Thời
kì khai sáng (TKKS) (tiếng Anh: Age of Enlightenment;
tiếng Pháp: Siècle des Lumières), còn gọi là Thế kỷ Ánh
sáng, diễn ra vào khoảng thế kỷ 18 và là giai
đoạn đỉnh cao của Cách mạng tư tưởng trong triết học của phương Tây.
Thời
kì gắn liền với những cái tên nổi tiếng như Galileo, Newton, Voltaire, Jean-Jacques
Rousseau, Immanuel Kant và David
Hume.
Những đặc trưng chính của tư tưởng thời
kì này là:
+ Đề cao lý tính hơn cảm tính (suy
xét dựa trên lập luận, logic, luận chứng, chứng cứ), đây cũng là nền tảng cho
khoa học thực chứng (khoa học dựa trên kinh nghiệm, thử nghiệm đã được kiểm chứng)
phát triển sau này.
+ Tấn công sự chuyên chế về chân lý của
Giáo hội và Nhà nước (gắn với câu chuyện nổi tiếng về nhà thiên văn học
Galileo khám phá ra rằng trái đất không phải là trung tâm của vũ trụ như Giáo hội
tuyên truyền).
+
Vũ trụ là 1
cỗ máy do các định luật bất biến chi phối (định luật của tự nhiên) mà con người
không thể vượt qua. Trật tự tự nhiên hoàn toàn thống nhất và không phải do phép
màu hay bất cứ một việc làm thần thánh nào tạo ra.
Được
nguồn cảm hứng từ cuộc cách mạng tri trức khởi đầu bởi Galileo và Newton, trong
một bầu không khí ngày càng kém thiện cảm với quyền lực áp chế, trong những cuộc
khám phá của mình về cá nhân, xã hội, và nhà nước, các nhà tư tưởng Khai sáng
tin rằng có thể áp dụng tư duy có hệ thống cho mọi lĩnh vực của hoạt động con
người và đưa nó vào trong phạm vi chính phủ. Những người đi đầu phong trào tin
rằng họ sẽ dẫn thế giới vào một tiến trình từ một thời kỳ dài của truyền thống
nghi ngờ, sự phi lý, mê tín dị đoan, và độc tài mà họ gọi là Thời kỳ Đen Tối
(Dark Ages).
Phong
trào đã góp phần tạo ra cơ sở tri thức cho Cách mạng Mỹ và Cách mạng Pháp, phong
trào độc lập Mỹ La Tinh, và Hiến pháp Ba Lan ngày 3 tháng 5; và dẫn tới sự nổi
lên của chủ nghĩa tự do cổ điển, dân chủ, và chủ nghĩa tư bản.
Một
số nhân vật nổi tiếng thời kì Khai Sáng
Newton với định
luật hấp dẫn:
Định luật nổi tiếng của Newton cho rằng "mọi hạt vật chất trong vũ trị hấp
dẫn mọi hạt khác bằng một lực có giá trị bằng nghịch đảo bình phương của khoảng
cách giữa chúng nhân với tích của khổi lượng của chúng và hằng số hấp dẫn".
Từ định luật này, thật dễ dàng đi đến kết luận rằng mỗi sự kiện trong tự nhiên
bị quy luật vũ trụ chi phối, có thể phát biểu thành công thức một cách chính
xác như những nguyên lý toán học.
Lock với quan điểm
về chủ nghĩa duy cảm-duy lý: Cả cảm giác lẫn lí trí không thể tách rời
- cái này cung cấp cho trí tuệ nguyên liệu kiến thức thô và cái kia tác động để
chúng có có hình thức có ý nghĩa. Chính sự kết hợp thuyết duy cảm và chủ nghĩa
duy lý này trở thành yếu tố cơ bản trong triết học TKKS.
Voltaire-hiện thân tối cao trong
Thời kỳ khai sáng: Voltaire thể hiện
quan điểm rằng không cần đức tin để tin vào Chúa. Ông tin vào Chúa nhưng là niềm
tin lý tính. Thời kì này cũng đánh dấu cuộc đấu tranh cho tự do ngôn luận, tự
do tư tưởng với câu nói nổi tiếng của Voltaire "Tôi không chấp nhận một từ
nào của ngài cả, nhưng tôi bảo vệ cho đến chết quyền ngày được nói như thế".
Diderot với Bách
khoa toàn thư đầu tiên của thế giới: biên soạn Bách khoa toàn thư, nhằm mục
đích biên soạn một tóm tắt hoàn chỉnh kiến thức triết học và khoa học của thời
đại.
Thái
độ chung của những người đương đại, nhất là Voltaire, là xem thường thường dân,
xem họ như những người quê mùa, thô kệch phải chuộc tội vì sự dốt nát và tính
thô thiển. Nhưng đối với d'Alembert, đảm bảo duy nhất cho sự tiến bộ nằm trong sự
khai sáng phổ biến. Do đó, ông cho rằng chân lý của lí trí và khoa học
nên giảng dạy cho quần chúng với hy vọng sau cùng toàn bộ thế giới sẽ thoát khỏi
sự tăm tối và chuyên chế.
Tóm lại, thời kỳ
khai sáng có điểm khác biệt so với các thời kỳ trước đo là dám mạnh mẽ lên tiếng
bảo vệ quyền tự do con người, chống lại các thế lực chuyên quyền, có quan điểm
triết học lý tính, chống mê tín dị đoan một cách mù quáng.
Thời đó,
nước Phổ cũng có nhà triết học nổi
tiếng Immanuel Kant, viết về bản chất của trào lưu Khai Sáng. Trong luận văn nổi tiếng "Trả
lời câu hỏi: Khai sáng là gì ?", Immanuel Kant định nghĩa:
"Khai
sáng là sự thoát ly của con người ra khỏi tình trạng vị thành niên do chính con
người gây ra. Vị thành niên là sự bất lực không thể vận dụng trí tuệ của mình
một cách độc lập mà không cần sự chỉ đạo của người khác. Tình trạng vị thành
niên này do TỰ MÌNH GÂY RA, một khi nguyên nhân của nó không phải do sự thiếu
sót trí tuệ, mà do sự thiếu sót tính cương quyết và lòng dũng cảm, dám tự mình
dùng trí tuệ phục vụ cho mình mà không cần đến sự chỉ đạo của người khác.
Sapere aude! hãy có can đảm tự sử dụng trí tuệ CỦA CHÍNH MÌNH! Đó là câu phương
châm của Khai Sáng."
Tài
liệu tham khảo:
1. https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%9Di_k%E1%BB%B3_Khai_s%C3%A1ng
2. https://www.facebook.com/notes/vui-h%E1%BB%8Dc-ti%E1%BA%BFng-ph%C3%A1p/si%C3%A8cle-des-lumi%C3%A8res-ou-les-lumi%C3%A8res-en-france-th%E1%BB%9Di-k%E1%BB%B3-khai-s%C3%A1ng-%E1%BB%9F-ph%C3%A1p-/338172872976990
3. http://www.bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4279-4279-633735672097848750/Cuoc-cach-mang-tu-tuong-trong-the-ky-17-va-18/Thoi-ky-khai-sang.htm