Đó là một câu trong bài báo cáo của một giáo sư Mỹ tại Hội nghị Indonesia. Tự nhiên suy nghĩ lung tung. Đi giữa các con đường ở Yogyakarta, thấy nhiều nơi bẩn thỉu, người dân còn lem luốc vì lao động rất nhiều. Số lượng dân thường có mức sống dưới trung bình ở Indonesia chắc còn cao. Tuy nhiên, việc nhìn thấy nhiều tầng lớp lao động mưu sinh ở đây không gợi lên cho mình sự “thương hại” mà lại là sự “kính nể”. Xã hội này cho phép tất cả mọi người đều có quyền mưu sinh chính đáng. Xã hội đó không xua đuổi những người đi bán hàng rong hay những người bán trên vỉa hè. Xã hội đó cũng không tịch thu các phương tiện mưu sinh lạc hậu như các xe xích lô ôm đã quá cũ. Xã hội đó cho phép người dân sống thật với năng lực của chính mình, vẫn còn nghèo và vẫn còn vất vả nhưng ai cũng có một công việc để làm, để mưu sinh, để tồn tại. Người dân đi trên đường đa số không màu mè, chải chuốt hay trang điểm. Đa số không nặng về hình thức bên ngoài. Tất cả chỉ tập trung vào hành động. Cả thành phố náo nhiệt và sinh động. Tầng lớp tri thức của xã hội này (có hay không có ẩn mình dưới những khăn trùm đầu kín đáo) nói tiếng Anh rất tốt. Những leader của khoa hay trường dù trẻ hay già đều nói tiếng Anh tốt đủ để tiếp thu tri thức mới từ Tây Phương và áp dụng cho đơn vị của mình, đủ để tự tin trình bày những kế hoạch, dự án, chương trình của chính mình đang triển khai.
Điểm đậu đại học quá cao, năm sau cao hơn năm trước đó là một chỉ dấu của “lạm phát điểm”. Có quá nhiều lớp sơn đẹp đẽ được phủ lên những tư duy cũ cố hữu tăng tiến.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire