Ngày 1
Những lợi thế của VN khi phát triển du lịch:
- Phù hợp với tích cách
của người dân VN: người VN có tính cởi mở, hiếu khách, chuộng Tây,
không thích những công việc có tính kỉ luật cao, chuyên môn cao, cần độ
tập trung cao.....Những tính cách này lại rất phù hợp để tham gia vào
các công việc đơn giản nhưng thú vị của du lịch như nhà hàng (lễ tân,
đầu bếp..), vận chuyển (lái xe), hướng dẫn viên du lịch, bán hàng lưu
niệm, tổ chức các hoạt động dịch vụ tại địa phương...
- VN năm có
thế mạnh nhiều điểm thu hút Du lịch nước ngoài: nhiều cảnh đẹp, đồ ăn
ngon, văn hóa phương Đông đặc trưng, lịch sử đặc biệt (đất nước là một
trong những nhân chứng sống của chiến tranh), bờ biển rộng....
- Đầu
tư ít nhưng hiệu quả: muốn phát triển du lịch được thì điều đâu tiên là
phải xây dựng mạng lưới giao thông, khách sạn tốt, hệ thống các dịch vụ
du lịch. Trong đó việc xây dựng giao thông không những phục vụ tốt cho
du lịch mà nó còn là động lực trực tiếp để phát triển mọi ngành kinh tế
khác. Mạng lưới giao thông là mạch máu của nền kinh tế. Nó sẽ thúc đẩy
năng lực kết nối giữa các địa phương và giúp cho sự chệnh lệch phát
triển giữa các địa phương bị thu hẹp.
- Là ngành du lịch xanh, bền
vững: nếu du lịch được phát triển đúng hướng với tư duy phát triển du
lịch xanh, du lịch sinh thái, du lịch dạng khám phá văn hóa tại địa
phương....thì nó là một trong những ngành kinh tế không khói tuyệt vời.
- Du lịch là một ngành thu ngoại tệ dễ dàng: những khách đi du lịch
thường sử dụng rất nhiều dịch vụ khác nhau, lại dùng ngoại tệ để chi
trả. Nên lợi nhuận ngoại tệ từ du lịch sẽ rất lớn. Hơn nữa, với sự phát
triển của công nghệ thông tin, vận tải, khách du lịch nước ngoài giờ đây
có thể đi du lịch xa một cách dễ dàng hơn trước rất nhiều.
- Du
lịch còn là động lực cho sự đổi mới của đất nước: việc tiếp xúc nhiều,
thường xuyên với khách du lịch từ nhiều đất nước khác nhau, sẽ giúp
người dân VN cởi mở hơn, tiếp xúc với các nền văn hóa khác nhau, các tu
duy, cách sống khác nhau. Sẽ là động lực lớn để người dân trở nên năng
động hơn.
- Du lịch nước ngoài phát triển sẽ tạo động lực cho du
lịch trong nước phát triển: khi đầu tư và lợi nhuận từ du khách nước
ngoài tăng lên, thì xu hướng sẽ giảm giá các dịch vụ du lịch. Từ đó dân
trong nước sẽ dễ dàng tiếp cận các dịch vụ du lịch chất lượng cao với
giá phải chăng. Khi người dân trong nước đi du lịch trong nước nhiều
hơn, sẽ giảm tư duy cục bộ, tăng tình yêu đất nước, tăng động lực làm
việc, tăng yêu cuộc sống.
Ngày 2 (viếp tiếp)
Hôm qua sau khi viết note về "Vì sao du lịch nên là mũi nhọn kinh tế của VN ?" Trên đường đi Lyon hôm qua, cứ suy nghĩ mãi về câu hỏi này. Và một điều nó cứ hiện lên trong tâm trí: một lí do quan trọng nhất nên là: (1) biến du lịch thành giải pháp cho an ninh - quốc phòng, (2) biến quá khứ đau thương (chiến tranh) thành nội lực, sức hút để phát triển du lịch.
Mình phân tích ý thứ 2 trước:
- Ý tưởng này xuất hiện đến là từ chuyến đi thăm Berlin, Đức. Không ai đi du lịch Đức lại không đến thăm bức tường Berlin, các bảo tàng về thời kì chia cắt đó, mọi ngõ ngách cả thành phố Berlin đều được biến thành những câu chuyện về bài học của sự chia cắt, sụp đổ, hợp tác, diệt chủng....Đức đã biến chính lịch sử lạ kì của Berlin, chính những đau khổ và bài học trong quá khứ của nước Đức thành sức hút du lịch của chính mình.
- Khi lần đầu dẫn ông giáo người Pháp về VN, nơi đầu tiên ông muốn đi thăm là "bảo tàng lịch sử" tại Hà Nội. Bởi chiến tranh với VN, tại VN luôn là một câu hỏi nhức nhối với cả người VN và người nước ngoài: cuộc chiến đã diễn ra như thế nào ? đau thương, mất mát từ hai phía ? lỗi lầm từ đâu ? làm sao tương lai không lặp lại bi kịch đó ? Những quyển sách, bộ phim về chiến tranh về VN vẫn được người phương Tây tìm đọc, để chiêm nghiệp sâu hơn bài học liên quan chiến tranh. Và nếu như tra cứu, sẽ thấy một trong những bảo tàng ở VN được khách du lịch nước ngoài ghé thăm nhiều nhất là các bảo tàng chiến tranh.
Phân tích ý thứ 1:
- Bạn thường không lên tiếng về một bất công nếu nó chẳng có chút liên quan gì đến bạn, hoặc bạn "không quen" đất nước đó. Nếu càng nhiều khách du lịch nước ngoài đến VN, được VN kể về câu chuyện chiến tranh một cách sâu sắc, tinh tế; lại được tiếp xúc với những con người VN hiền hòa, đất nước VN tươi đẹp. Thì mình có thêm một tiếng nói ủng hộ mình ? Điều này có hiệu quả hơn nhiều lần là biểu tình ? Đây là một giải pháp gián tiếp - mềm nhưng hiệu quả ?
- Nếu biến VN thành một nhân chứng sống về những đau thương trong chiến tranh, về thông điệp của hàn gắn, hòa bình; thì sẽ khó khăn hơn cho một nước lớn nào đó lại muốn nhấn chìm nó trong chiến tranh một lần nữa ?
Tuy nhiên, để đạt được hai mục tiêu trên, cách tiến hành thế nào mới quan trọng ?
- Người ta không thể chấp nhận anh nếu anh chỉ giới thiệu chiến tranh từ quan điểm "bị hại" của đất nước anh. Anh cần thẳng thắn hơn, can đảm hơn nhìn về nó từ nhiều góc độ. Liệu ta có giám:
+ Tổ chức các hội thảo xung quang các vấn đề chiến tranh, các mốc quan trong trong lịch sử ? Để giới học thuật, chuyên gia, người trong cuộc - ngoài cuộc, các bên ngồi lại với nhau, đưa ra những góc nhìn của riêng mình. Tháo gỡ những khúc mắc ?
+ Các bảo tàng của VN có hợp tác, học hỏi các bảo tàng lớn trên thế giới để làm phong phú, sinh động, và sâu sắc hơn các hoạt động, dịch vụ trong bảo tàng ?
+ Mỗi người VN có thực sự cầu thị, cởi mở để nghiên cứu nghiêm túc về chiến tranh để đưa ra cái nhìn khách quan, tổng thể hơn ?
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire