Ở một mình và yên tĩnh cũng có cái giá trị của nó. Nó khiến bạn có thời gian để nhìn kĩ mình, trò chuyện với bản thân, và chất vấn về "con quỷ" trốn trong bạn.
Dạo này nó ngọ nguậy xuất hiện nhiều hơn.
Đó là khi bạn không đủ kiên nhẫn để cùng thảo luận cho đến đồng thuận một vấn đề cùng đồng nghiệp.
Đó là khi bạn "chớm vui" vì ai đó sơ sẩy.
Đó là khi bạn "chớm buồn" khi ai đó có niềm vui.
Con quỷ xuất hiện đôi khi dưới dạng suy nghĩ cũng đã là đáng sợ. Nếu đã là hành động thì kinh khủng hơn.
Có lẽ thiên thần và ác quỷ tồn tại song hành. Chính vì vậy mà tồn tại cả động từ "từ bi" và "sám hối".
Cái gì đúng thì phải đẹp. Còn cái đẹp chưa chắc đã đúng.
Cửa không mở. Bụi phủ đầy. Tim cỏ mọc - rông rêu.
lundi 29 mai 2017
Dược sĩ
Cuộc sống ở Việt Nam thật thú vị, ngồn ngột những vấn đề nảy sinh hàng ngày.
Cuối tuần trò chuyện cùng một em DS là giảng viên của một trường đại học non trẻ ở miền Nam, mới mở đào tạo dược đại học. Cập nhật thông tin là trường em đào tạo hơn 2.000 sinh viên dược đại học mỗi nằm, ở Sài Gòn giờ nhiều trường đào tạo đại học dược lắm. Các trường càng non trẻ, số lượng đào tạo càng khủng khiếp, cỡ nghìn trở lên. Trong khi trường Dược HN, lớn nhất nước cũng đào tạo mỗi năm 700-800, còn trường Dược TP HCM thì khoảng 300-400, còn Huế thì chỉ 100-200.
Nhiều người dự đoán là chỉ cần 3-5 năm năm nữa, đào tạo dược sẽ bão hòa. Cũng giống như thời xưa đào tạo IT hay kinh tế, hay ngân hàng một thời ế ẩm và sinh viên ra trường thì thất nghiệp dài dài.
Dược sĩ, bác sĩ rồi cũng sớm rơi vào tình trạng ấy.
Ở Pháp, mỗi năm cả nước Pháp đào tạo chỉ khoảng 400-500 dược sĩ. Vậy mà số lượng đó chỉ bằng 1/4 số dược sĩ đào tạo của một trường mới mở đào tạo dược tại Việt Nam.
Kì lạ là không thấy Hội nghề nghiệp dược gì lên tiếng, các trường đào tạo dược uy tín hơn cũng không lên tiếng để bảo vệ mình.
Ở nước ngoài, Hội nghề nghiệp dược sĩ là Hội có tiếng nói rất mạnh. Chính Hội đó đưa ra tiêu chuẩn, năng lực nghề nghiệp, cũng chính hội đó trao đổi cùng các trường để thiết kế chương trình đào tạo dược. Cũng các hội ấy đóng vai trò quan trọng trong cấp chứng chỉ hành nghề dược, rút giấy phép hành nghề....
Còn ai đứng ra bảo vệ danh dự, nhân phẩm và chất lương của người dược sĩ hơn là chính dược sĩ. Nhưng rồi những cá nhân xưa nay vốn im lặng nên mãi lặng im để tận hưởng cuộc đời mỗi ngày với bộn bề vấn đề mãi chưa cải thiện.
Cuối tuần trò chuyện cùng một em DS là giảng viên của một trường đại học non trẻ ở miền Nam, mới mở đào tạo dược đại học. Cập nhật thông tin là trường em đào tạo hơn 2.000 sinh viên dược đại học mỗi nằm, ở Sài Gòn giờ nhiều trường đào tạo đại học dược lắm. Các trường càng non trẻ, số lượng đào tạo càng khủng khiếp, cỡ nghìn trở lên. Trong khi trường Dược HN, lớn nhất nước cũng đào tạo mỗi năm 700-800, còn trường Dược TP HCM thì khoảng 300-400, còn Huế thì chỉ 100-200.
Nhiều người dự đoán là chỉ cần 3-5 năm năm nữa, đào tạo dược sẽ bão hòa. Cũng giống như thời xưa đào tạo IT hay kinh tế, hay ngân hàng một thời ế ẩm và sinh viên ra trường thì thất nghiệp dài dài.
Dược sĩ, bác sĩ rồi cũng sớm rơi vào tình trạng ấy.
Ở Pháp, mỗi năm cả nước Pháp đào tạo chỉ khoảng 400-500 dược sĩ. Vậy mà số lượng đó chỉ bằng 1/4 số dược sĩ đào tạo của một trường mới mở đào tạo dược tại Việt Nam.
Kì lạ là không thấy Hội nghề nghiệp dược gì lên tiếng, các trường đào tạo dược uy tín hơn cũng không lên tiếng để bảo vệ mình.
Ở nước ngoài, Hội nghề nghiệp dược sĩ là Hội có tiếng nói rất mạnh. Chính Hội đó đưa ra tiêu chuẩn, năng lực nghề nghiệp, cũng chính hội đó trao đổi cùng các trường để thiết kế chương trình đào tạo dược. Cũng các hội ấy đóng vai trò quan trọng trong cấp chứng chỉ hành nghề dược, rút giấy phép hành nghề....
Còn ai đứng ra bảo vệ danh dự, nhân phẩm và chất lương của người dược sĩ hơn là chính dược sĩ. Nhưng rồi những cá nhân xưa nay vốn im lặng nên mãi lặng im để tận hưởng cuộc đời mỗi ngày với bộn bề vấn đề mãi chưa cải thiện.
Inscription à :
Articles (Atom)