Chánh
niệm là gì ?
Từ hơn 2 năm
trở lại đây, mình bắt đầu thực tập chánh niệm. Chánh Niệm (Mindfulness)
càng ngày càng được phổ biến sâu rộng hơn tại các xứ Âu Mỹ. Hiện nay trong các
nước này có các chương trình dạy Chánh
Niệm để giãm căng thẳng tại các trung tâm y khoa hoặc ở các trường đại học. Các
chương trình này không có tính cách tôn giáo, mặc dù Chánh Niệm xuất phát từ
Phật giáo. Chánh Niệm cũng được dạy cho các cầu thủ và lực sĩ để họ đuợc kết
quả khả quan hơn.
Chánh Niệm là
chú tâm đến những gì đang xảy ra ngay bây giờ (here) và trong
hiện tại (now), một cách không phê phán hoặc so sánh (chỉ nhận diện
đơn thuần), để thấy nó thật sự ra sao.
Cách thực
tập dễ nhất bắt đầu bằng việc quay về chú tâm theo dõi hơi thở vào ra của mình,
rồi từ từ nhận diện về cơ thể, cảm xúc, suy nghĩ và tâm trạng của mình. Có thể
nhận biết, gọi tên, mô tả được những gì đang xảy ra với cơ thể (thân) và tâm
của mình. Sau đó, có khả năng ý thức và nhận biết rõ những gì đang xảy ra xung
quanh (đối tượng/môi trường).
Lợi ích
là gì ?
Lợi ích thứ
nhất là tiết kiệm được năng lượng. Thực tập chánh niệm luôn bắt đầu bằng
việc đưa tâm ý của mình về nhận biết được hơi thở và cơ thể của mình.
Điều này làm cho tâm trí có cơ hội quay về neo đậu tại một điểm cụ thể,
gần gũi và không tán loạn đi quá xa và bảo toàn năng lượng. Bởi tâm trí
của chúng ta như chú khỉ hiếu động, suy nghĩ nhảy lung tung từ chủ đề này sang
chủ đề khác rất nhanh. Việc tâm trí nhảy quá nhanh và nhiều khiến bản thân bị
tiêu hao năng lượng như kiểu một chiếc máy tính mà mở quá nhiều chương trình và
phần mềm sẽ rất dễ bị “nóng máy” hay “treo máy” và làm việc không hiệu quả.
Lợi ích thứ
hai là giúp đưa bản thân từ người bị động thành người quan sát và
người kiến tạo. Việc nhận diện đơn thuần, gọi tên, mô tả được về cảm xúc,
suy nghĩ và tâm trạng của mình mà không phán xét giúp cho chúng ta có thể đóng
vai trò là người quan sát được dòng chảy “thế giới nội tâm” bên trong
của mình. Kiểu như người quan sát về “bức tranh” hay người lắng nghe
“bản nhạc” cảm xúc/suy nghĩ/tâm trạng bên trong của mình. Khi làm được điều đó,
chúng ta không còn đồng hóa mình là bức tranh đó, hay bản nhạc đó (người bị
động). Chúng ta có thể quyết định chuyển từ người quan sát sang người
kiến tạo (người họa sĩ hay người soạn nhạc) sau đó. Có nghĩa là sau giai
đoạn quan sát, lắng nghe để hiểu, chấp nhận, chúng ta có thể bước sang giai
đoạn của hành động, thay đổi, sáng tạo,thay đổi và làm chủ thế giới bên trong
đó của mình.
Lợi ích thứ ba là giúp chúng ta có những trải nghiệm mới và nhận ra nhiều điều nhỏ bé về bản thân và cuộc sống một cách sâu sắc. Có thể nói ngắn gọn là hiểu mình và hiểu đời, hay đại ngôn là “giác ngộ”. Có lẽ trong cuộc sống hiện đại ngày nay, nhắc đến từ “giác ngộ” là một điều gì đó “lạ lùng” và hơi “ảo tưởng”, đặc biệt là với người trẻ, nhà khoa học. Thử tìm hiểu ý nghĩa của từ này nhé. Giác ngộ là một từ Hán-Việt có nghĩa là: tỉnh ra mà hiểu rõ. Giác ngộ tiếng Pháp là éveil, hay illumination; tiếng Anh là awakening, hay enlightenment; bao hàm ý nghĩa: bừng tỉnh và chói lòa ánh sáng. Tiếng Pali và Sanskrit là bodhi (phiên âm là bồ-đề). Giác ngộ, bodhi là nhờ ở trí tuệ, là sự hiểu biết không phải chỉ bằng trí thức, lý luận, mà bằng sự cảm nhận sâu xa, bằng kinh nghiệm sống trực tiếp. Vậy hiểu theo kiểu đơn giản là chúng ta có những khoảng khắc có những cái thấy “mới”, do tự chúng ta trải nghiệm và chiêm nghiệm nên. Nó trở thành một cái thấy rất sống động, cá nhân. Những khoảng khắc đó làm bạn "yêu thương" nhiều hơn, "mỉm cười" nhiều hơn, "chấp nhận" nhiều hơn, “tự do” hơn và bạn “hạnh phúc” hơn.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire