Tường treo đầy các triễn lảm ảnh của sinh viên về kí hóa,
kiến trúc
- Trên tường, nhiều ngõ ngách có nhiều hình thù kiến trúc rất độc
đáo, sáng tạo....
Ngỡ ngàng vì sự khác nhau "xấu xí, cũ kĩ" phía ngoài
ngôi trường và một "không khí đậm chất kiến trúc bên trong" đã làm mình
liên tưởng đến những ngôi nhà Pháp. Rất nhiều ngôi nhà Pháp nếu bạn nhìn bên
ngoài bạn thấy nó không có gì đặc biệt, nhỏ nhỏ, lè tè thậm chí không "hoành
tráng" xí nào so với một ngôi nhà mình hay thấy. Nhưng khi bạn bước vào không
gian bên trong ngôi nhà, bạn mới hiểu bạn bước vào một thế giới khác: nhà nhỏ
nhưng cực kì đẹp, ấm áp, tiện nghi, và có giá trị thẩm mĩ cao: nhiều đồ dùng bằng
gỗ, thảm, tường nhà hoa văn nhã nhặn, hài hòa, nhiều phòng khác nhau với thiết
kế riêng biệt...Họ chú trọng thực sự đến từng công năng chi tiết của ngôi nhà từ
gara để xe ngầm dưới lòng đất để tiết kiệm tầng 1, gác xép....
Mình chưa hề nghĩ mình hứng thú với kiến trúc, nhưng vì được
đến thăm nhiều ngôi nhà người Pháp, lần nào mình cũng thật sự thích thú với không
gian bên trong mỗi ngôi nhà ấy. Điều đó khiến mình tò mò muốn hiểu từng chi tiết
nhỏ để thiết kế một ngôi nhà nhỏ nhưng thực sự đầy đủ chức năng.
Ngôi nhà là không gian ấm áp nhất của mỗi người. Càng nhỏ càng
ấm. Càng thiết kế chu đóa, càng đầy đủ công năng. Một ngôi nhà ấm cúng phụ thuộc
chủ yếu vào không gian bên trong nó và tấm lòng của những vị chủ nhận sống trong đó đối xử với nhau.