Một bộ phim mình biết và xem cũng một chị gốc Việt lấy chồng Pháp tại gia đình chị ấy. Còn hai phim sau mình xem trên chuyến máy bay AirFrance để giết thời gian khi bày từ Paris sang Alanta, Mỹ. Không ngờ đó lại là hai bộ phim ấn tượng nhất về chủ đề chính trị - xã hội - chiến tranh mà mình đã từng xem.
1. « Voyage au bout de l’enfer » hay tên tiếng Anh là
« The Deer Hunter »
Đây là bộ phim Mỹ đầu tiên làm về cuộc chiến tranh Việt
Nam, được sản xuất năm 1987. Phim được bình chọn là bộ phim Mỹ xếp thứ 53 hay nhất mọi thời đại. Bộ phim kể về
3 người công nhân trẻ Mỹ tham gia cuộc chiến tranh và trải qua những chấn thương
về tâm lý nặng nề khi đi qua cuộc chiến tranh đó. Bộ phim tập trung khai thác
diễn biến tâm lý cá nhân thay vì nhìn cuộc chiến từ góc nhìn vĩ mô để quên đi
« thân phận con người ».
2. Mandela –
Long way to Freedom:
Bộ phim kể
về cuộc đời của nguyên tổng thống Nam Phi Mandela. Bộ phim sản xuất năm 1995.Câu
chuyện bắt đầu khi ông là luật sư để bảo vệ cho người da đen nhưng với những điều
luật phân biệt chủng tộc thời đó, hầu như vai trò của ông trở nên bất lực. Sau
một cuộc xung đột bạo lực giữa nhà cầm quyển thảm sát nhiều người da đen, ông cùng
bạn bè đã tham gia phong trào phản đối mạnh mẽ nhà cầm quyền. Và ộng bị bắt như
một tên khủng bố nên bị giam tù 27 năm trên một hòn đảo biệt lập với nhiều người.
Vợ và gia đình ông cũng bị liên lụy, vợ ông bị hạ nhục trong tù nhưng sau đó được
thả ra sớm. Và bà đã tham gia các phong trào phản đối chính quyển cũng như kêu
gọi thả tự do cho ông. Điều hay nhất và cảm động nhất của bộ phim có lẽ là khi ông
được thả ra, cũng là lúc ông nhận ra tư tưởng đấu tranh của ông và vợ đã không
còn giống nhau. Vợ ông muốn theo đuổi đấu tranh theo con đường bạo lực, còn ông
vẫn nhất quyết trước sau ủng hộ con đường phi bao lực. Sự xung đột tâm lý, những
quyết định trái ngược làm bộ phim mang đến thông điệp tinh tế. Lần đầu tiên mình
xem một bộ phim mà nước mắt lưng tròng vì một vị lãnh tụ, vị anh hùng mà sức mạnh
của họ không nằm ở hào quang chiến thắng mà thay vào đó cam chịu tù đày để chứng
mình cho lựa chọn phi bạo lực của mình.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire