1.
Thế giới như tôi thấy của Albert Einstein
Đây là quyển sách thu thập nguyên văn các
bài viết của Einstein liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau như chính trị, kinh
tế, tôn giáo, giáo dục, hòa bình, quân sự, tự do, ý nghĩa cuộc sống, tinh thần
dân tộc, tinh thần quốc tế, tôn giáo, khoa học…. Einstein được xem là nhà khoa
học vĩ đại nhất thế kỉ 20. Và điều mình thích thú nhất ở ông có lẽ là cách diễn
đạt trong sáng, thẳng thắn, dễ hiểu các vấn đề của cuộc sống (tất nhiên là trừ
phần ông viết về vật lý). Mình giờ có cảm giác sợ đọc các sách của người khác
viết diễn dịch về từ tưởng của những người nổi tiếng. Vì như ông đã viết trong
quyển sách về « Đám nhà báo » - người ta có xu hướng viết theo những
định kiến có sẵn của mình hơn là phản ánh chính xác quan điểm của người khác.Tuy nhiên, mình cũng tự ý ghi tóm gon ra đây các ý quan trọng theo cách hiểu của mình.
Quyển sách trình bày các quan điểm ngắn gọn
của ông về các câu hỏi lớn của cuộc sống như :
-
Ý nghĩa cuộc sống là gì ? Sống vì hạnh phúc của người khác và tự giải
phóng bản thân
-
Lý tưởng sống là gì ? Hướng đến sự chân –
thiện – mỹ
-
Con người liệu có tự do thực sự ? Con người
luôn bị thôi thúc bởi ngoại cảnh và nội tâm
-
Quan hệ giữa độc lập cá nhân và ý thức cộng đồng :
xã hội phải bảo đảm môi trường để hình thành một cá nhân sáng tạo, độc lập, chống
lại tư tưởng bầy đàn trì độn về tư duy và cảm xúc.
-
Lý tưởng chính trị ? Dân chủ
-
Bạo lực, chiến tranh, độc tài : bạo lực
luôn hấp dẫ những kẻ thấp kém về đạo đức. Nối nghiệp những tên bạo chúa thiên
tài luôn là những tên khôn kiếp
-
Sự tha hóa tinh thần dân chúng với hệ thống giáo
dục và báo chí : lý trí lành mạnh của dân chúng bị những tham vọng về kinh
tế và chính trị, thông qua trường học và báo chí làm cho bại hoại
-
Cái đẹp đẽ nhất của cuộc sống là khám phá những
bí ẩn của cuộc sống thông qua khoa học và nghệ thuật. Con người ngừng tò mò, ngạc
nghiên là ngừng tồn tại.
-
Tinh thần dân tộc hẹp hòi và tinh thần quốc tế
cao cả : con người cần giải phóng mình khỏi lợi ích của cá nhân, tiến lên
giải phóng mình khỏi sự ích kỉ của giai cấp, dân tộc để tiến đến phục vụ cho
tinh thần quốc tế cao cả. Đặc biệt, người dân của các quốc giả nhỏ lại có thuận
lợi trong cuộc giải phóng tư tưởng và hành động này.
-
Khoa học : mang lại những thành tựu trước mắt
nhưng nó cũng đem lại những vấn đề, hiểm họa lâu dài, một ví dụ đơn giản là bom
hạt nhân
-
Hòa bình : nền hòa bình của thế giới chỉ được
xây dựng khi các nước giải trừ quân đội, xây dựng niềm tin lẫn nhau và thành lập
một tòa án quốc tế có đủ pháp quyền. Loại bỏ nền giáo dục quốc phòng toàn dân,
quân đội nhân dân, chủ nghĩa yêu nước hiếu chiến
-
Sự phát triển của chính trị tụt hậu hơn sự phát
triển của kinh tế và khoa học nhưng nó lại đóng vài trò kiểm soát và điều hành
nhiều vấn đề của cuộc sống
-
Dẹp bỏ các thành phố lớn, không ủng hộ việc định
cư các nhóm người đặc biệt như tập trung người già vào viện dưỡng lão
-
Tâm lý : tính ích kỉ và tinh thần ganh đua
lại mạnh mẽ hơn tinh thần cộng đồng
-
Bi quan về hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp
nhà nước và các tập thể
-
Nhà nước là phục vụ dân chứ không phải dân đi phục
vụ nhà nước. Nhà nước điều tiết xã hội bằng các biện pháp và các biện pháp này
phải do các nhóm chuyên môn, độc lập đề ra.
-
Hủy bỏ mọi sự bao cấp
-
Chính trị không nên can thiệp vào các hoạt động
trao đổi văn hóa giữa các cá nhân, tự do học thuật, tự do ngôn luận, tự do theo
đuổi chân lý phải được đề cao tối đa
-
Văn hóa : đội ngũ làm văn hóa tuy không là
hoạt động quyết định sống còn của xã hội nhưng nó cần được tôn trọng và ủng hộ
-
Cần xây dựng khối hội đồng chung châu Âu
-
Tòa án phải độc lập với chính phủ
-
Chúng ta chỉ nên dành cho nhà nước những hy sinh
mang lại kết quả tốt đẹp cho sự phát triển tự do của các cá nhân
-
Nền hòa bình thế giới không phải xây dựng trên sự
thông minh và khôn ngoan mà phụ thuộc vào sự chân thành và sự tin cậy
-
Nhận xét về người Mỹ : vui vẻ, tự tin, lạc
quan, không tị hiềm. Ít tư tưởng cá nhân, giống người châu Á, và khác với người
châu Âu. Mỹ phát triển về kinh tế, kỹ thuật những nghệ thuật tạo hình và âm nhạc
thìm kém.
-
Tôn giáo : các hình thái phát triển của tôn
giáo : tôn giáo từ nỗi sự hãi, tôn giáo luân lý gắn với nhân tính, và đạo
vũ trụ không gắn với một nhân tính cụ thể (quan điểm của đạo Phật và các nhà khoa học như Democrit, Spinoza)
-
Khoa học là bạn của tôn giáo
-
Nên đưa tôn giáo sau khi loại trừ các phần mê
tín vào một phần của giáo dục
Thế giới cũng chẳng thể đánh giá
đúng sai những quan điểm của ông . Nhưng đó là tư tưởng của một trong những
bộ ốc vĩ đại nhất thế kí 20.
Link đọc sách online tại: http://minhtrietviet.net/lemontee/wp-content/uploads/2014/01/THE-GIOI-NHU-TOI-THAY-Tron-Cu%E1%BB%91n.pdf
Link đọc sách online tại: http://minhtrietviet.net/lemontee/wp-content/uploads/2014/01/THE-GIOI-NHU-TOI-THAY-Tron-Cu%E1%BB%91n.pdf
2.
Truyện tình cảm lãng mạn « Parce que je t’aime »
- Tên tiếng việt là « Bởi vì yêu » của Musso Guillaume.
Câu chuyện với kết thúc bất ngờ. Lời văn dung dị, đễ hiểu,
lãng mạn. Câu chuyện mang đến thông điệp quan trọng nhất là : nên học cách
tha thứ cho chính bản thân mình để có thể tiếp tục sống và trao yêu thương đi
3.
Truyện tình cảm lãng mạn « Je reviens te
chercher » - Tên tiếng Việt « Trở lại tìm nhau »
của Musso Guillaume.
của Musso Guillaume.
Câu chuyện nhằm đi tìm câu trả lời cho câu hỏi : liêu
con người có thể thay đổi được số phận ?
Câu chuyện với những gốc kể từng nhân vật tạo nên tính đa
chiều, hấp dẫn về suy tư.