Thương ca tiếng Việt
Dạo này hay viết sai chính tả. Sai dấu hỏi và dấu ngã, sai d hay gi. Nhiều khi không biết nên viết i hay y như trong từ dược sĩ/sỹ. Những người nước ngoài khi hỏi về tiếng Việt, câu đầu tiên họ hỏi thường là "tiếng Việt có phải cùng 1 từ có 5 dấu khác nhau, đọc nghe tương tự nhau nhưng nghĩa sẽ khác nhau một trời một vực. Như ma là gost, mạ là mother, má là một loại lúa non, mã là tomb (bia mộ)....Thật kinh khủng nếu gọi mạ mà thành ma Bất cừ điều gì cũng có đời sống của nó, và thay đổi theo thời gian cho tối ưu hơn. Đời sống Tiếng Việt quá khứ và hiện tại có nhiều điều ta chưa hiểu hết.
Dạo này hay viết sai chính tả. Sai dấu hỏi và dấu ngã, sai d hay gi. Nhiều khi không biết nên viết i hay y như trong từ dược sĩ/sỹ. Những người nước ngoài khi hỏi về tiếng Việt, câu đầu tiên họ hỏi thường là "tiếng Việt có phải cùng 1 từ có 5 dấu khác nhau, đọc nghe tương tự nhau nhưng nghĩa sẽ khác nhau một trời một vực. Như ma là gost, mạ là mother, má là một loại lúa non, mã là tomb (bia mộ)....Thật kinh khủng nếu gọi mạ mà thành ma Bất cừ điều gì cũng có đời sống của nó, và thay đổi theo thời gian cho tối ưu hơn. Đời sống Tiếng Việt quá khứ và hiện tại có nhiều điều ta chưa hiểu hết.
Có một điều mình nhận ra là vốn từ Việt đủ sức truyền tải các thuật ngữ chuyên môn đang rất ít. Điều này là do các sách dịch ở ta chưa nhiều, các hội chuyên môn chưa coi trọng việc đưa ra chuyển ngữ thống nhất các thuật ngữ chuyên môn quốc tế mới sang tiếng Việt kèm định nghĩa tương ứng của nó.
Nếu là một bài chuyên môn chuẩn quốc tế, thường bước đầu tiên người ta luôn đưa ra định nghĩa các thuật ngữ trước khi bàn luận sâu và xa về một chủ đề. Để tránh hiểu sai, hiểu không hết ý của thuật ngữ. Mình đã từng kinh ngạc khi thấy một bạn Pháp dùng quyển từ điển Pháp-Pháp to dùng để tra cứu nghĩa của từ tiếng Pháp khi đọc tài liệu. Còn mình thì chả bao giờ có giây nào tưởng tượng trong đời sẽ tra từ điển Việt-Việt.
Có quyển sách Đúng việc khá hot. Mình chưa đọc. Nhưng nó gợi cho mình ý nghĩ tầm quan trọng của dùng "Đúng từ - Đúng nghĩa". Định nghĩa của một từ là do con người nghĩ ra, và khoác lên từ chiếc áo chủ quan, thiên kiến của mình. Do đó, một từ thường sẽ có khuynh hướng positive (tích cực), neutral (trung tính), hay negative (tiêu cực). Do đó, có nhiều từ được dùng thông dụng hàng ngày nhưng khó tìm được định nghĩa đồng thuận của nhiều người. Đơn cử như từ "Dạy học tích cực", "cải tiến chất lượng", hay các từ to tát hơn như "Độc lập - Tự do - Hạnh phúc". Hay từ "dân chủ, quyền con người".
Có một vấn đề khác liên quan đến dùng ngôn ngữ để "câu giờ", "hình thức hóa" một sự kiện thay vì dùng với mục đích truyền thông những cái mới, cái hữu ích với người nghe. Đó là khi người nói nói theo các khuôn mẫu định sẵn, nói vô hồn, nói để nói chứ không phải nói để có người nghe, hay nói để giải quyết vấn đề. Chính vì sự cố này mà nhiều từ/câu tiếng Việt trở nên "bình thường", "mất sức sống", "mất ý nghĩa"....
Trong quyển Bí mật của nước tiết lộ, các phân tử nước hiểu ý nghĩa positive hay negative của mỗi ngôn từ. Ngay nước cũng hiểu, thì con người càng có khả năng hiểu một người qua ngôn từ hay dùng của người khác.
Và sức mạnh của một cá nhân/dân tộc cũng phần nào thể hiện thông qua số lượng các ngôn từ/cấu trúc câu phong phú được sử dụng, cũng như tần suất các ngôn từ khoa học được dùng, không quên kèm đánh giá sắc thái positive của các ngôn từ được dùng.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire